2.2 Tranh chấp hợp đồng tín dụng về lãi suất tại tòa án
2.2.1 Những điểm cần xem xét về lãi suất trong các quy định pháp luật thời gian
thời gian qua
Lãi suất vốn luôn là một vấn đề thời sự và “nóng bỏng”. Chính vì thế văn bản pháp luật điều chỉnh về lĩnh vực này rất phong phú đa dạng. Từ những văn bản pháp luật mang tính điều chỉnh chung như Bộ luật Dân sự đến những văn bản luật chuyên ngành (Luật Các tổ chức tín dụng, Quyết định, Nghị định, Thơng tư….) đều dành những điều khoản nhất định để điều chỉnh về vấn đề lãi suất. Có thể mục đích của những nhà làm luật ở đây là hướng tới việc kịp thời nắm bắt, thay đổi, điều chỉnh những biến động của tình hình lãi suất phù hợp với thị trường tiền tệ và nền kinh tế. Tuy nhiên, cũng chính từ việc bị điều chỉnh bởi quá nhiều văn bản pháp luật và những văn bản ấy đôi khi lại không rõ ràng, thậm chí khơng nói là mâu thuẫn lẫn
nhau đã gây khó khăn rất lớn đối với q trình thực hiện và áp dụng pháp luật. Và
sinh liên quan đến vấn đề lãi suất. Vì thế, thiết nghĩ rất cần thiết phải xem xét những quy định pháp luật về lãi suất để có một cách nhìn tồn diện và nhận thấy những sự
bất cập đang gây khó khăn cho quá trình giải quyết tranh chấp về vấn đề lãi suất.
Lãi suất trong hạn và cách tính lãi suất trong hạn khác nhau trong các quy
định của pháp luật.
Lãi suất trong hạn vốn là một điều khoản quan trọng và được ghi nhận rõ
ràng trong HĐTD. Xuất phát từ sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong HĐTD nên pháp luật ghi nhận quyền thỏa thuận, tự định đoạt của hai bên. Vì
thế, nguyên tắc điều khoản về lãi suất HĐTD cũng hình thành từ sự thỏa thuận ấy.
Nhưng, sự tự do ấy khơng phải là khơng có giới hạn, pháp luật có những quy định khác nhau để sự thỏa thuận lãi suất của hai bên nằm sự kiểm soát nhất định, hạn chế
việc lạm dụng nguyên tắc tự thỏa thuận, định đoạt để gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng.
Bộ luật Dân sự 2005 là văn bản pháp luật có giá trị cao nhất, điều chỉnh một cách khái quát nhất những quan hệ dân sự. Đối với quy định về lãi suất trong hạn, Bộ luật Dân sự không hề đưa ra định nghĩa cụ thể, chỉ đề cập gián tiếp đến nó ở khoản 5 Điều 474:
Trong trường hợp vay có lãi mà đến khi đến hạn bên vay khơng trả hoặc trả khơng đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo
lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian vay tại thời điểm trả nợ.
Với quy định này của BLDS làm phát sinh rất nhiều cách hiểu khác nhau.
Đầu tiên là về phạm vi điều chỉnh của quy định này, nó chỉ có thể được áp dụng riêng đối với những thỏa thuận lãi suất trong các hợp đồng vay thông thường hay
bao quát cả hoạt động cho vay tín dụng ngân hàng? Mặt khác, khái niệm “lãi trên nợ gốc” có thể được hiểu là lãi suất cho vay hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa ngân
hàng và khách hàng trong HĐTD được chăng?
Theo như cách diễn đạt của điều luật thì trong trường hợp đến hạn mà có sự
vi phạm (khơng trả, trả khơng đầy đủ) thì phát sinh nghĩa vụ trả lãi trên nợ gốc, và lãi nợ gốc này (tạm hiểu là lãi trong hạn) sẽ “theo lãi suất cơ bản”.
Ví dụ: Lãi suất cơ bản hiện tại do Ngân hàng Nhà nước công bố53 là 8%/năm, như
vậy nếu tranh chấp do vi phạm nghĩa vụ trả nợ xảy ra, Tòa án xét xử có thể áp dụng
53
Quyết định 1311/QĐ-NHNN ngày 01/06/2010 của Ngân hàng Nhà nước về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam.
mức lãi suất (8 x 150%)/12 = 1%/ tháng cho lãi trong hạn mà không phụ thuộc vào
điều khoản lãi suất mà các bên trong HĐTD tại thời điểm ký hợp đồng đã thỏa
thuận và lãi suất cơ bản của NHNN quy định tại cùng thời điểm đó.
Như vậy nếu hiểu theo cách diễn đạt trên thì phát sinh rất nhiều bất cập như: Thỏa thuận của các bên về lãi suất trong hạn ở những HĐTD dù được thực hiện theo đúng trình tự và quy định của pháp luật thì cũng sẽ khơng bao giờ phát sinh hiệu lực nếu khơng may có xảy ra tranh chấp.
Việc điều luật dùng lãi suất cơ bản tại thời điểm phát sinh tranh chấp để xác
định lãi suất trong hạn cũng không hợp lý, gây thiệt hại cho các chủ thể trong quan
hệ tín dụng ngân hàng. Đó là việc nếu như lãi suất cơ bản tại thời điểm cho vay cao
mà đến thời điểm trả nợ thấp thì chủ thể ngân hàng sẽ bị thiệt hại. Và ngược lại, nếu
tại thời điểm cho vay lãi suất cơ bản thấp mà đến thời hạn trả nợ cao thì người đi vay sẽ thiệt hại. Vấn đề đặt ra để hài hịa lợi ích cho các bên thì nên tính theo lãi suất cơ bản tại thời điểm vay.
Mặt khác, nếu chiếu theo quy định của điều luật có rất nhiều bất lợi cho các ngân hàng. Bởi lẽ, theo tinh thần của điều luật có vẻ như đang khuyến khích bên đi vay cố gắng vi phạm hợp đồng. Khi bên vay vi phạm HĐTD trong nghĩa vụ hoàn trả vốn và lãi, vụ tranh chấp được đưa ra giải quyết tại tòa và khoản lãi phải trả sẽ
được áp dụng theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định tại thời điểm
trả nợ. Và có thể là mức lãi suất này sẽ thấp hơn so với lãi suất mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Trong thực tế áp dụng của các ngân hàng, để đảm bảo quyền lợi cho mình, nội dung điều luật “Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay khơng trả hoặc trả khơng đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian vay tại thời
điểm trả nợ” đã được ngân hàng giải thích theo hướng: điều luật quy định nghĩa vụ
của người vay (ngoài những nghĩa vụ đã được quy định tại khoản 1 đến khoản 4
Điều 474 BLDS) tại thời điểm trả nợ thì phải chịu lãi suất trên nợ gốc mà những
khoản lãi này phải căn cứ vào lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm
vay tương ứng với thời hạn vay.
Quy định về lãi suất ở một điều luật khác trong BLDS 2005 lại đưa đến cách
hiểu khác: “Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại vay tương ứng”54.
54
Từ khi ra đời đến nay, đây là điều luật được giới chun mơn tranh luận rất nhiều. Nó khơng chỉ dừng lại ở phạm vi điều luật có có bao trùm lên những hợp đồng vay vốn ngân hàng hay khơng mà cịn liên quan đến giới hạn mà pháp luật quy định về lãi suất. Nếu xác định phạm vi của điều luật điều chỉnh cả quan hệ HĐTD thì phải
chăng dù cho phép các bên được thỏa thuận nhưng giới hạn cho vay tối đa không được quá 150% lãi suất cơ bản? Điều luật cho đề cập đến lãi suất cơ bản dùng để áp
dụng sẽ là lãi suất cơ bản ở thời điểm nào? Kết hợp với khoản 1 Điều 474 BLDS 2005 thì có thể hiểu rằng lãi suất cơ bản tại thời điểm phát sinh tranh chấp sẽ được
dùng làm căn cứ xác định lãi suất cho vay. Mặt khác cách hiểu lãi suất cho vay mà
các bên thỏa thuận không quá 150% lãi suất cơ bản này lại được chính Ngân hàng
Nhà nước trong một khoảng thời gian (tháng 5/2008 đến đầu năm 2010) công nhận:
1. Các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh (lãi suất huy động, lãi suất cho vay) bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố để áp dụng trong từng thời kỳ.
2. Định kỳ hàng tháng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố lãi
suất cơ bản. Trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố điều chỉnh kịp thời lãi suất cơ bản55.
Đối chiếu hàng loạt các quy định pháp luật về lãi suất rõ ràng nhận thấy giới
hạn về lãi suất trong Điều 476 BLDS 2005 đang mâu thuẫn với những văn bản pháp luật chuyên ngành ngân hàng. Tại các văn bản pháp luật chuyên ngành được ban
hành từ 2002 đến hiện nay khơng có mức giới hạn lãi suất cho vay56 mà cho phép lãi suất HĐTD được áp dụng cơ chế thỏa thuận. Như vậy sự mâu thuẫn, đối lập
đang tồn tại trong các quy định pháp luật về vấn đề này. Bộ luật Dân sự 2005 (kể cả
phần chung và Điều 476 mục 4 Chương XVIII) và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật không quy định trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật chung (Bộ luật Dân sự) và văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành ngân hàng quy định có sự khác nhau thì văn bản pháp luật chuyên ngành sẽ được áp dụng. Vì thế phải
chăng khi có tranh chấp HĐTD về lãi suất xảy ra thì sẽ giải quyết ra sao? Có phải Điều 476 BLDS 2005 đương nhiên sẽ được áp dụng?
55
Quyết định 16/2008/QĐ-NHNN ngày 16/05/2008 về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam.
56
Quyết định 546/2002/QĐ-NHNN ngày 30/05/2002.
Thông tư 07/2010/TT-NHNN ngày 26/02/2010. Thông tư 12/2010/TT-NHNN ngày 14/04/2010.
Năm 2010, cơ chế công nhận sự thỏa thuận về lãi suất giữa các bên trong HĐTD lần đầu tiên được ghi nhận một cách rõ ràng trong văn bản pháp luật chuyên
ngành có giá trị cao nhất đó là Luật Các tổ chức tín dụng. Kể từ khi Luật này có hiệu lực pháp lý, lãi suất trong HĐTD sẽ không nằm trong phạm vi điều chỉnh của BLDS nữa (không bị ràng buộc bởi lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố), vấn đề nhìn nhận về quan điểm, cách áp dụng trong thực tế sẽ đi đến hướng thống nhất, hạn chế được những mâu thuẫn đang tồn tại trong thời gian qua.
Lãi suất quá hạn và cách tính lãi suất quá hạn theo các quy định của pháp luật
Những quy định về lãi suất nợ qúa hạn là một căn cứ pháp lý quan trọng để các bên trong hợp đồng tín dụng tiến hành thực hiện thỏa thuận về lãi suất và cũng
là cơ sở để xác định số tiền vốn và lãi mà bên vay phải trả.
Nhìn chung, những văn bản pháp lý trước tháng 2 năm 199957 như Pháp lệnh
Hợp đồng dân sự 1991, Bộ luật Dân sự 1995, Luật Thương mại 1997… đều trao quyền quy định về lãi suất quá hạn cho Ngân hàng Nhà nước và lãi suất quá hạn
được xác định bằng một mức cụ thể, tạo điều kiện cho việc áp dụng được thuận lợi,
rõ ràng58. Theo quy định tại Thông tư liên tịch hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản quy định59: “Đối với các khoản tiền vay, gửi ở tài sản ngân hàng, tín
dụng, do giá trị của các khoản tiền đó đã được bảo đảm thông qua các mức lãi suất
do Ngân hàng Nhà nước quy định, cho nên khi xét xử, trong mọi trường hợp tòa án đều khơng phải quy đổi các khoản tiền đó ra gạo, mà quyết định buộc bên có nghĩa
vụ về tài sản phải thanh toán số tiền thực tế đã vay, gửi cùng với khoản tiền lãi, kể từ ngày khi giao dịch cho đến khi thi hành án xong, theo mức lãi suất tương ứng do
Ngân hàng Nhà nước quy định”. Và để làm rõ hơn nội dung quy định, Thơng tư đã
lấy một ví dụ cụ thể như sau: Tháng 1/1996, A vay ngân hàng 1.000.000 đồng (1 triệu đồng) với thời hạn vay là 6 tháng và với mức lãi suất là 1,75%/tháng theo Quyết định số 381-QĐ/NN1 ngày 28/12/1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Khi hết hạn hợp đồng A không trả được tiền vay và tiền lãi cho ngân hàng. Khi xét xử sơ thẩm vào tháng 10/1996 Tòa án quyết định A phải trả cho ngân hàng 1 triệu
đồng nợ gốc cùng với các khoản tiền lãi của số tiền đã vay, bao gồm tiền lãi theo
hợp đồng vay là 105.000 đồng (1.000.000 đồng x 1,75%/tháng x 6 tháng = 105.000
57
http://sites.google.com/site/toakinhte/1.
58
Từ tháng 1/1987 -> 11/1991, mức lãi suất nợ quá hạn lần luwọt là 6-8-10,8-15-18- 21%/ tháng. Từ tháng 11/1991 -> 01/1999 , mức lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn
Trương Thanh Đức (2008),Cơ sở áp dụng lãi suất quá hạn, Tạp chí Ngân hàng số 13, tr. 21-22. 59
Khoản 3 mục I Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19/06/1997 của Tòa án nhân dân Tối cao – Bộ Tư pháp – Bộ Tài chính.
đồng) và tiền lãi do nợ quá hạn từ tháng 7/1996 đến tháng 10/1996 là 105.000 đồng (1.000.000 đồng x 1,75% x 150% x 4 tháng = 105.000 đồng). Tịa án buộc A phải
chịu án phí dân sự sơ thẩm theo tổng số tiền phải thanh toán tại thời điểm xét xử sơ thẩm bao gồm 1.000.000 đồng tiền vay, 105.000 đồng tiền lãi theo hợp đồng và
105.000 đồng tiền lãi nợ quá hạn từ tháng 7/1996 đến tháng 10/1996. Trong trường
hợp cụ thể này, án phí dân sự sơ thẩm là 60.500 đồng (5% x 1.000.000 đồng +
105.000 đồng + 105.000 đồng = 60.500 đồng).
Bắt đầu từ tháng 2 năm 1999, lãi suất quá hạn đã không được xác định bằng mức cụ thể như theo quy định trong Quyết định số 381/QĐ- NHNN mà nằm dao
động trong một khoảng và có sự khơng rõ ràng trong các văn bản của pháp luật. Cụ
thể như sau:
Trong Bộ luật Dân sự 2005, lãi suất quá hạn có một căn cứ mới: “Trong
trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay khơng trả hoặc trả khơng đầy đủ thì
bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do NHNN công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ”60. Nếu căn cứ vào câu chữ
trong điều luật này thì lãi suất áp dụng đối với các khoản vay quá hạn tối đa chỉ
bằng lãi suất cơ bản do ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm trả nợ. Nếu hiểu theo cách trên thì sẽ mâu thuẫn với nguyên tắc trên thị trường tín dụng là các khoản vay quá hạn phải bị phạt với lãi suất cao hơn các khoản vay trong hạn, ngân hàng sẽ
là người bị thiệt hại. Thế nhưng trên thực tế, việc các Tòa án vẫn căn cứ vào khoản 5 Điều 474 BLDS 2005 này để tuyên về lãi suất q hạn khơng phải là khơng có61.
Mặt khác, theo quy định tại khoản 1 Điều 476 BLDS62 thì lại khơng thực sự rõ ràng khi đề cập về “lãi suất vay”. Câu hỏi đặt ra là: liệu lãi suất vay này chỉ là lãi suất trong hạn hay nó bao trùm cả lãi suất trong hạn và lãi suất quá hạn? Nghĩa là theo tinh thần của Điều 476 BLDS 2005 thì tối đa của lãi suất quá hạn cũng sẽ
không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do NHNN công bố. Theo tác giả, cách
60
Khoản 5, Điều 474 BLDS 2005.
61
Trong bản án số 80/2010/KDTM-ST ngày 29/6/2010 của TAND TP. Hà Nội đã căn cứ vào Khoản 5 Điều
474 để tuyên: “Kể từ khi án có hiệu lực pháp luật và bên được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án mà bên
phải thi hành chưa trả tiền thì cịn phải chịu lãi suất trên số tiền chậm trả theo mức lãi suất cơ bản của Ngân
hàng Nhà nước quy định tương ứng với số tiền và thời gian chưa thi hành án”. 62
“Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng