Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng

Một phần của tài liệu Thực trạng áp dụng biện pháp bồi thường thiệt hại trong việc bảo vệ người lao động và một số kiến nghị (Trang 58 - 60)

pháp bồi thường thiệt hại trong việc bảo vệ bồi thường thiệt hại

Như đã phân tích ở trên, luật lao động Việt Nam đã quy định khá toàn diện về biện pháp bồi thường thiệt hại trong việc bảo vệ người lao động như: bồi thường thiệt hại về tiền lương và lợi ích; bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và bồi thường thiệt hại do người sử dụng lao động vi phạm hợp đồng lao động. Đây là một biện pháp hữu hiệu, có vai trị rất lớn trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động, cũng như hạn chế hành vi vi phạm của người sử dụng lao động. Trong trường hợp có những sự cố khơng may xảy ra, người lao động phải gánh chịu thiệt hại về thu nhập, tính mạng, sức khỏe, việc áp dụng biện pháp bồi thường thiệt hại đã bù đắp một phần lợi ích kinh tế, giúp người lao động và gia đình họ bớt khó khăn trong cuộc sống.

Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng biện pháp bồi thường thiệt hại để bảo vệ người lao động vẫn còn một số điểm bất cập dẫn đến hậu quả là lợi ích của người lao động không được bảo vệ một cách toàn diện. Do đó, hồn thiện pháp luật lao động nói chung và pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với người lao động nói riêng là rất cần thiết; để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, đặc biệt là của người lao động. Một số lý do cơ bản sau đây sẽ cho thấy sự cần thiết khách quan của việc hoàn thiện các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với người lao động.

Thứ nhất, xuất phát từ những điểm chưa phù hợp, thiếu tính khả thi hoặc chưa đầy đủ của pháp luật hiện hành về bồi thường thiệt hại đối với người lao động

Trên thực tế, pháp luật lao động Việt Nam chưa phát huy được hết vai trò trong việc bảo vệ người lao động. Các quy định này còn nhiều bất cập, chắp vá,

59

thiếu một số vấn đề cần thiết; Nhà nước can thiệp khá sâu vào quan hệ lao động nhưng nhiều chỗ cịn bỏ ngỏ, thiếu tính linh hoạt trong vấn đề bảo vệ người lao động nói chung và bồi thường thiệt hại cho người lao động nói riêng. Bên cạnh đó, cũng có nhiều ý kiến cho rằng pháp luật lao động đang quá tập trung bảo vệ người lao động trong khi nhiều người lao động trình độ chun mơn thấp, ý thức tn thủ kỷ luật lao động kém.

Việt Nam đã là một nước thành viên của ILO (Tổ chức lao động quốc tế), trong điều kiện hội nhập kinh tế và tồn cầu hóa, hệ thống pháp luật Việt Nam cũng cần tiếp cận rộng rãi hơn với các tiêu chuẩn lao động quốc tế.

Do vậy trong quá trình xây dựng pháp luật lao động cũng cần chú ý đến thực hiện một cách đồng bộ, đồng nhất giữa văn bản pháp luật lao động với các văn bản pháp luật khác và nội luật hóa những điều ước quốc tế mà Việt Nam đã là thành viên. Xây dựng các quy định bảo vệ người lao động cũng cần phải xem xét trong mối tương quan lợi ích với người sử dụng lao động.

Thứ hai, xuất phát từ hiệu quả thực thi các quy định pháp luật lao động trong việc bồi thường thiệt hại đối với người lao động nhìn chung rất thấp

Việt Nam là nước đang phát triển nên nhu cầu sử dụng sức lao động ngày càng tăng. Theo số liệu thống kê về dân số và lao động của Tổng cục Thống kê, năm 2006, lực lượng lao động có việc làm là 43,34 triệu người, chiếm 97,9% lực lượng lao động cả nước. Tỉ lệ tăng trưởng việc làm 2,67%; cơ cấu việc làm tiếp tục chuyển dịch tích cực: Lao động trong khu vực dịch vụ chiếm 25,33%; công nghiệp và xây dựng chiếm 17,88%; nông nghiệp chiếm 56,79%. Lao động qua đào tạo chiếm khoảng 25%, trong đó 19% qua đào tạo nghề [10]. Như vậy, lực lượng lao động đang có việc làm là rất đơng. Cùng với đó là việc vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động vẫn diễn ra cũng khá phổ biến, gây bức xúc cho dư luận xã hội.

Trong khi đó, các quy định về bồi thường thiệt hại đối với người lao động lại có nhiều bất cập, gây vướng mắc trong quá trình thực hiện. Các quy định về thủ tục thực hiện việc bồi thường thiệt hại đối với người lao động chưa đáp ứng được yêu

60

cầu của thực tế; thời gian giải quyết tranh chấp lao động về bồi thường thiệt hại còn kéo dài; nhiều trường hợp đã có quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhưng người sử dụng lao động vẫn không bồi thường thiệt hại cho người lao động.

Do đó, để tạo tâm lý yên tâm cho những người khi tham gia vào các quan hệ lao động, pháp luật cần thiết phải được xây dựng dựa trên mối quan hệ biện chứng với sự phát triển của kinh tế và xã hội để có được những quy định phù hợp với thực tế, khắc phục những hạn chế và dần hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Thứ ba, xuất phát từ vai trò của biện pháp bồi thường thiệt hại trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động

Bồi thường thiệt hại là biện pháp hữu hiệu trong việc bảo vệ người lao động. Mục tiêu mà người sử dụng lao động và người lao động hướng tới khi tham gia quan hệ lao động là lợi ích kinh tế. Người sử dụng lao động bằng mọi cách để đạt được lợi nhuận cao nhất, còn đối với người lao động thì tiền lương cũng như các khoản thu nhập khác là điều họ quan tâm nhất. Trong bối cảnh người lao động rất dễ bị thiệt hại do hành vi vi phạm của người sử dụng lao động, các quy định về việc áp dụng biện pháp bồi thường thiệt hại đối với người lao động đã góp phần quan trọng trong việc trực tiếp bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Biện pháp bồi thường thiệt hại không chỉ bù đắp những thu nhập bị mất, những tổn thất về tinh thần cho người lao động, mà cịn góp phần rất lớn trong việc hạn chế hành vi vi phạm của người sử dụng lao động, nâng cao ý thức của họ trong việc tôn trọng và đảm bảo các quyền lợi cho người lao động theo quy định của pháp luật.

Vì những lý do trên, hồn thiện các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với người lao động trong quan hệ lao động là một yêu cầu mang tính khách quan, phù hợp với địi hỏi của thực tiễn.

3.2. Hồn thiện các quy định về bồi thường thiệt hại nhằm bảo vệ người lao động

Một phần của tài liệu Thực trạng áp dụng biện pháp bồi thường thiệt hại trong việc bảo vệ người lao động và một số kiến nghị (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)