Nâng cao năng lực của các cơ quan Nhà nước hữu quan trong

Một phần của tài liệu Thực trạng áp dụng biện pháp bồi thường thiệt hại trong việc bảo vệ người lao động và một số kiến nghị (Trang 69 - 77)

3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp bồ

3.3.3. Nâng cao năng lực của các cơ quan Nhà nước hữu quan trong

bảo vệ người lao động

Các quy định của pháp luật cho dù có chặt chẽ như thế nào chăng nữa nhưng muốn được thực hiện một cách nghiêm minh, triệt để thì cũng cần đến vai trò rất quan trọng của cơ quan thanh tra, xét xử và đặc biệt là những người thi hành cơng vụ… Do đó, để nâng cao năng lực bảo vệ người lao động, các cơ quan Nhà nước cần phải thực hiện một số biện pháp cơ bản sau đây:

Thứ nhất, tăng cường công tác thanh tra, giám sát trong lĩnh vực lao động.

Thực tế cho thấy, số vụ tai nạn lao động do vi phạm những quy phạm kỹ thuật an toàn chiếm tỉ lệ rất lớn, nguyên nhân một phần cũng do sự lỏng lẻo trong công tác thanh tra, giám sát về an toàn lao động gây nên. Cho nên cần tăng cường việc kiểm tra, thanh tra các doanh nghiệp ở các cơ sở có nhiều nguy cơ gây tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, kiểm định chất lượng mơi trường làm việc, độ an tồn của máy móc thiết bị… Việc thanh tra, kiểm tra còn được tiến hành đối với việc người sử dụng lao động có thực hiện đóng bảo hiểm bắt buộc cho người lao động hay không. Nâng mức xử phạt hành chính cao hơn đối với các doanh nghiệp vi phạm, có thể xử phạt thành nhiều lần nếu sau khi kiểm tra, thanh tra người sử dụng lao động vẫn vi phạm, không cải thiện môi trường làm việc.

Thứ hai, tập huấn cho người lao động về các kỹ năng phòng tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

Người sử dụng lao động cần phối hợp với các đơn vị chuyên môn để tập huấn cho người lao động về các kỹ năng trong lao động để tránh tai nạn lao động và trang

70

bị các thiết bị bảo hộ cần thiết để hạn chế bị bệnh nghề nghiệp. Xử lý nghiêm những người lao động không tuân thủ các quy định về an toàn lao động, coi đây là một quy định bắt buộc trong Nội quy của đơn vị. Đồng thời phát động các phong trào sáng kiến cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, trong làng nghề… hướng tới xây dựng văn hố an tồn nơi làm việc.

Thứ ba, đơn giản hóa một số thủ tục hành chính.

Có q nhiều thủ tục, giấy tờ trong việc hoàn thiện hồ sơ bồi thường cho người lao động. Trên thực tế, có những trường hợp mức bồi thường không lớn nhưng thủ tục quá nhiêu khê, mất thời gian nên người lao động đã từ bỏ quyền lợi của mình, điều này đã gây thiệt hại về kinh tế cho người lao động. Do đó để tránh tình trạng này, cần hỗ trợ người lao động trong việc nhận bồi thường không chỉ từ giai đoạn làm thủ tục mà cả khi yêu cầu người sử dụng lao động thi hành nghĩa vụ bồi thường của mình.

Trên đây là những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao tính khả thi của pháp luật lao động khi quy định về vấn đề bồi thường thiệt hại đối với người lao động, đồng thời nâng cao hiệu quả thực thi biện pháp này trong thực tiễn bảo vệ quyền lợi của người lao động. Cùng với những biện pháp bảo vệ khác, quyền lợi hợp pháp và chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động sẽ được bảo vệ ở mức độ tốt hơn, góp phần hạn chế sự yếu thế của người lao động khi tham gia thị trường lao động trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay.

71

Kết luận chương 3

Tóm lại, việc hồn thiện pháp luật lao động nói chung và các quy định về bồi

thường thiệt hại trong việc bảo vệ người lao động nói riêng là cần thiết. Cụ thể, cần sửa đổi một số quy định để bảo vệ người lao động hợp lí hơn, ví dụ: thành lập “Quỹ bồi thường tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp”, quy định thêm mức bồi thường trong trường hợp trả lương chậm hoặc trả lương thiếu, hoặc quy định về mức bồi thường cụ thể với những thiệt hại về tinh thần… Bên cạnh đó cũng hoàn thiện một số giải pháp nhằm nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật; xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm; nâng cao năng lực bảo vệ người lao động của cơ quan Nhà nước hữu quan, các tổ chức đại diện cho người lao động, tăng cường sự quản lý thị trường lao động và có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, tổ chức này… để pháp luật ngày càng phát huy được vai trò trong cuộc sống.

Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, thì các quy định của pháp luật là căn cứ cần thiết để các chủ thể điều chỉnh và thực hiện hành vi của mình. Có như vậy, người lao động sẽ yên tâm lao động sản xuất; người sử dụng lao động không trốn tránh được trách nhiệm khi gây thiệt hại cho người lao động, còn các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ có căn cứ để xử lý các vi phạm pháp luật.

72

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, bảo vệ người lao động trở thành nhiệm vụ cơ bản của luật lao động để tránh những tác động tiêu cực của sự phát triển kinh tế đến việc làm và đời sống của họ. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này, khi mà lợi ích kinh tế ln là mục tiêu hàng đầu của các bên thì tình trạng xâm hại đến lợi ích của nhau, đặc biệt là sự xâm hại của người sử dụng lao động đối với người lao động diễn ra ngày càng nhiều. Người sử dụng lao động có thể gây thiệt hại cho người lao động về tiền lương, về tính mạng, sức khoẻ hoặc có thể về danh dự, nhân phẩm. Pháp luật lao động cũng đã có quy định nhiều biện pháp để bảo vệ người lao động, trong đó có biện pháp bồi thường thiệt hại được coi là hữu hiệu và có giá trị về mặt kinh tế để bù đắp những tổn thất mà người lao động phải gánh chịu.

Tuy nhiên, trong các quy định về bồi thường thiệt hại này vẫn còn một số nội dung chưa phù hợp như: mức bồi thường cịn thấp, chưa mang tính khả thi, chưa có quy định về bồi thường cho người lao động bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm… Và trên thực tế cho thấy, việc thực hiện các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại còn chưa được triệt để, các vi phạm chưa được phát hiện, xử lý kịp thời. Do đó, trong quan hệ lao động, quyền lợi của người lao động rất dễ bị xâm hại nhưng phải lúc nào cũng được pháp luật đảm bảo.

Do đó, cần thiết phải tiếp tục hồn thiện pháp luật lao động về bảo vệ người lao động nói chung và trong lĩnh vực bồi thường thiệt hại nói riêng. Trên cơ sở các yêu cầu hoàn thiện đặt ra phù hợp với giai đoạn hiện nay, hệ thống pháp luật hiện hành cần được sửa đổi một số quy định còn bất cập để việc bảo vệ người lao động hợp lý, linh hoạt và bền vững hơn. Một số nội dung mới cũng cần được nghiên cứu, bổ sung để bảo vệ người lao động hiệu quả hơn, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên việc sửa đổi pháp luật này cần theo hướng nâng cao năng lực tự bảo vệ của người lao động, đảm bảo sự hài hịa giữa lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động; đồng thời giảm thiểu sự can

73

thiệp của Nhà nước đến mức thấp nhất và mở rộng cơ chế dân chủ có sự tham gia của ba bên… Bên cạnh đó, các cơ quan Nhà nước hữu quan, đặc biệt là các cơ quan quản lý, thanh tra, xét xử cũng cần nâng cao năng lực nhận thức, kiện toàn phương thức hoạt động và tổ chức bộ máy để quản lý ngày càng hiệu quả quan hệ lao động và thị trường lao động theo đúng pháp luật, đáp ứng yêu cầu bảo vệ người lao động trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Mặc dù đã rất cố gắng, trong quá trình nghiên cứu đề tài ““Thực trạng áp

dụng biện pháp bồi thường thiệt hại trong việc bảo vệ người lao động và một số kiến nghị“ chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi những sai sót. Một số đề xuất trong luận

văn có thể được đồng tình nhưng cũng có thể có những luồng ý kiến khác nữa. Vì vậy, tác giả rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn đọc để luận văn càng hoàn thiện hơn.

74

ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN VĂN

Sau khi phân tích một số quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại trong việc bảo vệ người lao động, luận văn đưa ra một số điểm mới sau:

1. Mức bồi thường trong trường hợp người sử dụng lao động trả lương chậm trong những trường hợp đặc biệt (Điều 59, BLLĐ): ngoài khoản tiền lương phải trả, người sử dụng lao động phải bồi thường thêm cho người lao động một khoản tiền. nên xác định cao hơn mức lãi suất tiền vay quá hạn tại các ngân hàng thương mại từ 5 - 10% là hợp lý.

2. Bổ sung quy định để bảo vệ người lao động thực tế bị nghỉ việc không hưởng lương nhưng quan hệ giữa các bên chưa chấm dứt.

Trong trường hợp này, nếu người sử dụng lao động khơng bố trí được việc làm cho người lao động, cho họ phải nghỉ việc thì phải trả lương ngừng việc cho họ (Điều 62, BLLĐ). Nếu cho họ nghỉ việc không trả lương trong một thời gian nhất định, ví dụ từ hai tháng trở lên mà đơn vị chưa bố trí được việc làm, thì người lao động có quyền chấm dứt hợp đồng lao động và yêu cầu được bồi thường do bị dư thừa lao động. Tuy nhiên việc bãi ước này thường có nguyên nhân từ việc người sử dụng lao động gặp khó khăn khác với việc họ chủ động thay đổi cơ cấu cơng nghệ để có lợi nhuận cao hơn nên quy định mức bồi thường thấp hơn, có thể bằng ½ mức bồi thường của trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ.

75

Văn bản pháp luật

1. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992

2. Bộ luật lao động của nước CHXHCN Việt Nam năm 1994

3. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động năm 2002, 2006, 2007. 4. Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006

5. Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

6. Nghị định số 11/CP ngày 06/07/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất

7. Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

8. Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ Luật lao động về tiền lương. 9. Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/04/2003 của Chính phủ quy định chi tiết

và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về việc làm.

10. Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/05/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động. 11. Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH của Bộ Y tế, Bộ Lao

động – Thương binh và Xã hội ngày 20/04/1998 hướng dẫn thực hiện các quy định về bệnh nghề nghiệp.

76

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Lao động – Thương binh và xã hội (2008): Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện cơng tác an tồn, vệ sinh lao động năm 2002 - 2007, Hà Nội.

2. Công đồn Bộ Giao thơng Vận tải (2008): Báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết Đại hội VII và phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ VIII (2008-2013), Hà

Nội

3. Đại học Luật Hà nội (2006): Giáo trình Luật lao động, Nhà xuất bản công an. 4. Đại học Luật Hà nội (2006): Giáo trình Luật dân sự Việt Nam tập II, Nhà xuất

bản công an.

5. Liên đoàn Lao động Tp.HCM (2008): Tài liệu hội thảo Bảo vệ mơi trường và

an tồn lao động, Tp.HCM

6. Nguyễn Ngọc Lan (2004), Vấn đề bồi thường thiệt hại theo pháp luật lao động

Việt Nam, luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Hà (2005), Bảo vệ người lao động bằng biện pháp kinh tế theo pháp luật lao động, khoá luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội.

8. PGS.TS. Nguyễn Đức Khiển (2003): Lao động với môi trường và an toàn lao

động, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.

9. Tôn Trung Phạm (chủ biên) (1995): Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và cơng đồn. Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.

10. Tổng cục Thống kê Việt Nam (2008), Cơ cấu lao động đang làm việc tại thời

điểm 1/7 hàng năm phân theo thành phần kinh tế và phân theo ngành kinh tế,

Hà Nội

11. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2004): Tài liệu hội thảo Những tác động

đối với người lao động và cơng đồn Việt Nam khi gia nhập WTO, Hà Nội.

12. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2003): Văn kiện Đại hội Cơng đồn Việt

77

13. TS. Nguyễn Thị Kim Phụng (2006), Pháp luật lao động với vấn đề bảo vệ người lao động trong điều kiện kinh tế thị trường của Việt Nam, luận án tiến sĩ

luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

14. TS. Nguyễn Hữu Chí (chủ biên) – Ths. Đỗ Gia Thắng (2006), Chế độ bồi thường trong luật lao động Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội

15. Viện Ngôn ngữ học (1998): Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng

16. Việt Dũng: “Người sử dụng lao động – đối tượng cần hướng tới để đảm bảo an tồn lao động”, Tạp chí Cộng sản (số 06/2008), Hà Nội

Các Website: 17. http://inside.vtv.vn/VN/TrangChu/TinTuc/CKX/2005/10/28/80729/ 18. http://www.csr.vn/index.php?view=article&catid=34%3AQuan+h%E1%BB%8 7+lao+%C4%91%E1%BB%99ng&id=474%3Ara-toa-vi-sa-thi-cong-nhan-trai- lut&Itemid=52&option=com_content 19. http://www.nld.com.vn/tintuc/cong-doan/quyen-nghia-vu/145817.asp 20. http://www.qdnd.vn/qdnd/baongay.xahoi.chinhsachxahoi.12196.qdnd 21. http://www2.thanhnien.com.vn/Xahoi/2006/5/30/150276.tno 22. www.nld.com.vn/tintuc/cong-doan/207470.asp - 47k - 23. www.nld.com.vn/tintuc/cong-doan/quyen-nghia-vu/145817.asp - 44k - 24. www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2006/05/3B9EA42A/ - 44k – Các báo, tạp chí

25. Báo Đồng Nai này 22/02/2008

26. Báo Người lao động ngày 01/04/2007 27. Báo Người lao động ngày 22/01/2008 28. Báo Người lao động ngày 19/03/2008 29. Báo thanh niên ngày 19/10/2007 30. Báo tuổi trẻ ngày 18/10/2007 31. Báo tuổi trẻ ngày 24/01/2008

Một phần của tài liệu Thực trạng áp dụng biện pháp bồi thường thiệt hại trong việc bảo vệ người lao động và một số kiến nghị (Trang 69 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)