Hoàn thiện các quy định về bồi thường thiệt hại tính mạng, sức

Một phần của tài liệu Thực trạng áp dụng biện pháp bồi thường thiệt hại trong việc bảo vệ người lao động và một số kiến nghị (Trang 62 - 64)

chậm trả lương trong trường hợp thông thường, nhưng phải cao hơn mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng. Theo chúng tôi, mức bồi thường thêm này nên xác định cao hơn mức lãi suất tiền vay quá hạn tại các ngân hàng thương mại từ 5 - 10% là hợp lý. Quy định này để tránh tình trạng người sử dụng lao động có khả năng chi trả nhưng vẫn cố tình chiếm dụng tiền lương của người lao động và viện lý do “bất khả kháng” để sử dụng khoản tiền này vào mục đích sinh lợi khác, gây thiệt hại cho người lao động và gia đình họ.

3.2.2. Hồn thiện các quy định về bồi thường thiệt hại tính mạng, sức khỏe cho người lao động cho người lao động

Thứ nhất, cần thành lập“Quỹ bồi thường tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp”

Như đã phân tích tại phần 2.2, việc bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp có thể được người sử dụng lao động chi trả trực tiếp hoặc được trả gián tiếp thơng qua việc đóng vào quỹ BHXH để quỹ này chi trả cho người lao động trong những trường hợp theo quy định. Nhưng vấn đề đặt ra là trên thực tế, doanh nghiệp thường gặp khó khăn về tài chính khi bồi thường thiệt hại trực tiếp cho người lao động, do đó dẫn đến tình trạng trốn tránh trả tiền bồi thường hoặc kéo dài thời gian thanh toán, gây phiền hà cho người lao động. Do đó, nên chăng Nhà nước có thể nghiên cứu thành lập “Quỹ bồi thường tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp” để chia sẻ rủi ro cho những người tham gia vào quan hệ lao động và đảm bảo quyền lợi tốt hơn cho người được bồi thường.

Quỹ này sẽ do người lao động và người sử dụng lao động cùng đóng góp dưới sự hỗ trợ thêm của Nhà nước và do Nhà nước quản lý. Quỹ này có thể độc lập với quỹ BHXH để giải quyết phần trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy

63

định hiện hành; hoặc có thể gộp chung với quỹ BHXH để BHXH chi trả trọn gói cho người lao động.

Việc xây dựng “Quỹ bồi thường tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp” sẽ khắc phục được nhiều bất cập trong các quy định hiện hành về bồi thường thiệt hại đối với người lao động như: i) Phịng ngừa các rủi ro tài chính của doanh nghiệp khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn, phá sản vẫn có nguồn hỗ trợ các chi phí cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; ii) Quỹ sẽ chi trả trợ cấp cho người lao động trong trường hợp điều trị thương tật, bệnh cũ tái phát hay trong thời gian điều trị quá dài, vượt quá thời hạn của hợp đồng lao động; iii) “Quỹ bồi thường tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp” không chỉ trợ giúp người lao động khi xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, giúp người lao động yên tâm làm việc mà cịn có thể đầu tư một phần trở lại cho người sử dụng lao động cải thiện điều kiện và mơi trường làm việc góp phần phịng ngừa và hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Như vậy, khi thành lập “Quỹ bồi thường tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp” không chỉ mang lại lợi ích cho người lao động mà còn cho cả người sử dụng lao động và giúp Nhà nước giải quyết một phần các chính sách xã hội.

Thứ hai, nên bổ sung thêm một số bệnh mới vào danh mục bệnh nghề nghiệp để bảo vệ quyền lợi chính đáng của những người lao động mắc các bệnh này.

Danh sách bệnh nghề nghiệp cũng cần phải được bổ sung, cập nhập thường xuyên những bệnh mới gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động chưa được quy định trong danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế ban hành. Thực tế cho thấy có rất nhiều bệnh mang đầy đủ đặc điểm của bệnh nghề nghiệp nhưng lại khơng có tên trong danh mục. Ví dụ: bệnh viêm đường hô hấp cấp SARS dễ xảy ra với người lao động làm việc trong các cơ sở y tế; bệnh AIDS có nguy cơ xảy ra với người lao động làm việc trong trại cải tạo, trại cai nghiện, phục hồi nhân phẩm; bệnh sốt rét dễ xảy ra với những người lao động làm việc ở các vùng rừng núi… Những căn bệnh này cần sớm được đưa vào danh mục bệnh nghề nghiệp để bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

64

Thứ ba, cần bổ sung quy định về tiêu chuẩn sức khoẻ để người lao động làm các công việc nặng nhọc, độc hại.

Hiện nay chưa có quy định cụ thể về tiêu chuẩn sức khoẻ để người lao động làm các công việc nặng nhọc, độc hại. Nên chưa có căn cứ hợp pháp để tuyển chọn lao động làm các công việc nặng nhọc, độc hại hoặc khi nào thì người lao động không đủ sức khoẻ để tiếp tục các cơng việc đó. Có thể, đánh giá sức khoẻ của người lao động căn cứ vào giấy chứng nhận sức khoẻ của các cơ sở y tế, nhưng các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cũng cần phải quản lý hoạt động của các đơn vị này, tránh việc khám và cấp giấy chứng nhận sức khoẻ chỉ là hình thức như hiện nay.

Vì vậy, cần bổ sung quy định về tiêu chuẩn sức khoẻ cho người lao động làm các công việc nặng nhọc, độc hại thì mới đủ cơ sở buộc người sử dụng lao động phải sử dụng lao động hợp lý và thường xuyên khám sức khoẻ cho người lao động, hoặc đủ cơ sở xử phạt người sử dụng lao động khi họ không tuân thủ.

Thứ tư, cần bổ sung thêm khoản bồi thường để đào tạo thích ứng nghề nghiệp

Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mất sức lao động dưới 61% không thể tiếp tục làm cơng việc cũ, nhưng vẫn có điều kiện và sức khoẻ để tham gia cơng việc khác thì cần phải chuyển họ sang làm cơng việc khác phù hợp hơn với khả năng của họ. Quy định này khơng chỉ giúp người lao động có việc làm mới, gia tăng lực lượng sản xuất cho xã hội mà còn loại bỏ tâm lý là “người thừa” của xã hội ở một số người.

Do đó, cần bổ sung thêm khoản bồi thường cho người lao động để họ được đào tạo lại, thích ứng với nghề nghiệp mới. Điều đó khơng chỉ bù đắp chi phí, đảm bảo việc làm cho người lao động mà còn giúp cho người sử dụng lao động thực hiện tốt hơn quy định “sắp xếp công việc phù hợp” (Điều 107, BLLĐ) cho người lao động.

Một phần của tài liệu Thực trạng áp dụng biện pháp bồi thường thiệt hại trong việc bảo vệ người lao động và một số kiến nghị (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)