Tình hình nợ quá hạn

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long huyện bình minh (Trang 56 - 64)

Chương 2 : Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.2. Phân tích kết quả hoạt động tín dụng qua 3 năm gần đây

4.2.4. Tình hình nợ quá hạn

Nợ quá hạn là nguyên nhân chính gây ra rủi ro tín dụng, có tác động đến tín dụng của Ngân hàng và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của người đi vay. Nhìn chung nợ quá hạn của chi nhánh Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL huyện Bình Minh trong 3 năm 2004-2006 chiếm tỷ trọng thấp, tuy nhiên tốc độ tăng tỷ lệ nợ quá hạn cao.

4.2.4.2. Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

Bảng 13: NỢ QUÁ HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2005 so với 2004 Chênh lệch 2006 so với 2005 Chênh lệch Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền Tốc độ tăng (%) Số tiền Tốc độ tăng (%) 1. DNTN và công ty TNHH 0 0 120 0 - 120 - 2. Cá thể, hộ gia đình 113 326 560 213 188,5 234 71,8 Tổng cộng 113 326 680 213 188,5 354 108,6

Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bình Minh

Qua bảng số liệu ta thấy nợ quá hạn của chi nhánh tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2005 nợ quá hạn là 326 triệu đồng tăng 213 triệu đồng tức tăng gần 189% so với năm 2004. Sang năm 2006 nợ quá hạn là 680 triệu đồng tăng 354 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 109%. Nguyên nhân của sự tăng trưởng nợ quá hạn là do chi nhánh mới thành lập năm 2003, một số khách hàng gặp khó

sau do những món vay đó đã hết thời hạn gia hạn nợ nên chuyển sang nợ quá hạn. Do vậy, nợ quá hạn trong 3 năm vừa qua tăng lên.

- Đối với doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn: Như đã

nêu ở phần trước trong những năm qua đối tượng này sản xuất kinh doanh đạt

hiệu quả, có lợi nhuận nên việc trả nợ cho Ngân hàng được tốt, do đó khơng có nợ quá hạn trong 2 năm 2004, 2005. Hơn nữa, đây là tổ chức kinh tế nên họ rất coi trọng uy tín, mối quan hệ giữa đối tượng này và Ngân hàng không phải là một ngày một buổi mà là lâu dài nên thực hiện tốt việc trả nợ sẽ thuận lợi cho các tổ chức kinh tế mở rộng kinh doanh, phát triển sản xuất của đơn vị mình trong tương lai. Năm 2006, nợ quá hạn của đối tượng này là 120 triệu đồng do kinh tế có một số biến động như xăng dầu tăng giá ảnh hưởng đến vận tải, bưu điện, viễn thông; sự biến động giá của một số mặt hàng theo mùa vụ như vật liệu xây dựng, phân bón thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc…do bị tác động giá thép tăng trên thị trường thế giới. Một số doanh nghiệp tài chính yếu kém, chưa nắm bắt thông tin thị trường dẫn đến việc làm ăn thua lỗ sinh ra nợ quá hạn.

Đối với cá thể và hộ gia đình: Qua bảng số liệu ta thấy hầu như nợ quá hạn của chi nhánh trong những năm qua tập trung vào đối tượng này. Năm 2005 nợ quá hạn của cá thể hộ gia đình tăng gần 189% so với năm 2004. Đến năm 2006 tốc độ tăng nợ quá hạn khoảng 72% so với năm 2005. Do doanh số cho vay của đối tượng này trong những năm qua chiếm tỷ trọng cao trên doanh số cho vay của chi nhánh, số tiền vay của mỗi cá thể hoặc hộ gia đình thường khơng lớn do vậy cán bộ tín dụng phải quản lý với số lượng khách hàng lớn, không thể kiểm soát nổi việc sử dụng vốn của đối tượng này dẫn đến một số khách hàng cố tình sử dụng vốn sai mục đích. Hơn nữa, vốn tự có của đối tượng này không cao do vậy mà số tiền vay Ngân hàng hầu như là đầu tư hết vào việc sản xuất, khơng có nguồn thu nhập phụ nếu như thời tiết thay đổi gây mất mùa hay gia đình có người khơng mai bệnh tật, tai nạn… thì họ sẽ khơng có tiền để trả Ngân hàng do vậy mà nợ quá hạn của đối tượng này cao.

Nhìn chung, ba năm qua, Ngân hàng có sự phân cơng trách nhiệm cho từng cán bộ tín dụng đối với khách hàng mình quản lý, đảm bảo kiểm tra chéo, tự kiểm tra. Cán bộ tín dụng đi sát doanh nghiệp, nhất là sau đầu tư để thu nợ, phát hiện kịp thời những dấu hiệu khơng bình thường để xử lý. Đảm bảo kiểm tra các

nghiệp vay vốn, doanh nghiệp có khó khăn khách quan khơng trả được nợ, kịp thời trình Giám Đốc chi nhánh xem xét, tùy tình hình thực tế để xử lý gia hạn nợ, giãn nợ, ưu tiên thu nợ gốc…Do vậy, quy mơ tín dụng được mở rộng nhanh, chất lượng tín dụng nâng lên rõ rệt, tỷ lệ nợ quá hạn thấp.

4.2.4.1. Tình hình nợ quá hạn theo kỳ hạn

Trong 3 năm qua, nợ quá hạn của chi nhánh Ngân hàng Phát triển nhà

ĐBSCL huyện Bình Minh xét theo kỳ hạn, tốc độ tăng trưởng có sự tăng giảm

khác nhau giữa các kỳ hạn. Đặc biệt, tỷ trọng nợ quá hạn ngắn hạn gấp 3 đến 4 lần tỷ trọng nợ quá hạn dài hạn, thể hiện qua biểu đồ sau:

113 326 680 0 100 200 300 400 500 600 700 800 2004 2005 2006 Năm Triệu đồng 1. Ngắn hạn 2. Trung và dài hạn Tổng cộng

Hình 5: Tình hình nợ quá hạn theo kỳ hạn của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bình Minh qua 3 năm 2004-2006. Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bình Minh qua 3 năm 2004-2006.

Bảng 14: NỢ QUÁ HẠN THEO KỲ HẠN

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bình Minh

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch

2005 so với 2004 Chênh lệch 2006 so với 2005 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tốc độ tăng (%) Số tiền Tốc độ tăng (%) 1. Ngắn hạn 88 77,9 231 70,9 555 81,6 143 162,5 324 140,3 Trung và dài hạn 25 22,1 95 29,1 125 18,4 70 280 30 31,6 Tổng cộng 113 100 326 100 680 100 213 188,5 354 108,6

Qua bảng số liệu nợ quá hạn của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bình Minh, ta thấy nợ quá hạn ngắn hạn chiếm tỷ trọng (>70%) cao hơn so với nợ quá hạn dài hạn. Năm 2005, nợ quá hạn ngắn hạn là 231 triệu đồng tăng 143 triệu đồng tức tăng 163% trong tổng nợ quá hạn trong năm, nợ quá hạn trung hạn là 95 triệu đồng tăng 70 triệu đồng hay tăng 280% trong tổng dư nợ quá hạn. Nguyên nhân của việc nợ quá hạn ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn nợ quá hạn trung hạn là do đặc điểm kinh tế của huyện là sản xuất nông nghiệp, trong hoạt động cho vay của ngân hàng, phần lớn là cho vay ngắn hạn, chiếm tỷ trọng trên 70%, khoản vay trung hạn là rất ít, chiếm tỷ trọng dưới 30%. Mặt khác, trong những năm qua, chịu ảnh hưởng bởi dịch cúm gia cầm, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên cây lúa…Làm cho sản xuất của người dân không hiệu quả, dẫn đến nợ quá hạn ngắn hạn của Ngân hàng tăng. Tuy nhiên sang năm 2006 tốc độ tăng trưởng nợ quá hạn ngắn hạn, trung và dài hạn có xu hướng giảm, một mặt năm 2006 là năm đầu của kế hoạch nhà nước 5 năm (2006 - 2010) về phát triển kinh tế, kinh tế của Tỉnh tăng trưởng khá, người dân sản xuất có hiệu quả. Mặt khác, Ngân hàng đã kịp thời điều chỉnh chuyển hướng cho vay và có kế hoạch tập trung xử lý nợ quá hạn. Do vậy, tình hình hoạt động của Ngân hàng có nhiều chuyển biến tốt, đặc biệt tốc độ tăng nợ quá hạn trung và dài hạn giảm xuống chỉ còn 32% so với năm 2005.

4.2.4.3. Tình hình nợ quá hạn theo ngành kinh tế

Trong 3 năm 2004-2006, nợ quá hạn theo ngành kinh tế của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bình Minh tăng qua các năm và chủ yếu tập trung ở ngành thương mại-Dịch vụ, nông nghiệp và ngành khác, thể hiện qua bản số liệu sau:

Bảng 15: NỢ QUÁ HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch

2005 so với 2004

Chênh lệch 2006 so với 2005 Chỉ têu

Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ Số tiền

Tốc độ tăng (%) Số tiền Tốc độ tăng (%) 1. Nông nghiệp 24 21,2 120 36,8 455 66,9 96 400 335 279,2 2. Thương mại và Dịch vụ 40 35,4 60 18,4 120 17,6 20 50 60 100

3. Công nghiệp và Tiểu thủ

CN 0 0 0 0 0 0 0 - 0 -

4. Ngành khác 49 43,4 146 44,8 105 15,4 97 198 -41 -28,1

Tổng cộng 113 100 326 100 680 100 213 188,5 354 108,6

Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bình Minh

113 326 680 0 100 200 300 400 500 600 700 800 2004 2005 2006 Năm Triệu đồng 1. Nơng nghiệp 2. Thương mại và Dịch vụ 3. Ngành khác Tổng cộng

Hình 6: Tình hình nợ quá hạn theo ngành kinh tế của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bình Minh qua 3 năm 2005-2006. triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bình Minh qua 3 năm 2005-2006.

- Nợ quá hạn ngành nông nghiệp: Nợ quá hạn chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng cao qua các năm, năm 2005 nợ quá hạn tăng đến 400% so với năm 2004, năm 2006 so với năm 2005 tốc độ tăng nợ quá hạn là 279%.

+ Về phía Ngân hàng do địa bàn cho vay phân tán, thiếu cán bộ tín dụng nên việc quản lý khó khăn. Một cán bộ tín dụng phải quản lý nhiều khách hàng ở nhiều xã nên khó kiểm sốt tình hình sử dụng vốn của khách hàng, mặt khác do

đa số khách hàng sống ở nông thôn, thông tin liên lạc chưa thuận tiện lắm nên

việc gửi giấy thông báo lãi hay điện thọai nhắc nhở khách hàng đóng lãi cũng gặp nhiều bất tiện vì vậy gây trở ngại cho cơng tác thu nợ của Ngân hàng.

+ Trong những năm qua tình hình kinh tế có những biến động, giá các loại vật tư nông nghiệp tăng trong khi các mặt hàng nông sản đứng giá, đa số người dân sản xuất manh mún, nhỏ lẻ làm cho chi phí sản xuất cao nên việc sản xuất của một số hộ không hiệu quả gây khó khăn cho cơng tác thu hồi nợ của Ngân hàng.

+ Một số khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, hay cố tình chây ỳ không trả nợ cho Ngân hàng làm cho nợ quá hạn của Ngân hàng tăng lên.

- Đối với ngành Thương mại và Dịch vụ: Nợ quá hạn của ngành này trong những năm qua cũng chiếm tỷ trọng cao và tăng qua các năm. Năm 2005 so với năm 2004 nợ quá hạn đối với ngành thương mại và dịch vụ tăng 20 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng 50%. Đến năm 2006 con số này lên đến 60 triệu đồng tức tăng 100% so với 2005.

Nguyên nhân của sự tăng này là do trong những năm qua được sự khuyến khích của địa phương cộng với sự hỗ trợ của Ngân hàng, đây là lĩnh vực kinh doanh dễ kiếm lời và nhanh thu hồi vốn. Do vậy một số đối tượng khơng am hiểu cũng như chưa có kinh nghiệm thấy người khác kinh doanh có lời nên cũng ồ ạt kinh doanh theo. Một số quán ăn, nhà nghỉ, karaoke…phải đóng cửa do địa điểm kinh doanh không thuận tiện, không phù hợp với túi tiền cũng như phong tục tập quán ở địa phương, cách thức trang trí phục vụ khơng hấp dẫn, khẩu vị không hợp…không thu hút được khách hàng. Vốn khơng thu hồi được mà cịn tốn thêm chi phí quản lý, kinh doanh thua lỗ nên khơng có khả năng trả nợ cho Ngân hàng. - Ngành công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp: Trong thời gian qua do làm ăn có hiệu quả, những doanh nghiệp chế biến và ngành nghề truyền thống tìm được thị trường tiêu thụ, xuất khẩu tăng mạnh, nâng cao lợi nhuận do đó việc trả nợ của khách hàng này rất tốt nên không phát sinh nợ quá hạn trong 3 năm 2004- 2006.

- Ngành khác: Ngành khác bao gồm cho vay tiêu dùng, cho vay xây dựng, sữa chữa nhà… Nợ quá hạn của ngành này tăng giảm qua các năm. Năm 2005 nợ quá hạn của ngành khác là 146 triệu đồng tăng 97 triệu đồng hay tăng 198% so với năm 2004. Tuy nhiên, sang năm 2006 nợ quá hạn chỉ còn 105 triệu đồng, giảm 41 triệu đồng tức giảm 28%. Có sự chuyển biến như vậy là do năm 2005 chi nhánh có sự chuyển hướng đầu tư sang các ngành khác, tập trung xử lý nợ nên nợ quá hạn có xu hướng giảm.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long huyện bình minh (Trang 56 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)