Tình hình huy động vốn qua 3 năm 2004-2006

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long huyện bình minh (Trang 38)

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch

2005 so với 2004

Chênh lệch 2006 so với 2005 Chỉ tiêu

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền

Tốc độ tăng (%) Số tiền Tốc độ tăng (%) 1. TGTCKT 1.700 15,5 1.900 12,7 3.200 15,8 200 11,8 1.300 68,4 Không kỳ hạn 1.700 15,5 1.900 12,7 2.300 11,4 200 11,8 400 21,1 Có kỳ hạn 0 0 0 0 900 4,5 0 - 900 - 2. TGTK 7.200 65,5 9.500 63,3 12.200 60,4 2.300 31,9 2.700 28,4 Không kỳ hạn 1.100 10 2.300 15,3 2.400 11,9 1.200 109,1 100 4,3 Có kỳ hạn 6.100 55,5 7.200 48 9.800 48,5 1.100 18,0 2.600 36,1 3. Kỳ phiếu 2.100 19,1 3.600 24 4.800 23,8 1.500 71,4 1.200 33,3 Tổng cộng 11.000 100 15.000 100 20.200 100 4.000 36,4 5.200 34,7

Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bình Minh * Chú thích:

- TGTCKT: Tiền gửi của tổ chức kinh tế - TGTK: Tiền gửi tiết kiệm

11000 15000 20200 0 5000 10000 15000 20000 25000 2004 2005 2006 Năm Triệu đồng

1. Tiền gửi của TCKT

2. Tiền gửi tiết kiệm

3. Kỳ phiếu

Tổng cộng

Hình 4: Tình hình huy động vốn của chi nhánh Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL huyện Bình Minh.

Xác định huy động vốn từ nền kinh tế phục vụ cho vay là nhiệm vụ chính, với các biện pháp và hình thức huy động vốn thích hợp, cuối năm 2006 vốn huy động của Ngân hàng Phát triển nhà chi nhánh Bình Minh đạt 20.200 triệu đồng tăng 34,7% so với năm 2005. Trong đó vốn huy động từ dân cư là chủ yếu chiếm trên 60% tổng vốn huy động. Đặc biệt vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của dân cư tăng nhanh 36% năm 2006.

Đạt được kết quả như trên là do trong những năm qua Ngân hàng không ngừng quảng bá công tác huy động vốn, đa dạng hóa sản phẩm, thực hiện chính sách khuyến mãi như tặng thưởng đối với khách hàng có mức tiền gửi cao, hậu mãi như tặng quà cho khách hàng lớn vào dịp lễ, tết…, thái độ phục vụ văn minh, lịch sự, xử lý nhanh và chính xác các chứng từ, rút ngắn thủ tục gửi tiền tạo sự thân thiện và thoải mái cho khách hàng khi đến giao dịch nên giữ chân được khách hàng cũ cũng như thu hút thêm khách hàng mới.

Đối với Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bình Minh vốn huy động bao gồm: Tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm và kỳ phiếu. Nhìn chung, các chỉ tiêu này đều tăng về số tuyệt đối.

- Tiền gửi tiết kiệm: đây là khoản mục tiền gửi chiếm tỷ trọng cao trên vốn

huy động (trên 60%). Năm 2005 số tiền tiết kiệm huy động là 9.500 triệu đồng

tăng gần 32% so với năm 2004. Đến năm 2006 là 20.200 triệu đồng tăng 28% so với năm 2005. Nguyên nhân tiền gửi tiết kiệm tăng là do Ngân hàng đa dạng các hình thức huy động với những loại tiền gửi và thời hạn khác nhau, với mức ưu đãi khác nhau nên thu hút khách hàng. Mặt khác, do Bình Minh là một huyện nông thôn nên người dân sau khi đã trừ những khoản chi tiêu hàng ngày số tiền thừa ra họ gửi có kỳ hạn để hưởng lãi. Bên cạnh đó, năm 2005 kinh tế tăng trưởng khá nên các đối tượng có thu nhập không ổn định: trúng số, mua bán bất

động sản, những gia đình có thân nhân ở nước ngồi cũng tăng lên. Những đối

tượng này gửi tiền vào Ngân hàng để hưởng lãi do vậy mà khoản mục tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tăng lên.

Đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: số dư tiền gửi này mặc dù có tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng không đáng kể (dưới 16%) qua 3 năm. Năm 2005 chính phủ điều chỉnh tăng mức lương cơ bản dẫn đến thu nhập của các đối tượng như nhân viên bưu điện, điện lực… tăng nên những đối tượng này mở tài khoản tại Ngân hàng để thuận tiện cho việc chi tiêu của mình điều đó làm cho tốc độ tăng của khoản mục tiền gửi này đạt 109%.

- Tiền gửi của các tổ chức kinh tế: Qua bảng số liệu ta thấy các doanh nghiệp chủ yếu gửi tiền vào khoản mục tiền gửi không kỳ hạn. Mục đích của khách hàng khi gửi tiền vào khoản mục này là để hưởng những tiện ích của Ngân hàng, đồng thời hạn chế rủi ro và muốn sinh lợi từ đồng vốn tạm thời nhàn rỗi. Do vậy, tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế tăng liên tục qua 3 năm 2004-2006. Tuy nhiên, do chi nhánh mới đi vào hoạt động năm 2003 nên chưa tạo được mối quan hệ thân thiết với các tổ chức kinh tế, mặt khác do Bình Minh là một huyện nên các tổ chức kinh tế chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn với qui mô vốn hoạt động còn thấp nên vốn huy động từ các đối tượng này mặc dù có tăng nhưng chiếm tỷ trọng không cao (thấp hơn 16%) trên tổng vốn huy động.

- Bên cạnh hình thức huy động trên, chi nhánh còn huy động vốn bằng cách phát hành kỳ phiếu. Từ bảng số liệu ta có thể thấy được trong 3 năm qua Ngân hàng đều có phát hành kỳ phiếu và tiền gửi kỳ phiếu tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2005 vốn huy động từ kỳ phiếu là 3.600 triệu đồng tăng 71,4% so với năm 2004. Sang năm 2006 con số này đạt 4.800 triệu đồng tăng 33% so với năm 2005. Nguyên nhân dẫn đến việc tăng lên của tiền phát hành kỳ phiếu là nhu cầu về vốn đột xuất trong những năm qua tăng. Kỳ phiếu của Ngân hàng thường được phát hành vào những tháng cuối năm, do đây là thời điểm gần tết nên người dân có xu hướng tiêu dùng tăng dẫn đến nhu cầu vay vốn cao. Để đảm bảo nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng thì ngân hàng sẽ phát hành kỳ phiếu. Hơn nữa lãi suất kỳ phiếu cao hơn so với lãi suất tiền gửi tiết kiệm nên đã thu hút được người dân mua kỳ phiếu làm cho vốn huy động từ loại hình này tăng nhanh.

4.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG QUA 3 NĂM GẦN ĐÂY ĐÂY

4.2.1. Phân tích doanh số cho vay

Ngân hàng muốn tồn tại và phát triển thì việc tạo lập nguồn vốn là vấn đề quan trọng hàng đầu. Khi huy động được vốn để có thể tạo ra lợi nhuận, hồn trả tiền gốc và lãi cho khách hàng đồng thời bù đắp chi phí kinh doanh, ngân hàng thương mại phải tiến hành kinh doanh dưới hình thức sử dụng vốn huy động được mà chủ yếu là cấp tín dụng. Hoạt động cho vay khơng những có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng mà cịn đối với nền kinh tế bởi vì nó bổ sung nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế phát triển sản xuất. Do vậy, hoạt động này cũng chứa đựng nhiều rủi ro tiềm tàng, để có thể ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro ngân hàng cần có quy trình tín dụng chặt chẽ.

4.2.1.1. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế.

Trong những năm qua, chi nhánh Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL huyện Bình Minh đã khơng ngừng tìm kiếm khách hàng mới và giải quyết kịp thời nhu cầu vay vốn hợp lý cho các doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân đã làm cho doanh số cho vay năm sau cao hơn năm trước thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch

2005 so với 2004 Chênh lệch 2006 so với 2005 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tốc độ tăng (%) Số tiền Tốc độ tăng (%) 1. DNTN và công ty TNHH 8.960 15,9 10.955 19,1 14.147 17,6 1.995 22,3 3.192 29,1 2. Cá thể, HGĐ 47.410 84,1 46.565 81,0 66.345 82,4 -845 -1,8 19.780 42,5 Tổng cộng 56.370 100 57.520 100 80.492 100 1.150 2 22.972 39,9

Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bình Minh

* Chú thích:

- DNTN: Doanh nghiệp tư nhân

- Công ty TNHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn - HGĐ: Hộ gia đình

Nhìn chung, doanh số cho vay tăng liên tục qua 3 năm 2004-2006. Doanh số cho vay năm 2005 đạt 57.520 triệu đồng tăng 1.150 triệu đồng so với năm 2004 tương đương với tốc độ tăng 2%. Đến năm 2006 con số này lên đến 80.492 triệu đồng tăng 22.972 triệu đồng tức tăng gần 40% so với năm 2005. Do trong thời gian này Ngân hàng luôn bám sát mục tiêu phát triển kinh tế của Tỉnh trên cơ sở các chương trình tín dụng đã được xây dựng tập trung cho vay những ngành trọng điểm, ưu tiên cho vay đối với các doanh nghiệp có qui mơ vừa và nhỏ, các cơ sở, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Ngồi ra, chi nhánh còn mở rộng đối tượng cho vay nên số lượng khách hàng đến vay vốn ngày càng nhiều làm tăng doanh số cho vay của Ngân hàng qua các năm.

Trong 3 năm qua chi nhánh luôn mở rộng quan hệ tín dụng đối với thành phần kinh tế ngồi quốc doanh như doanh nghiệp tư nhân, cơng ty trách nhiệm hữu hạn, cá thể hộ gia đình. Trong đó, doanh số cho vay đối với cá thể hộ gia đình chiếm tỷ trọng lớn (>80%) trong tổng doanh số cho vay vì đây là đối tượng khách hàng truyền thống, hoạt động rộng lớn trên địa bàn huyện.

Đối với doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn: Đây là loại hình doanh nghiệp phổ biến và chiếm tỷ lệ khá cao trên địa bàn huyện, hoạt động ngày càng có hiệu quả. Nhận thấy tầm quan trọng của khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với nền kinh tế nói chung, hoạt động kinh doanh của chi nhánh nói riêng nên chi nhánh đã tập trung tiếp cận, đầu tư vốn cung cấp tín dụng cho thành phần kinh tế này ngày càng nhiều thể hiện qua tốc độ tăng trưởng trung bình của doanh số cho vay đối với doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn qua 2 năm 2005 và 2006 khoảng 26%.

Ngược lại, doanh số cho vay đối với cá thể hộ gia đình tăng giảm không ổn định. Năm 2005 cho vay cá thể hộ gia đình là 46.565 triệu đồng giảm 845 triệu đồng tức giảm 1,8% so với năm 2004. Sang năm 2006 doanh số cho vay tăng lên đáng kể đạt 66.345 triệu đồng tức tăng gần 43% so với năm 2005. Một mặt do chi nhánh tăng mức đầu tư tín dụng sang doanh nghiệp vừa và nhỏ, mặt khác do những năm đầu mới thành lập chi nhánh, Lãnh đạo Ngân hàng thường chạy theo chỉ tiêu đề ra, cho vay phân tán, không hiệu quả. Những năm gần đây chi nhánh nhận thấy đội ngũ cán bộ tín dụng có hạn nên cho vay tập trung, cho vay có chọn lọc khách hàng, hạn chế cho vay ở những vùng vượt khả năng quản lý của cán bộ

tín dụng nên chi nhánh đã cắt giảm và từ chối cho vay đối với một số cá thể hộ

gia đình với mức vay nhỏ, phương án khơng hiệu quả và thường xuyên gia hạn

nợ. Vì vậy mà doanh số cho vay của đối tượng này năm 2005 giảm. Năm 2006 ngân hàng đã khuyến khích người dân đi vay dưới hình thức cầm cố sổ tiết kiệm và kỳ phiếu chưa đến hạn, bên cạnh mở rộng thị phần tiến hành giải ngân đến các hộ gia đình vùng nơng thôn, đến cán bộ công nhân viên... giúp họ cải thiện và nâng cao đời sống tạo điều kiện phát triển kinh tế gia đình dẫn đến doanh số cho vay tăng cao.

4.2.1.2. Doanh số cho vay theo kỳ hạn

Hoạt động cấp tín dụng tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL huyện Bình Minh

đều tăng trưởng qua các năm. Nguồn vốn tín dụng của ngân hàng được đầu tư

hầu hết vào các thành phần kinh tế nhằm hỗ trợ vốn cho các đơn vị bổ sung vào vốn kinh doanh để phát triển sản xuất. Chi nhánh đầu tư tín dụng ngắn hạn, trung dài hạn để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động và vốn cố định của các đơn vị. Trong 3 năm qua đạt được kết quả như sau:

Bảng 5: DOANH SỐ CHO VAY THEO KỲ HẠN

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch

2005 so với 2004 Chênh lệch 2006 so với 2005 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tốc độ tăng (%) Số tiền Tốc độ tăng (%) 1. Ngắn hạn 39.249 69,6 43.140 75 66.092 82,1 3.891 9,9 22.952 53,2 2. Trung và Dài hạn 17.121 30,4 14.380 25 14.400 17,9 -2.741 -16 20 0,1 Tổng cộng 56.370 100 57.520 100 80.492 100 1.150 2 22.972 39,9

Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bình Minh

Đối với tín dụng ngắn hạn: đây là loại tín dụng chiếm tỷ trọng cao (trên 70%) so với tổng doanh số cho vay và tăng qua các năm. Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng tín dụng ngắn hạn năm 2005 mới chỉ đạt 9,9% đến năm 2006 con số này đã tăng lên đáng kể 53,2%. Nguyên nhân của sự tăng này là do 2 nhân tố:

Đối với Ngân hàng do nguồn vốn cho vay của Ngân hàng chủ yếu từ huy động ngắn hạn, cho vay ngắn hạn ít rủi ro hơn so với cho vay trung và dài hạn đồng thời cán bộ tín dụng cũng dễ dàng trong việc lập phương án cho vay.

Đối với khách hàng là các cơ sở sản xuất mục đích vay để bổ sung vốn lưu động, còn khách hàng là cá nhân mục đích vay là trồng trọt, chăn nuôi…do vậy mà chu kỳ vốn ngắn, hơn nữa vay ngắn hạn lãi suất thấp nên thu hút được khách hàng.

Ngược lại với tín dụng ngắn hạn, tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn trong ba năm qua chỉ đạt con số khiêm tốn dưới 30%. Sự tăng trưởng của loại tín dụng này cũng không ổn định qua các năm. Năm 2005 doanh số cho vay giảm 2.741 triệu đồng hay giảm 16 % so với năm 2004. Sang năm 2006 có sự tăng trưởng trở lại tăng 20 triệu đồng hay tăng 0,1%. Do các khoản cho vay trung và dài hạn có thời gian thu hồi vốn lâu, lại có độ rủi ro lớn. Mặt khác, do tài sản thế chấp của khách hàng đa số là bằng khoán đất, tài sản khơng đủ làm đảm bảo để cho vay, do đó rất khó làm phương án để cho vay trung và dài hạn. Chính vì vậy mà Ngân hàng rất thận trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay.

Bảng số liệu còn cho ta thấy tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn gấp khoảng 3 lần so với tỷ trọng cho vay trung và dài hạn năm 2004 và 2005. Sang năm 2006 thì con số này lên đến 4,5 lần. Nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng thương mại là cho vay ngắn hạn, nhưng từ những năm 1970 trở lại đây các ngân hàng đã chuyển sang kinh doanh tổng hợp và một trong những nội dung đổi mới đó là nâng cao tỷ trọng cho vay trung và dài hạn trong tổng số dư nợ của ngân hàng. Tuy nhiên tâm lý của khách hàng kể cả chính quyền địa phương cũng đã quen với chức năng của ngân hàng thương mại quốc doanh đóng trên địa bàn. Do đó việc cho vay theo các chương trình, dự án lớn thuộc Ngân hàng đầu tư và phát

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long huyện bình minh (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)