Doanh số cho vay theo kỳ hạn

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long huyện bình minh (Trang 45)

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch

2005 so với 2004 Chênh lệch 2006 so với 2005 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tốc độ tăng (%) Số tiền Tốc độ tăng (%) 1. Ngắn hạn 39.249 69,6 43.140 75 66.092 82,1 3.891 9,9 22.952 53,2 2. Trung và Dài hạn 17.121 30,4 14.380 25 14.400 17,9 -2.741 -16 20 0,1 Tổng cộng 56.370 100 57.520 100 80.492 100 1.150 2 22.972 39,9

Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bình Minh

Đối với tín dụng ngắn hạn: đây là loại tín dụng chiếm tỷ trọng cao (trên 70%) so với tổng doanh số cho vay và tăng qua các năm. Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng tín dụng ngắn hạn năm 2005 mới chỉ đạt 9,9% đến năm 2006 con số này đã tăng lên đáng kể 53,2%. Nguyên nhân của sự tăng này là do 2 nhân tố:

Đối với Ngân hàng do nguồn vốn cho vay của Ngân hàng chủ yếu từ huy động ngắn hạn, cho vay ngắn hạn ít rủi ro hơn so với cho vay trung và dài hạn đồng thời cán bộ tín dụng cũng dễ dàng trong việc lập phương án cho vay.

Đối với khách hàng là các cơ sở sản xuất mục đích vay để bổ sung vốn lưu động, cịn khách hàng là cá nhân mục đích vay là trồng trọt, chăn nuôi…do vậy mà chu kỳ vốn ngắn, hơn nữa vay ngắn hạn lãi suất thấp nên thu hút được khách hàng.

Ngược lại với tín dụng ngắn hạn, tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn trong ba năm qua chỉ đạt con số khiêm tốn dưới 30%. Sự tăng trưởng của loại tín dụng này cũng khơng ổn định qua các năm. Năm 2005 doanh số cho vay giảm 2.741 triệu đồng hay giảm 16 % so với năm 2004. Sang năm 2006 có sự tăng trưởng trở lại tăng 20 triệu đồng hay tăng 0,1%. Do các khoản cho vay trung và dài hạn có thời gian thu hồi vốn lâu, lại có độ rủi ro lớn. Mặt khác, do tài sản thế chấp của khách hàng đa số là bằng khốn đất, tài sản khơng đủ làm đảm bảo để cho vay, do đó rất khó làm phương án để cho vay trung và dài hạn. Chính vì vậy mà Ngân hàng rất thận trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay.

Bảng số liệu còn cho ta thấy tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn gấp khoảng 3 lần so với tỷ trọng cho vay trung và dài hạn năm 2004 và 2005. Sang năm 2006 thì con số này lên đến 4,5 lần. Nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng thương mại là cho vay ngắn hạn, nhưng từ những năm 1970 trở lại đây các ngân hàng đã chuyển sang kinh doanh tổng hợp và một trong những nội dung đổi mới đó là nâng cao tỷ trọng cho vay trung và dài hạn trong tổng số dư nợ của ngân hàng. Tuy nhiên tâm lý của khách hàng kể cả chính quyền địa phương cũng đã quen với chức năng của ngân hàng thương mại quốc doanh đóng trên địa bàn. Do đó việc cho vay theo các chương trình, dự án lớn thuộc Ngân hàng đầu tư và phát triển. Hơn nữa, sau khi ra đời quỹ đầu tư và phát triển cho doanh nghiệp vay các dự án lớn, chương trình của chính phủ…có thời hạn trung và dài hạn, với lãi suất ưu đãi chỉ bằng 50% lãi suất của ngân hàng thương mại. Vì vậy chi nhánh Ngân

hàng phát triển nhà ĐBSCL huyện Bình Minh đầu tư cho vay chủ yếu trong lĩnh vực bổ sung vốn lưu động thiếu hụt tạm thời với lãi suất thương mại và thời gian ngắn. Điều này đã giải thích vì sao mà tỷ trọng cũng như tốc độ tăng doanh số cho vay ngắn hạn luôn cao hơn doanh số cho vay trung và dài hạn.

4.2.1.3. Doanh số cho vay theo ngành kinh tế.

Bảng 6: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bình Minh

Cùng với sự đa dạng các ngành nghề trong nền kinh tế dẫn đến nhu cầu về

vốn để phát triển, mở rộng sản xuất cũng tăng theo. Do vậy, doanh số cho vay

theo ngành kinh tế tăng qua 3 năm 2004-2006. Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay năm 2005 có sự tăng giảm giữa các ngành kinh tế trong Tỉnh. Do chủ trương chuyển đổi kinh tế của Tỉnh giảm tỷ trọng đối với ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng đối với ngành thương mại-dịch vụ, công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, do vậy cơ cấu vốn tín dụng đầu tư cho các ngành kinh tế cũng thay đổi, được tập trung vào các ngành chính, mũi nhọn phục vụ cơng nghiệp hóa hiện đại hóa. Năm 2005, chi nhánh tăng cho vay ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ và ngành khác, giảm doanh số cho vay ngành nông nghiệp. Cụ thể, năm 2005 doanh số cho vay ngành thương mại - dịch vụ tăng 7,5%, ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng 1,7%, ngành khác tăng 0,9%, riêng doanh số cho vay ngành nông nghiệp giảm 4,2%.

Năm 2005 so với 2004 Chênh lệch 2006 so với 2005 Chênh lệch Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền Tốc độ tăng (%) Số tiền Tốc độ tăng (%) 1. Nông nghiệp 16.911 16.200 24.170 -711 -4,2 7.970 49,2 2. Thương mại – Dịch vụ 22.548 24.230 30.500 1.682 7,5 6.270 25,9 3. Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp 2.359 2.400 5.700 41 1,7 3.300 137,5 4.Ngành khác 14.552 14.690 20.122 138 0,9 5.432 37 Tổng cộng 56.370 57.520 80.492 1.150 2 22.972 39,9

Tuy nhiên sang năm 2006, cùng với sự tăng trưởng doanh số cho vay của các ngành kinh tế trong Tỉnh, doanh số cho vay ngành nông nghiệp tăng trở lại đạt 49,2% là do có sự biến động về thời tiết chuyển đổi về mùa vụ, cây trồng và vật nuôi…Làm cho thu nhập của người dân đối với ngành này tăng cao, vì vậy mà nhu cầu vốn để mở rộng sản xuất cũng tăng theo. Hơn nữa, đa số người dân sống ở nơng thơn và thu nhập chính của họ chủ yếu từ sản xuất nơng nghiệp. Do

đó, tỷ trọng đầu tư tín dụng của ngành này cao là điều hợp lý. Đây là lĩnh vực

kinh tế địi hỏi nhu cầu đầu tư khơng lớn, lại có thể tạo ra tích lũy ban đầu cho cơng cuộc phát triển kinh tế của Tỉnh. Tuy nhiên, về lâu dài, Ngân hàng cần có

định hướng đúng đắn cho việc tăng mức đầu tư tín dụng đối với các ngành công

nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến cũng như các ngành thương mại dịch vụ khác.

4.2.2. Doanh số thu nợ.

Bên cạnh việc cho vay thì cơng tác thu hồi nợ được Ngân hàng quan tâm rất nhiều, làm sao để thu hồi nợ đúng hạn và đầy đủ vừa đảm bảo vốn hiện có vừa tăng số vịng vay của đồng vốn mà vẫn đem lại hiệu quả cho Ngân hàng. Doanh số thu nợ cao hay thấp còn tùy thuộc vào năng lực của cán bộ tín dụng trong việc đánh giá lựa chọn khách hàng, thời hạn cho vay, doanh số cho vay, tình hình sản xuất kinh doanh cũng như thiện chí trả nợ của khách hàng.

4.2.2.1. Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế

Bảng 7: DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINHTẾ

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2005 so với 2004 Chênh lệch 2006 so với 2005 Chênh lệch Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền Tốc độ tăng (%) Số tiền Tốc độ tăng (%) 1. DNTN và công ty TNHH 7.060 8.255 12.547 1.195 16,9 4.292 52 2. Cá thể, hộ gia đình 27.402 39.206 49.292 11.804 43,1 10.086 25,7 Tổng cộng 34.462 47.461 61.839 12.999 37,7 14.378 30,3

Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bình Minh

Qua bảng 7 ta thấy doanh số thu nợ đối với các thành phần kinh tế tăng trưởng qua 3 năm. Doanh số thu nợ năm 2005 đạt 47.461 triệu đồng tăng 12.999 triệu đồng tức tăng gần 38% so với năm 2004. Đến năm 2006 con số này lên đến 61.839 triệu đồng tăng 14.378 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 30%.

Nhìn chung tình hình thu nợ đối với thành phần kinh tế có sự chuyển biến mạnh mẽ, do ngay trong khâu thẩm định, lựa chọn khách hàng được cán bộ tín dụng thực hiện tốt. Hơn nữa, trong thời gian qua chi nhánh đã phân loại khách hàng theo từng nhóm, có biện pháp quản lý như thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng, cán bộ tín dụng thường xun đơn đốc và động viên khách hàng trả gốc và lãi đúng hạn. Mặt khác, do doanh số cho vay tăng qua các năm dẫn đến doanh số thu nợ cũng tăng lên.

Đối với doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn do kinh tế tăng trưởng, cộng với những chính sách khuyến khích phát triển của Tỉnh nên việc sản xuất kinh doanh của thành phần này có hiệu quả, vì vậy mà việc trả nợ

được đúng hạn. Tốc độ thu nợ của đối tượng này tăng cao từ 17% năm 2005 lên

đến 52% vào năm 2006. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này do doanh số cho vay năm 2005 của thành phần này tăng làm cho thu nợ năm sau tăng lên.

Đối với cá thể hộ gia đình: Do cơng tác thu nợ của chi nhánh tập trung vào

hộ nông dân-cá thể, thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, nhắc nhở khách hàng trả lãi và nợ vay đúng hạn. Đối với những khách hàng gia hạn nợ, những khách hàng bị đánh giá có tình hình tài chính yếu, kém hay kinh doanh thua lỗ tùy vào mức độ tài chính cũng như khả năng cải thiện tình trạng sản xuất của khách hàng mà Ngân hàng có thể lựa chọn, xem xét và

đưa ra quyết định tiếp tục cho vay hay không. Điều này đã làm cho công tác thu

hồi nợ qua 3 năm đạt kết quả khả quan, doanh số thu nợ tăng qua các năm. Năm 2005 doanh số thu nợ của đối tượng này tăng cao đạt 43% so với năm 2004. Sang năm 2006 con số này chỉ đạt khoảng 26% là do năm 2005 chi nhánh giảm cho vay đối với đối tượng này làm cho thu nợ năm 2006 giảm.

4.2. 2.2. Doanh số thu nợ theo kỳ hạn.

Bảng 8: DOANH SỐ THU NỢ THEO KỲ HẠN

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2005 so với 2004 Chênh lệch 2006 so với 2005 Chênh lệch Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền Tốc độ tăng (%) Số tiền Tốc độ tăng (%) 1. Ngắn hạn 18.768 33.300 51.362 14.532 77,4 18.062 54,2 2. Trung và Dài hạn 15.694 14.161 10.477 -1.533 -9,8 -3.684 -26 Tổng cộng 34.462 47.461 61.839 12.999 37,7 14.378 30,3

Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bình Minh

Doanh số thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng trong 3 năm qua đạt kết quả khả quan. Cụ thể, năm 2005 doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 33.300 triệu đồng tăng 14.532 triệu đồng tức tăng 77,4% so với năm 2004. Năm 2006 là 51.362 triệu đồng tăng 18.062 triệu đồng tức tăng 54,2%.

Đạt được kết quả như vậy là do phần lớn doanh số cho vay có mục đích là

chăn nuôi, trồng trọt, cải tạo vườn, bổ sung vốn kinh doanh… chu kỳ sản xuất ngắn do đó các khoản vay này chủ yếu là ngắn hạn, cho nên doanh số thu nợ ngắn hạn hàng năm đều tăng. Mặt khác, cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay ngắn hạn qua các năm nên doanh số thu nợ ngắn hạn cũng tăng theo.

Nếu như doanh số thu nợ ngắn hạn tăng liên tục qua các năm thì doanh số thu nợ trung và dài hạn lại giảm qua 3 năm. Cụ thể, năm 2005 doanh số thu nợ giảm 1.533 triệu đồng tức giảm gần 10% so với năm 2004. Năm 2006 giảm 3.684 triệu đồng tức giảm đến 26% so với năm 2005. Do doanh số cho vay trung và dài hạn giảm qua các năm, mặt khác đặc điểm của loại cho vay này là thời hạn cho vay trên 1 năm và tiền vay được trả định kỳ qua nhiều năm cùng với lãi vay điều đó làm cho doanh số thu nợ trung và dài hạn giảm.

4.2.2.2. Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế.

Bảng 9: DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ

ĐVT: triệu đồng

Năm 2005 so với 2004 Chênh lệch 2006 so với 2005 Chênh lệch Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền Tốc độ tăng (%) Số tiền Tốc độ tăng (%) 1. NN 12.450 15.302 18.187 2.852 22,9 2.885 18,9 2. TM-DV 17.235 15.729 22.240 -1.506 -8,7 6.511 41,4 3. CN-TTCN 1.800 1.332 2.375 -468 -26 1.043 78,3 4. Ngành khác 2.977 15.098 19.037 12.121 407,2 3.939 26,1 Tổng cộng 34.462 47.461 61.839 12.999 37,7 14.378 30,3

Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bình Minh

* Chú thích:

- NN: Nơng nghiệp.

- TM-DV: Thương mại và dịch vụ.

- CN-TTCN: Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

Trong hoạt động kinh doanh của mình, Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bình Minh đã phân cơng trách nhiệm cho từng cán bộ tín dụng trong việc thu nợ tại địa bàn mình quản lý, thường xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời ngăn chặn khách hàng sử dụng vốn sai mục đích nên đã đạt được kết quả khá tốt trong công tác thu nợ theo ngành kinh tế qua 3 năm 2004-2006.

Doanh số thu nợ đối với ngành nông nghiệp tăng trưởng và ổn định qua các năm. Tốc độ tăng trung bình doanh số thu nợ hàng năm đạt khoảng 21%. Nguyên nhân của sự tăng này là do việc thay đổi cơ cấu mùa vụ đã mang lại hiệu quả cao nên việc trả nợ cho Ngân hàng diễn ra đúng hạn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu nợ của Ngân hàng.

Đối với ngành thương mại và dịch vụ, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp doanh số thu nợ tăng giảm qua các năm. Năm 2005 doanh số thu nợ ngành thương mại-dịch vụ giảm 8,7%, ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp giảm đến 26% là do tỷ trọng cho vay của 2 ngành này vào năm 2004 thấp làm cho doanh số thu nợ năm 2005 giảm. Tuy nhiên, tốc độ tăng doanh số thu nợ của 2

ngành này tăng đáng kể vào năm 2006 lần lượt là 41% và 78% do năm 2005 hưởng ứng chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của Tỉnh do đó chi nhánh đã tập trung đẩy mạnh cho vay 2 ngành này, bên cạnh đó kinh tế trong những năm qua có sự chuyển biến tích cực nên các đối tượng kinh doanh trong lĩnh vực này đạt hiệu quả làm cho doanh số thu nợ của Ngân hàng tăng mạnh vào năm 2006. Sự tăng lên này cho thấy việc mở rộng đầu tư của Ngân hàng là phù hợp nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh.

4.2.3. Phân tích tình hình dư nợ

Dư nợ cho vay phản ánh mức đầu tư vốn và liên quan trực tiếp đến việc tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Bên cạnh việc cho vay, các hình thức bảo lãnh, mua bán nợ, nhận cầm cố các chứng từ có giá, bất động sản…cũng làm cho dư nợ của ngân hàng tăng lên. Tuy nhiên, Ngân hàng hoạt động trên địa bàn huyện nên hình thức đầu tư bị giới hạn vì vậy dư nợ của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bình Minh tăng chủ yếu từ việc cho vay tăng qua các năm.

.4.2.3.1. Dư nợ theo thành phần kinh tế

Bảng 10: DƯ NỢ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2005 so với 2004 Chênh lệch 2006 so với 2005 Chênh lệch Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền Tốc độ tăng

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long huyện bình minh (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)