Quá trình xây dựng nhà của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thá

Một phần của tài liệu nhà của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên từ 1945 đến nay (Trang 32 - 86)

6. Cấu trúc đề tài:

2.3. Quá trình xây dựng nhà của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thá

2.3. Quá trình xây dựng nhà của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Thái Nguyên.

2.3.1 Chọn đất và hướng nhà: (Dòm tỳ lơn)

Ngôi nhà đƣợc coi là một loại tài sản quý báu của con ngƣời mà ở đó họ đã có biết bao kỷ niệm vui buồn. Trong tâm thức của họ, ngôi nhà dƣờng nhƣ đã trở thành điều kiện cho sự thành bại của mỗi đời ngƣời. Chính vì thế, việc làm nhà mới đối với ngƣời Nùng đã trở thành một trong những sự kiện quan trọng của cuộc sống.

Khi quyết định làm nhà, ngƣời Nùng rất cẩn thận, tỉ mỉ trong việc chọn

đất và chọn hƣớng làm nhà, để tránh tai hoạ xảy ra. Ngƣời Nùng tin theo thuyết Phong thuỷ nên họ thƣờng mời các thầy về xem cho. Trƣớc năm 1945 khi đất đai còn rộng, dân cƣ thƣa thớt, ngƣời ta mới chú ý chọn đất. Thời kỳ này cƣ dân địa phƣơng chọn đất xây dựng thƣờng ở những nơi có địa hình cao hoặc xen giữa các thung lũng bằng phẳng. Ngƣời Nùng quan niệm, nơi làm nhà phải cao, thoáng, vị trí của ngôi nhà và hƣớng nhà không bị che khuất bởi các ngọn núi. Theo điều tra của chúng tôi một số ngôi nhà đƣợc xây dựng trƣớc năm 1945 đến nay đều đặt ở những vị trí cao thoáng. Hƣớng nhà đƣợc cƣ dân địa phƣơng thời kỳ này lựa chọn chủ yếu là hƣớng Nam. Cũng giống nhƣ một số quan niệm hiện nay, khi chọn đất và hƣớng nhà ngƣời Nùng có một số kiêng kỵ: Họ kiêng làm nhà trên nền giếng cũ hay ngõ cụt. Những mảnh đất ở nơi gần chùa, miếu, nơi thờ cúng thƣờng không đƣợc đồng bào chọn để xây dựng nhà ở. Nếu có thì phải cách phạm vi chùa một khoảng nhất định bởi họ cho rằng đó là nơi ngự trị của thánh thần, phạm phải đất đó là bị thánh thần quở phạt, trách móc. Những nơi có cây cổ thụ hoá mộc tinh, những tảng đá cuội đã hoá thạch tinh đều phải tránh xa vì ở đó có nhiều ma quỷ quấy nhiễu. Nếu làm thì phải lập miếu thờ trong vƣờn, hƣơng khói thƣờng xuyên.

Sự khác biệt trong cách lựa chọn đất và hƣớng nhà trƣớc năm 1945 và giai đoạn hiện nay đƣợc thể hiện: Những ngôi nhà đƣợc làm lên trƣớc năm 1945 chủ yếu chọn hƣớng Nam ở các vị trí cao. Mặt khác những ngôi nhà xây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dựng muộn hơn, hƣớng thƣờng đƣợc chọn theo tuổi đa dạng và tập trung ở các thung lũng, và đƣờng giao thông tiện lợi.

Ở hƣớng nào thì nhà của ngƣời Nùng cũng đảm bảo những điều kiện thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt, đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Suy cho

cùng việc chọn đất, chọn hƣớng nhà chỉ là tận dụng tối đa thế mạnh của môi

trƣờng tự nhiên để đối phó với chính nó.

2.3.2 - Chọn vật liệu. (Dòm may day)

“Vật liệu xây dng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong xây dựng. Nó không chỉ quyết định tuổi thọ, quy mô, hình dáng, vẻ đẹp, phương pháp và tốc độ thi công của công trình mà còn biểu hiện cả trình độ phát triển khoa học kỹ thuật của một dân tộc, một quốc gia” [18, tr.28]. Bởi lẽ "đất vàng ở vùng đồi núi không chỉ đảm bảo phát triển những cây công nghiệp mà còn là nguồn vật liệu xây dựng tại chỗ mà nhân dân địa phương đã dùng để làm nhà ở, chuồng trại và cả những công trình phòng chống ngoại xâm" [10, tr.6]. Từ ta xƣa, conngƣời đã biết lợi dụng các nguồn vật liệu có sẵn trong tự nhiên, ở

ngay nơi mình sinh sống để xây dựng nhà cửa, làng bản. Xƣa kia, toàn huyện

Đồng Hỷ là rừng núi bao bọc nhƣ rừng Sóng svan (rừng dài từ địa phận xóm

Gốc Thị ra đến xóm chợ Quang Trung hiện nay), rừng Bà Đanh, San Chuỳ

Cóc ở xã Minh Lập v.v . . . Những khu rừng ấy đã là nguồn sinh sống hầu nhƣ

vô tận của ngƣời Nùng ở đây trong những thế kỷ trƣớc, đồng thời là nguồn

cung cấp gỗ dùng vào việc xây dựng các công trình sinh hoạt của gia đình, làng bản nhƣ: dẻ, thành ngạnh, sồi, tầu tấu ...v.v. Thứ đến là họ hàng nhà tre gồm có tre, nứa, mai, vầu…vừa phong phú về số lƣợng, vừa đa dạng về

chủng loại. Bên cạnh đó, đồng bào còn trồng trong khu vƣờn của mình những

cây gỗ xoan, mít, bạch đàn v.v. . .

Dùng làm lạt buộc ngoài tre, nứa, giang còn phải kể đến cây mây nƣớc

và một số loại dây rừng. Những loại vật liệu để lợp nhà chủ yếu là cỏ tranh, lá hèo, rạ. Đó là loại vật liệu dễ kiếm, phổ biến và lợp nhà tốt ở vùng trung du.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Những vật liệu để làm tƣờng vách, ngoài tre, nứa, gỗ, rạ còn có đất đồi. Các loại vật liệu trên luôn đƣợc dùng kết hợp lẫn nhau, chỉ có sự kết hợp chặt chẽ giữa các loại vật liệu trên thì sức bền của ngôi nhà mới đảm bảo lâu dài.

Ngƣời Nùng thƣờng chọn vật liệu lúc nông nhàn. Khác với một số dân

tộc ở nƣớc ta, ngƣời Nùng không có tập tục giúp đỡ nhau hay chọn ngày đi

lấy vật liệu. Thƣờng thì gia đình tự chuẩn bị vật liệu, bao giờ đủ thì mới làm

nhà. Ngƣời ta lên rừng chọn những cây tre, cây gỗ vừa ý, chặt xuống và mang

về nhà bằng những chiếc xe quệt do trâu kéo hoặc bằng sức ngƣời.Gỗ thƣờng

đƣợc họ lấy vào mùa thu, đầu mùa Đông hoặc ngày không có ánh trăng để

tránh mối mọt. Cây gỗ, cây tre ấy phải thẳng, đều gióng. Có nhƣ vậy mới đảm

bảo ý nghĩa khoa học, sức bền của vật liệu và mỹ quan. Cũng nhƣ ngƣời Mông, Tày, Sán Dìu, ngƣời Nùng kiêng không lấy cây bị sét đánh, chết khô,

gãy ngọn, bị đổ hay song ngà, xà leo. Ngƣời ta cho rằng đó là những cây bị

thần ma làm hỏng, nếu lấy về dựng nhà thì làm ăn không phát đạt.

Các vật liệu bằng thảo mộc thƣờng không bền, nên để chúng có tuổi thọ

cao, ngƣời ta đã tìm cách ngâm, tẩm trƣớc khi sử dụng. Kẻ thù nguy hiểm

nhất của tre, gỗ là mối, mọt, nếu không ngâm chỉ dùng đƣợc 5- 6 năm, nhƣng

cũng vật liệu ấy đem ngâm dƣới ao có thể bền đến trăm năm. Vì vậy, dù là tre

hay gỗ ngƣời ta đều cho xuống bùn ngâm ít nhất là một năm mới đƣa lên sử

dụng. Riêng cây xoan, mít là ít phải ngâm, bởi lẽ mít đặc ruột, mối mọt không

thể xông đƣợc, còn xoan thì nhờ chất nhựa chát mà mối, mọt không thể cắn

rỗng. Dây buộc thƣờng làm bằng tre, nứa, mây nƣớc, ngƣời ta lột lấy cật rồi

để lên gác bếp sấy khói, mối mọt không phá hoại đƣợc mà độ dẻo dai lại tăng

gấp bội. Vật liệu làm mái thƣờng đƣợc đồng bào chuẩn bị khi sắp sửa làm nhà, vào lúc nông nhàn mùa làm nhà).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.3.3 - Chọn tuổi làm nhà và ngày khởi công.(Dòm văn hất lơn))

Khi chuẩn bị xong nguồn nguyên vật liệu, đồng bào mới chọn năm làm

nhà, chọn ngày khởi công. Ngƣời chủ biện một lễ nhỏ đến nhờ thầy Tào, Mo

nhờ thầy xem tuổi mình có làm đƣợc nhà vào năm nay không, khởi công giờ nào, ngày nào; dựng vào ngày nào và ngày nào vào nhà mới là đẹp nhất. Tất cả những ngày đó đều đƣợc ông thầy xem, dựa vào tuổi của chủ nhà và ngày sấm ra đầu tiên của năm đó. Theo lời kể của một số cao nhân ở địa phƣơng những ngôi nhà đƣợc xây dựng thời kỳ này phải dựa theo tuổi của gia chủ. Thông thƣờng những ngƣời ngoài 40 tuổi mới đƣợc làm nhà. Mặt khác họ căn cứ vào điều kiện kinh tế, sức khoẻ. Điều kiện thời tiết cũng là nhân tố làm ảnh hƣởng quyết định làm nhà của gia chủ. Sự khác biệt lớn về lựa chọn tuổi làm nhà trƣớc năm 1945 và giai đoạn hiện nay là vai trò của thầy cúng và những tri thức khoa học. Hiện nay, yếu tố khoa học ảnh hƣởng lớn đến quá trình chọn tuổi làm nhà.

Khi đã xem đƣợc tuổi làm nhà và các ngày quan trọng thì gia chủ ra về chuẩn bị làm lễ "khởi móng" (ngƣời Kinh gọi là động thổ). Có thể nói, đây là một trong những nghi lễ quan trọng để xin phép Thổ thần và Tổ tiên phủ hộ cho việc làm nhà. Cũng nhƣ ngƣời Việt, ngƣời Nùng thƣờng làm mâm cỗ mặn, bao giờ cũng có con gà nhƣng phải là gà trống thiến. Nghi lễ này do chủ nhân tiến hành, cũng có thể đƣợc thực hiện bởi thầy địa lý. Sau khi khấn xong, ngƣời đƣợc tuổi làm nhà sẽ cầm cuốc, cuốc bốn góc từ Đông, Nam, Tây, Bắc và ở giữa (trung cung hoàng thổ). Họ tiến hành 45 nhát cuốc khi khởi móng. Thƣờng thì ngày khởi công là ngày đặt móng luôn. Ông thầy sẽ thắp hƣơng ở cả bốn góc và ở giữa mảnh đất, sau đó vừa khấn, vừa làm phép đi vòng quanh nhà để xua đuổi tà ma, quỷ quái, cô hồn... Nhất là gia đình có phụ nữ mang thai thì công việc này đƣợc làm cẩn thận hơn. Sau khi hành lễ xong, chủ nhân sẽ đổ đất vào bốn góc tƣờng cũng theo chiều Đông, Bắc, Tây, Nam và ở giữa, sau đó lấy chày giã mạnh. Chỉ khi nào chủ nhà làm xong thì bà con làng xóm mới bắt tay vào giúp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong lúc trình, hay nói cách khác là trong cả quá trình làm nhà mới, không ai đƣợc phép nói bậy sợ động chạm đến thần linh, sau này gia chủ sẽ gặp những điều không tốt.

Đối với những gia đình có con cái ra ở riêng mà chƣa có điều kiện thì chỉ chọn đất, chọn hƣớng nhà rồi dựng nhà phụ để ở tạm. Ngôi nhà phụ ấy không cần xem tuổi, ngày giờ khởi công, ngày dựng, ngày vào nhà mới bởi đó chỉ là ngôi nhà tạm làm trong 1 - 2 ngày là xong. Ngôi nhà này sẽ đƣợc giữ đến khi vợ chồng chủ nhà có đủ diều kiện để cất ngôi nhà mới khang trang hơn. Đó cũng là cách để thử đất có lành hay không. Nếu sau khi ở một thời gian thấy không tốt, họ sẽ chuyển đi nơi khác, coi đó nhƣ một cách thử đất làm nhà.

Thời gian làm nhà của cƣ dân địa phƣơng trƣớc năm 1945 thƣờng kéo dài khoảng 3 - 5 năm, thậm chí hàng chục năm. Vật liệu xây dựng những ngôi nhà trƣớc năm 1945 thƣờng đƣợc làm bằng những thân gỗ lớn quý hiếm. Do vậy giá trị của những ngôi nhà còn tồn tại đến ngày nay ngày càng đƣợc khẳng định.

2.3.4 - Lễ phát mộc.(Dòm văn long lơn)

Đây là nghi lễ cầu xin Thổ thần và Tổ tiên, Tổ sƣ Lỗ Ban phù hộ cho việc làm mộc đƣợc an toàn. Do đó, lễ phát mộc đƣợc tiến hành không chỉ có chủ nhà mà còn có sự tham gia của phƣờng thợ. Đây là một trong những nghi lễ mà ngƣời Nùng tiếp thu của ngƣời Kinh qua sự giao lƣu văn hoá. Xa xƣa, ngôi nhà của họ do chính bà con làng xóm, họ hàng dựng lên, đo bằng sải tay, cánh tay, gang tay…chứ không dùng sào (thƣớc mực) nhƣ ngày nay. Song đo nhƣ thế nào, tỷ lệ ra sao thì không ai còn nhớ. Sau này, khi sự giao thoa văn hoá giữa các dân tộc diễn ra mạnh mẽ thì ngƣời Nùng bắt đầu chuyển sang thuê các tốp thợ ngƣời Kinh làm nhà, và các kèo giá chiêng, kèo bảy, chồng rƣờng…xuất hiện từ đó. Để tiến hành Lễ phát mộc chủ nhà sắp mâm cỗ mặn đặt lên bàn thờ thắp hƣơng vái lạy tổ tiên, thợ cả thắp nén hƣơng xin phép vị tổ sƣ của mình là Lỗ Ban. Sau khi hành lễ, ngƣời thợ cả dùng dao đẽo mấy nhát vào cây gỗ theo giờ đã chọn phù hợp với tuổi nhà. Chỉ sau khi ngƣời thợ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cả đặt dao xuống thì công việc làm mộc mới đƣợc bắt đầu việc quan trọng nhất của ngày hôm đó là phải cắt đƣợc "Cai may to long lơn" (cây sào, thƣớc mực). Để thống nhất kích thƣớc làm nhà, ngƣời phƣơng Tây phải làm bản vẽ kỹ thuật tỉ mỉ nhƣng ngƣời Việt xƣa cũng nhƣ ngƣời Nùng chỉ bằng chiếc sào đã làm đƣợc ngôi nhà hoàn hảo. Cây sào thƣờng đƣợc làm bằng nửa cây tre, cây tre này (hoặc cả cây nứa) phải đều gióng, không phải là cây đổ, cong hay chết ngọn, bị dây leo. Cấu tạo cây sào là chung cho mọi nhà nhƣng kích thƣớc của nó lại đƣợc tính theo đơn vị gốc khác nhau nên mỗi nhà có một kích thƣớc riêng. Sau khi đã đánh dấu kích thƣớc nhà theo ý muốn của chủ nhà, ngƣời ta đếm mắt cây sào theo "sinh, lão, bệnh, tử". Nếu mắt cuối cùng là mắt "sinh" thì lấy, nếu không thì bỏ đi và cắt cây sào khác.

2.3.5 - Ngày dựng và cách thức dựng.

Việc dựng nhà đối với ngƣời Nùng không mấy khó khăn vì đồng bào có tập quán giúp đỡ nhau khi làm nhà. Khi dựng nhà ngƣời Nùng chú ý nhất thời điểm đặt cột chính và đặt nóc. Những sự kiện này ngƣời Nùng phải dựa theo lời của thầy cúng. Dựng nhà là một trong những công việc quan trọng, không thể bỏ qua nên nó cũng đƣợc chọn ngày, giờ cẩn thận. Nếu đƣợc ngày, giờ tốt thì đêm cũng phải dựng. Ngoài ra, đồng bào còn kiêng ngày sấm ra đầu tiên, nếu đang dựng nhà hoặc dựng xong rồi mà chƣa qua 23 giờ nhƣng có sấm sét thì cũng dừng lại và dỡ bỏ hoàn toàn. Do vậy. thời gian làm nhà của cƣ dân địa phƣơng từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau.

Đến giờ quy định, ngƣời ta lắp các vì vào nhau. Trƣớc khi dựng nhà họ đào sẵn những chiếc hố để dựng cột. Đến giờ đẹp họ mang hòn đá tảng bỏ vào nhƣng chiếc hố đó. Riêng cột chính chủ nhà phai ôm cột nhà đặt lên tảng đá. Đối với nhà đất cột kê, họ làm lễ in tảng trƣớc rồi mới dựng trƣớc khi đặt tảng, ngƣời ta thƣờng đặt xuống đó mảnh giấy đỏ, coi nhƣ là sự yểm bùa để bảo vệ ngôi nhà khỏi tà ma, quỷ quái. Nếu là nhà đất cột ngoãm thì ngƣời ta dựng vì chái bên trái trƣớc và cột cái sẽ chôn đầu tiên. Cũng nhƣ nhiều dân tộc khác, dân tộc Nùng rất coi trọng bên trái. Bởi họ cho rằng: "tả vi đông,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn đông vi thử", nghĩa là bên trái tức phía Đông mà phía Đông là sự bắt đầu tốt đẹp. Do đó, ngƣời ta thƣờng dựng vì bên trái trƣớc, Cây nóc phải thẳng,

không bị mối mọt, sứt sẹo, cụt ngọn, song ngà hay xà leo. . . Nếu là tre thì

phải đếm mắt theo "sinh, lão, bệnh, tử" và chữ "sinh" phải rơi vào đốt cuối cùng.

Lễ đặt nóc đƣợc coi là một nghi lễ quan trọng, ảnh hƣởng đến đời sống tâm lý của cả gia đình. Có nhiều nhà cẩn thận còn dán giấy đỏ vào hai đầu nhà để xua tà ma quấy nhiễu gia đình. Những cây nóc đƣợc làm sau này còn đƣợc viết chữ lên, ghi rõ ngày tháng năm đặt nóc, coi đó nhƣ sự xác định chủ quyền. Nếu ngày tốt không kịp dựng xong thì nhất định phải đặt nóc trƣớc rồi hôm sau dựng tiếp. Sau khi dựng xong, ngƣời ta bắt đầu lợp nhà, lợp hai mái phụ trƣớc rồi đến hai mái chính.

Bên cạnh đó, ngƣời Nùng còn nhờ thầy xem nơi đặt công trình phụ. Ví dụ, ngƣời ta không bao giờ đào giếng ở những vị trí đối diện cửa chính hoặc cửa sổ. Theo quan niệm của họ nếu làm nhƣ vậy việc làm ăn sẽ gặp nhiều khó khăn. Hƣớng nhà và các công trình phụ trong nhà thƣờng đƣợc đặt ở các cung Sinh khí, Phúc đức, Thiên y, Phục vị và tránh các cung Ngũ quỷ, Lục sát, Hại hoạ, Tuyệt mạng. Ngày nay, ngƣời ta vẫn xem hƣớng, ngày, giờ làm nhà nhƣng đã giảm bớt.

2.3.6. Lễ vào nhà mới (Kin liên hoan khẩu lờn mâu)

Một phần của tài liệu nhà của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên từ 1945 đến nay (Trang 32 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)