5 Ngày dựng và cách thức dựng

Một phần của tài liệu nhà của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên từ 1945 đến nay (Trang 37 - 38)

6. Cấu trúc đề tài:

2.3. 5 Ngày dựng và cách thức dựng

Việc dựng nhà đối với ngƣời Nùng không mấy khó khăn vì đồng bào có tập quán giúp đỡ nhau khi làm nhà. Khi dựng nhà ngƣời Nùng chú ý nhất thời điểm đặt cột chính và đặt nóc. Những sự kiện này ngƣời Nùng phải dựa theo lời của thầy cúng. Dựng nhà là một trong những công việc quan trọng, không thể bỏ qua nên nó cũng đƣợc chọn ngày, giờ cẩn thận. Nếu đƣợc ngày, giờ tốt thì đêm cũng phải dựng. Ngoài ra, đồng bào còn kiêng ngày sấm ra đầu tiên, nếu đang dựng nhà hoặc dựng xong rồi mà chƣa qua 23 giờ nhƣng có sấm sét thì cũng dừng lại và dỡ bỏ hoàn toàn. Do vậy. thời gian làm nhà của cƣ dân địa phƣơng từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau.

Đến giờ quy định, ngƣời ta lắp các vì vào nhau. Trƣớc khi dựng nhà họ đào sẵn những chiếc hố để dựng cột. Đến giờ đẹp họ mang hòn đá tảng bỏ vào nhƣng chiếc hố đó. Riêng cột chính chủ nhà phai ôm cột nhà đặt lên tảng đá. Đối với nhà đất cột kê, họ làm lễ in tảng trƣớc rồi mới dựng trƣớc khi đặt tảng, ngƣời ta thƣờng đặt xuống đó mảnh giấy đỏ, coi nhƣ là sự yểm bùa để bảo vệ ngôi nhà khỏi tà ma, quỷ quái. Nếu là nhà đất cột ngoãm thì ngƣời ta dựng vì chái bên trái trƣớc và cột cái sẽ chôn đầu tiên. Cũng nhƣ nhiều dân tộc khác, dân tộc Nùng rất coi trọng bên trái. Bởi họ cho rằng: "tả vi đông,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn đông vi thử", nghĩa là bên trái tức phía Đông mà phía Đông là sự bắt đầu tốt đẹp. Do đó, ngƣời ta thƣờng dựng vì bên trái trƣớc, Cây nóc phải thẳng,

không bị mối mọt, sứt sẹo, cụt ngọn, song ngà hay xà leo. . . Nếu là tre thì

phải đếm mắt theo "sinh, lão, bệnh, tử" và chữ "sinh" phải rơi vào đốt cuối cùng.

Lễ đặt nóc đƣợc coi là một nghi lễ quan trọng, ảnh hƣởng đến đời sống tâm lý của cả gia đình. Có nhiều nhà cẩn thận còn dán giấy đỏ vào hai đầu nhà để xua tà ma quấy nhiễu gia đình. Những cây nóc đƣợc làm sau này còn đƣợc viết chữ lên, ghi rõ ngày tháng năm đặt nóc, coi đó nhƣ sự xác định chủ quyền. Nếu ngày tốt không kịp dựng xong thì nhất định phải đặt nóc trƣớc rồi hôm sau dựng tiếp. Sau khi dựng xong, ngƣời ta bắt đầu lợp nhà, lợp hai mái phụ trƣớc rồi đến hai mái chính.

Bên cạnh đó, ngƣời Nùng còn nhờ thầy xem nơi đặt công trình phụ. Ví dụ, ngƣời ta không bao giờ đào giếng ở những vị trí đối diện cửa chính hoặc cửa sổ. Theo quan niệm của họ nếu làm nhƣ vậy việc làm ăn sẽ gặp nhiều khó khăn. Hƣớng nhà và các công trình phụ trong nhà thƣờng đƣợc đặt ở các cung Sinh khí, Phúc đức, Thiên y, Phục vị và tránh các cung Ngũ quỷ, Lục sát, Hại hoạ, Tuyệt mạng. Ngày nay, ngƣời ta vẫn xem hƣớng, ngày, giờ làm nhà nhƣng đã giảm bớt.

Một phần của tài liệu nhà của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên từ 1945 đến nay (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)