Chọn tuổi làm nhà và ngày khởi công

Một phần của tài liệu nhà của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên từ 1945 đến nay (Trang 35 - 36)

6. Cấu trúc đề tài:

2.3.3- Chọn tuổi làm nhà và ngày khởi công

Khi chuẩn bị xong nguồn nguyên vật liệu, đồng bào mới chọn năm làm

nhà, chọn ngày khởi công. Ngƣời chủ biện một lễ nhỏ đến nhờ thầy Tào, Mo

nhờ thầy xem tuổi mình có làm đƣợc nhà vào năm nay không, khởi công giờ nào, ngày nào; dựng vào ngày nào và ngày nào vào nhà mới là đẹp nhất. Tất cả những ngày đó đều đƣợc ông thầy xem, dựa vào tuổi của chủ nhà và ngày sấm ra đầu tiên của năm đó. Theo lời kể của một số cao nhân ở địa phƣơng những ngôi nhà đƣợc xây dựng thời kỳ này phải dựa theo tuổi của gia chủ. Thông thƣờng những ngƣời ngoài 40 tuổi mới đƣợc làm nhà. Mặt khác họ căn cứ vào điều kiện kinh tế, sức khoẻ. Điều kiện thời tiết cũng là nhân tố làm ảnh hƣởng quyết định làm nhà của gia chủ. Sự khác biệt lớn về lựa chọn tuổi làm nhà trƣớc năm 1945 và giai đoạn hiện nay là vai trò của thầy cúng và những tri thức khoa học. Hiện nay, yếu tố khoa học ảnh hƣởng lớn đến quá trình chọn tuổi làm nhà.

Khi đã xem đƣợc tuổi làm nhà và các ngày quan trọng thì gia chủ ra về chuẩn bị làm lễ "khởi móng" (ngƣời Kinh gọi là động thổ). Có thể nói, đây là một trong những nghi lễ quan trọng để xin phép Thổ thần và Tổ tiên phủ hộ cho việc làm nhà. Cũng nhƣ ngƣời Việt, ngƣời Nùng thƣờng làm mâm cỗ mặn, bao giờ cũng có con gà nhƣng phải là gà trống thiến. Nghi lễ này do chủ nhân tiến hành, cũng có thể đƣợc thực hiện bởi thầy địa lý. Sau khi khấn xong, ngƣời đƣợc tuổi làm nhà sẽ cầm cuốc, cuốc bốn góc từ Đông, Nam, Tây, Bắc và ở giữa (trung cung hoàng thổ). Họ tiến hành 45 nhát cuốc khi khởi móng. Thƣờng thì ngày khởi công là ngày đặt móng luôn. Ông thầy sẽ thắp hƣơng ở cả bốn góc và ở giữa mảnh đất, sau đó vừa khấn, vừa làm phép đi vòng quanh nhà để xua đuổi tà ma, quỷ quái, cô hồn... Nhất là gia đình có phụ nữ mang thai thì công việc này đƣợc làm cẩn thận hơn. Sau khi hành lễ xong, chủ nhân sẽ đổ đất vào bốn góc tƣờng cũng theo chiều Đông, Bắc, Tây, Nam và ở giữa, sau đó lấy chày giã mạnh. Chỉ khi nào chủ nhà làm xong thì bà con làng xóm mới bắt tay vào giúp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong lúc trình, hay nói cách khác là trong cả quá trình làm nhà mới, không ai đƣợc phép nói bậy sợ động chạm đến thần linh, sau này gia chủ sẽ gặp những điều không tốt.

Đối với những gia đình có con cái ra ở riêng mà chƣa có điều kiện thì chỉ chọn đất, chọn hƣớng nhà rồi dựng nhà phụ để ở tạm. Ngôi nhà phụ ấy không cần xem tuổi, ngày giờ khởi công, ngày dựng, ngày vào nhà mới bởi đó chỉ là ngôi nhà tạm làm trong 1 - 2 ngày là xong. Ngôi nhà này sẽ đƣợc giữ đến khi vợ chồng chủ nhà có đủ diều kiện để cất ngôi nhà mới khang trang hơn. Đó cũng là cách để thử đất có lành hay không. Nếu sau khi ở một thời gian thấy không tốt, họ sẽ chuyển đi nơi khác, coi đó nhƣ một cách thử đất làm nhà.

Thời gian làm nhà của cƣ dân địa phƣơng trƣớc năm 1945 thƣờng kéo dài khoảng 3 - 5 năm, thậm chí hàng chục năm. Vật liệu xây dựng những ngôi nhà trƣớc năm 1945 thƣờng đƣợc làm bằng những thân gỗ lớn quý hiếm. Do vậy giá trị của những ngôi nhà còn tồn tại đến ngày nay ngày càng đƣợc khẳng định.

Một phần của tài liệu nhà của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên từ 1945 đến nay (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)