Nguyên nhân của sự thay đổi và một vài nhận xét nhà của ngƣời Nùng

Một phần của tài liệu nhà của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên từ 1945 đến nay (Trang 76 - 86)

6. Cấu trúc đề tài:

3.3. Nguyên nhân của sự thay đổi và một vài nhận xét nhà của ngƣời Nùng

Nùng huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên từ năm 1945 đến nay.

Nhƣ vậy trƣớc năm 1945 nhà của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ chủ yếu là nhà sàn. Từ năm 1945 đến nay loại hình nhà phong phú hơn: nhà sàn, nhà đất, nhà nửa sàn, nửa đất, nhà trình tƣờng....Ngôi nhà của ngƣời Nùng đã có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sự chuyển biến mang phong cách của lối sống hiện đại. Sự thay đổi này có nhiều nguyên nhân khác nhau. Đồng Hỷ là một huyện miền núi có khí hậu hết sức khắc nghiệt nên độ bền của ngôi nhà trát vách và lợp mái rạ là ngắn. Hơn nữa rừng ngày càng bị tàn phá nặng nề, không có nguyên liệu để làm những ngôi nhà cổ truyền thống. Vì thế họ phải chuyển qua làm nhà bằng đất (nhà đắp đất, nhà trình tƣờng), thay bằng vật liệu hiện đại nhƣ: xi măng, gạch, vôi.... Hơn nữa ngƣời dân Đồng Hỷ không ngừng nâng cao chất lƣợng đời sống vật chất, tinh thần cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nƣớc. Trong quá trình đó ngƣời Nùng không ngừng học hỏi, tiếp thu những yếu tố văn hóa tích cực của các dân tộc khác, đặc biệt là dân tộc Kinh. Do đó ngôi nhà của họ có sự chuyển biến lớn, càng về sau càng mang cách phong cách ngƣời Việt. Song chúng tôi hy vọng rằng, trong những phần nghiên cứu sâu hơn về ngôi nhà của ngƣời Nùng sẽ tìm thấy đƣợc những nét đặc trƣng của ngƣời Nùng ở địa phƣơng.

Trong chu kỳ của một đời ngƣời có rất nhiều tập tục, mỗi tập tục mang màu sắc và giá trị nhân văn đạo đức riêng. Nó thể hiện tính liên tục và phát triển của xã hội loài ngƣời. Những tập tục đó không thể thiếu trong cuộc đời mỗi con ngƣời, nó vừa mang tính chất tích cực,vừa có mặt hạn chế. Mặt tích cực của những lễ nghi đó là những yếu tố mang giá trị văn hoá tốt đẹp. Qua những lễ nghi đó, con ngƣời lƣu giữ đƣợc những nếp sống truyền thống và càng thắt chặt hơn mối quan hệ cộng đồng. Mặt khác các bƣớc trong quá trình hoàn thiện ngôi nhà đã phản ảnh những khía cạnh của bản sắc văn hoá tộc ngƣời. Đặc điểm và quá trình hoàn thiện ngôi nhà của ngƣời Nùng là hệ quả của quá trình lịch sử, văn hóa tộc ngƣời. Mặt khác nó phản ánh trình độ nhận thức triết lý và mức sống trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Tuy nhiên, thời gian hoàn thiện các ngôi nhà thƣờng kéo dài ảnh hƣởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt của tộc ngƣời. Mặt khác, cách bố trí chức năng của ngôi nhà chƣa đƣợc phát huy triệt để. Nhận thức đƣợc các mặt trên chúng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ta cần lƣu giữ những nét đẹp truyền thống và tiếp thu những tiến bộ trong sự phát triển chung của thời đại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN

Nhà ở phản ảnh trình độ phát triển kinh tế xã hội của mỗi dân tộc, đồng thời phản ánh chiều hƣờng phát triển kinh tế của họ gắn với hoàn cảnh thiên nhiên xung quanh, đặc điểm phƣơng thức sinh hoạt.

Qua mỗi chặng đƣờng lịch sử ngôi nhà của ngƣời Nùng có nhiều thay đổi (loại hình, kiểu dáng, vật liệu xây dựng ....). Mặt khác ngôi nhà của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ mang nhiều nét đặc trƣng so với các địa phƣơng khác.

Nếu nhƣ trƣớc năm 1945, ngôi nhà của ngƣời Nùng chủ yếu là nhà sàn có quy mô lớn thì sau năm 1945 đến nay, ngôi nhà của họ có loại hình phong phú hơn: Nhà sàn, nhà đất, nhà nửa sàn nửa đất. Mặt khác cùng với sự thay đổi về loại hình thì cấu tạo, quy mô cách bố trí, quá trình xây dựng.... cũng có sự thay đổi phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội.

So với các đồng bào Nùng ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoàng Liên Sơn thì quy mô ngôi nhà của ngƣời Nùng ở Đồng Hỷ có diện tích nhỏ hơn, mặt khác do điều kiện kinh tế xã hội của địa phƣơng, vật liệu cấu tạo ngôi nhà chủ yếu là những nhà gỗ thông dụng, ít nhà làm từ các loại gỗ quý hiếm.

Nếu nhƣ một số địa phƣơng ở Cao Bằng, Lạng Sơn và một số tỉnh ở phía Bắc hình thành một số ngôi nhà mang tính chất phòng thủ thì nhà ngƣời của ngƣời Nùng ở Đồng Hỷ - Thái Nguyên chủ yếu nhằm phục vụ mục đích sinh hoạt, sản xuất. Có thể thấy một số vùng ở biên giới Việt - Trung xây dựng một số làng phòng thủ và nhà kiểu pháo đài. Mỗi bản trở thành một đơn vị phòng thủ có hàng rào tre dày đặc hoặc luỹ đá bao bạo xung quanh, có nhiều lô cốt và lỗ châu mai chĩa súng ra ngoài. Kiểu nhà này nhằm mục đích chống trộm cƣớp và thú dữ cho nên cửa ra vào và cửa sổ rất ít cho nên ánh sáng trong nhà bị hạn chế. Qua khảo sát nhà của ngƣời Nùng ở Đồng Hỷ về cơ bản không có loại hình này.

Ngày nay cũng giống nhƣ dân tộc khác, vị trí của những thầy Mo, Tào vẫn tồn tại để cƣ dân địa phƣơng có thể giải toả những lo lắng về tinh thần.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Do vậy những nghi lễ cúng bái phức tạp vẫn đƣợc lƣu giữ, tuy đã có sự đổi mới nhƣng vẫn còn rƣờm rà. Vì vậy cần loại bỏ dần những nghi lễ lạc hậu để xây dựng nếp sống mới, góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Cũng nhƣ ở nhiều dân tộc khác, ngôi nhà của ngƣời Nùng đã trải qua những chặng đƣờng lịch sử với nhiều biến đổi nhất định theo điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế và xã hội. Dù ở thời kỳ nào, ngôi nhà ấy cũng mang những đặc điểm dân tộc và những nét đặc trƣng tộc ngƣời riêng biệt.

Sống ở vùng trung du, ngƣời Nùng sớm biết cách lựa chọn tỉ mỉ những nguyên vật liệu sẵn có của núi rừng nhƣ lim, dẻ, tầu tấu, nứa, lá hèo v.v..., khéo léo gia công làm thành ngôi nhà - nguồn tài sản lớn nhất và cũng là nơi lƣu giữ nhiều kỷ niệm của con ngƣời. Trƣớc năm 1945 ngƣời Nùng thƣờng làm nên ngôi nhà từ vì kèo ba cột, có cột chống vào cái nóc. Vì kèo này đƣợc làm bằng các "ngoãm" tự nhiên, gắn với nhau bằng hệ thống lạt hoặc dây thừng buộc. Do đó, ngôi nhà của họ mang tính "nhà tạm". Sau, để mở rộng nhà họ bắt đầu sáng tạo ra hai cột phụ tạo thành vì kèo năm cột. Và đến ngày nay, hầu hết các vì kèo trong các nhà đều là vì kèo ngƣời Việt và do chính thợ ngƣời Việt làm. Do đó, trong quá trình sinh sống ở Đồng Hỷ ngƣời Nùng chịu sự tác động rất lớn từ ngƣời Việt nên giữa họ có sự học hỏi lẫn nhau, kể cả trong vấn đề nhà cửa. Cũng vì thế, yếu tố truyền thống trong ngôi nhà đƣợc lƣu giữ rất ít, đặc biệt trong vấn đề gia công, chế tạo để dựng nhà đƣợc lƣu giữ rất ít, đặc biệt trong vấn đề gia công, chế tạo để dựng nhà thì hầu nhƣ không còn. .

Có thể khẳng định, cách bố trí khuôn viên và bằng sinh hoạt trong nhà của họ rất gọn ghẽ, đảm bảo vệ sinh và thuận tiện cho việc sinh hoạt.

Khuôn viên của họ bao giờ cũng có nhà chính, nhà bếp, chuồng gia súc, sân vƣờn. . . Tổ hợp nhà đƣợc xây dựng chủ yếu là nhà hình thƣớc thợ hoặc chữ U đằng trƣớc là sân, đằng sau là vƣờn, chuồng gia súc đặt xa nhà chính. Do có nhiều vƣờn nên họ trồng rau, trồng chè, hoa quả . . . đủ để đáp ứng nhu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cầu cần thiết của gia đình, chỉ khi nào thừa họ mới mang bán. Qua đó ta thấy ở Đồng Hỷ, đời sống nhân dân còn thấp, nền kinh tế mang tính tự cung tự cấp là thƣơng nghiệp chƣa tách khỏi nông nghiệp. Tuy nhiên ngày nay, đã có một số gia đình cải đổi mô hình kinh tế theo hƣớng phát triển trang trại làm đời sống của đồng bào đƣợc nâng lên, điển hình là ở Minh Lập.

Nhà ngƣời Nùng thƣờng có số gian lẻ. Dù số gian nhiều hay ít thì gian giữa bao giờ cũng là gian đặt bàn thờ tổ tiên và là nơi tiếp khách của gia đình. Nếu là nhà một gian hai chái thì chải bên trái là nơi sinh hoạt của vợ chồng, chái bên kia là nơi sinh hoạt của con cái. Nếu nhà ba gian hai chái thì cách bố trí mặt bằng lại khác, giƣờng của ông chủ nhà và của con trai, của khách sẽ đƣợc đặt ở hai gian kế bên gian giữa, chái trở thành nơi sinh hoạt của phụ nữ. Giƣờng của bà chủ sẽ đƣợc đặt ở chái cạnh giƣờng ông chủ, chái kia là nơi sinh hoạt của con gái hoặc con dâu (nhà có nhiều con dâu thì chái sẽ đƣợc ngăn ra thành nhiều gian nhỏ). Đây là mô hình phổ biến ở Đồng Hỷ còn mô hình nhà một gian hai chái chỉ còn tồn tại trong gia đình vợ chồng trẻ mới ra ở riêng nhƣng còn rất ít.

Trải qua những thời kỳ lịch sử khác nhau, ngôi nhà của ngƣời Nùng với những đặc điểm của nó phù hợp với điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế của họ. Ngôi nhà đƣợc tạo dựng từ những vật liệu tự nhiên lại đƣợc bao bọc bởi thiên nhiên nên dƣờng nhƣ không có sự cách biệt lớn giữa thiên tạo và nhân tạo, giữa trong và ngoài nhà nhƣ ở các nƣớc phƣơng Tây, mà ở đó có sự đóng mở rất hài hòa, phù hợp với tâm lý của cƣ dân nông nghiệp lúa nƣớc Đông Nam á. Ngôi nhà lá với bức tƣờng trình còn giúp ngƣời dân chống lại cái rét, cái nóng của thời tiết khắc nghiệt vùng trung du miền núi Thái Nguyên.

Ngôi nhà của các dân tộc vùng trung du đều có cùng gốc lều chòi, nhƣng mỗi dân tộc lại sáng tạo ra những nét riêng mang tính đặc trƣng của tộc ngƣời. Theo chúng tôi, nét đặc trƣng đó cũng chịu sự chi phối lớn từ điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội. Nhà của ngƣời Nùng thƣờng có 1 chái nhô ra, tạo thành hiên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhỏ trƣớc gian giữa có độ rộng khoảng 1m. Hỗu hết các địa phƣơng khác co 2 chái.

Trong ngôi nhà của ngƣời Nùng gian giữa đƣợc coi là nơi thiêng liêng nhất vì đó là chỗ đặt bàn thờ Tổ tiên, thờ ông Táo và thờ thánh sƣ (nếu nhà có ngƣời làm thầy cúng). Các dân tộc cho rằng ngôi nhà có chủ cần phải dành nhiều chỗ để thờ cúng với mục đích không chỉ phù hộ sức khỏe của gia đình mà còn phù hộ cho công việc chăn nuôi sản xuất, canh giữ của. . . nhƣng mỗi dân tộc lại có chỗ đặt bàn thờ đó riêng.

Xét về mặt văn hóa tinh thần, trong quá trình làm nhà, ngƣời Nùng tin theo thuyết Phong Thủy và coi ngôi nhà có mối quan hệ chặt chẽ đối với sự thành - bại, sinh - tử của đời ngƣời. Vì thế, họ không muốn cho ngƣời ngoài vào nhà hôm Mồng Một Tết, khi trong nhà có ngƣời sinh nở, ngay cả khi ngƣời nhà chết ở ngoài, vì sợ ma xấu làm hại gia đình. . . Chính vì vậy, cứ đầu năm họ lại làm lễ Kỳ Yên để xua đuổi ma tà, quỷ quái, cầu phúc cho gia đình. Có thể nói, những nét riêng mang tính tộc ngƣời ấy đã góp vào cái chung làm cho kho tàng văn hóa Việt Nam thêm phong phú, đa dạng.

Hiện nay, ngôi nhà của ngƣời Nùng đã và đang có những biến động lớn. Những ngôi nhà xây gạch mộc, nhà cao tầng đã mọc lên, kiều nhà truyền thống dần mất đi, thay vào dó là kiểu nhà của ngƣời Việt do chính thợ ngƣời Việt làm. Song, dù có thay đổi những nét đặc trƣng mang tính tộc ngƣời vẫn đƣợc lƣu giữ. Có thể thấy, sự đổi mới kiểu cách của những ngôi nhà đã báo hiệu sự đổi thay đáng mừng của bộ mặt nông thôn ngƣời Nùng ở Đồng Hỷ hiện nay. Nó còn chứng tỏ đời sống vật chất của đồng bào, đã đƣợc nâng lên và đƣờng lối lãnh đạo công cuộc đổi mới của Đảng, Nhà nƣớc ta hiện nay là đúng đắn. Song, xóm làng của ngƣời Nùng cũng nhƣ nhiều dân tộc khác là con đẻ của phƣơng thức sản xuất nông nghiệp, hình thành tự phát, manh mún, không theo tổ chức nhất định. Trong khi đó, đất nƣớc ta đang tiến bƣớc trên con đƣờng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nên việc cơ giới hóa nông thôn là không thể tránh khỏi, đòi hỏi phải cải tạo xóm làng cho phù hợp với nền sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

xuất mới - sản xuất Xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, các cơ quan chức năng của tỉnh, huyện, xã cần có những hƣớng dẫn cụ thể trong việc quy hoạch, xây dựng nhà cửa và xóm làng sao cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế- xã hội, đảm bảo đƣợc tập quán sinh hoạt của đồng bào.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ănghen, (1960),Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và Nhà nước. 2. Ănghen, (1960) Chống Đuy Rinh, NXB Sự thật.

3. N.N. Siêpôsalôp và I.A. Siêpốalôva(1960), Về sự phân loại nhà theo dân tộc học lịch sử( đăng trong cuốn "Dân tộc học là gì ?"- NXB Sử học, Hà Nội)

4. Nguyễn Khắc Tụng (1977), Nhà cửa của nông dân người Việt ở Trung du Bắc Bộ, tạp chí Dân tộc học số 3.

5. Nguyễn Khắc Tụng (1978), Nhà cửa các dân tộc ở trung du Bắc Bộ Việt Nam, NXB Khoa học xã hội Việt Nam.

6. Lê Duẩn (1980), CM XHCN Việt Nam, NXB Sự thật - Hà Nội, tập 3. 7. Sổ tay về các dân tộc Việt Nam (1983), NXB khoa học xã hội - Hà Nội. 8. Bộ đội cần biết về các dân tộc ở biên giới phía Bắc (1983), NXB Quân đội

nhân dân - Hà Nội.

9. Hà Văn Thƣ, Lã Văn Lô (1984), Văn hoá Tày - Nùng, NXB Văn hoá - Hà Nội.

10. Ngô Huy Quỳnh (1986), Tìm hiểu lịch sử kiến trúc Việt Nam, NXB xây dựng - Hà Nội.

11. Trần Văn Tam (1990), Xây dựng nhà theo thuyết phong thuỷ, NXB Văn hóa Thông tin Hà Nội.

12. Cacmac (1992), Lời nói phê phán triết học pháp luật Heghen, NXB Sự thật - Hà Nội.

13. Hoàng Nam (1992) Dân tộc Nùng ở Việt Nam, NXB Văn hoá dân tộc.

14. Quốc sử quán triêù Nguyễn (1992), Đại nam nhất thống chí tỉnh Thái Nguyên, tập 4 NXB Thuận Hoá, Huế

15. Nguyễn Khắc Tụng (1993), Nhà cửa các dân tộc Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tập 1.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

16. Nguyễn Việt Thanh (1994), Tìm hiểu về văn hóa, NXB Chính trị Quốc gia - Hà Nội.

17. Toan Anh (1996), Phong tục thờ cúng trong gia đình Việt Nam, NXB Văn hoá dân tộc.

18. Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm hiểu bản sắc văn hoá Việt Nam, NXB thành phố Hồ Chí Minh

19. Trịnh Trúc Lâm (1998), Địa lý tỉnh Thái Nguyên, NXB Sở giáo dục tỉnh Thái Nguyên

20. Đào Duy Anh (2001), Văn hoá sử cương, NXB Văn hoá dân tộc.

21. Hoàng Quốc Hải (2001), Văn hoá phong tục, NXB Văn hoá thông tin. 22. Nguyễn Đăng Duy (2001), Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt

Nam, NXB Văn hoá thông tin.

23. Lý Hành Sơn (2001), Nhà cửa của người Cơ Lao ở Đồng Văn - Hà Giang, tạp chí Dân tộc học số 1.

24. Hoàng Ngọc La (2002), Văn hoá Tày, NXB Văn hoá Thông tin Thái Nguyên.

25. Đô Đức Lợi, Hoàng Hoa Toàn (2002), Tập tục chu kỳ đời người của các

Một phần của tài liệu nhà của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên từ 1945 đến nay (Trang 76 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)