Các loại hình nhà của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thá

Một phần của tài liệu nhà của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên từ 1945 đến nay (Trang 25 - 86)

6. Cấu trúc đề tài:

2.1.Các loại hình nhà của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thá

Chƣơng 2

NHÀ CỦA NGƢỜI NÙNG HUYỆN ĐỒNG HỶ-TỈNH THÁI NGUYÊN TRƢỚC NĂM 1945

2.1. Các loại hình nhà của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Thái Nguyên.

Nhà ở là một tổ hợp về sinh hoạt và văn hoá của cƣ dân mỗi dân tộc. Nó phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội của dân tộc đó, đồng thời phản ánh chiều hƣớng phát triển kinh tế của họ gắn liền với hoàn cảnh, thiên nhiên xung quanh, những đặc điểm về phƣơng thức sinh hoạt của họ.

Theo nghĩa rộng “danh từ nhà có thể bao gồm tất cả mọi kiến trúc chiếm

một không gian nhất định mà loài người dùng để thoả mãn thứ nhu cầu về kinh tế - văn hoá - xã hội và sinh hoạt. Nhà cùng với công cụ sản xuất, lương thực, quần áo, nhiên liệu đều là của cải vật chất của con người…” [3,tr.185]

Con ngƣời sinh ra và lớn lên cần phải có một tổ ấm gia đình để chia sẻ niềm vui và nỗi buồn.Thuở thiếu thời con cái đƣợc chăm sóc, che chở dƣới tình yêu thƣơng của bố mẹ, lúc trƣởng thành họ phải có vợ, có chồng để bắt đầu cuộc sống mới. Trong chu kỳ đời ngƣời, nếu nhƣ hôn nhân là việc trăm năm thì làm nhà cũng là việc đặc biệt quan trọng.

Trong quan niệm của ngƣời Nùng, con trai sau khi cƣới vợ vẫn ở chung với bố, mẹ và anh chị em. Tuy nhiên, khi mọi chuyện đã ổn định thì việc tách ra thành một đơn vị sinh hoạt độc lập trở nên cần thiết. Đây là nguyên nhân một căn nhà mới đƣợc dựng lên.

Ngôi nhà đƣợc dựng có thể là nhà cũ hay nhà mới làm song đây là mốc đánh dấu sự kiện trọng đại của một đời ngƣời. Do vậy, việc dựng nhà, làm nhà luôn đƣợc đồng bào chuẩn bị kỹ lƣỡng và chu đáo.

Xây dựng ngôi nhà lớn hay bé, đẹp hay không tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế vật chất của mỗi gia đình. Những gia đình có điều kiện thì làm ngôi nhà đẹp và vững chắc, thời gian làm nhà có thể kéo dài. Tuy nhiên, những gia

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đình không có điều làm nhà to thì dựa vào những nguyên vật liệu có sẵn và nhờ anh em, họ hàng giúp đỡ, thời gian tiến hành ngắn hơn.

Nhà của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ có hai loại hình cơ bản: Nhà sàn và nhà đất. Ngoài ra còn có loại nửa sàn, nửa đất. Tuy nhiên, kiến trúc nhà giữa các địa phƣơng có sự khác biệt.

2.2. Giới thiệu về cấu trúc nhà sàn, nhà đất của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên trƣớc năm 1945.

2.2.1. Cấu trúc nhà sàn của người Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên trước năm 1945.

Trƣớc năm 1945 ngƣời Nùng ở huyện Đông Hỷ chủ yếu ở nhà sàn,

ngƣời ở trên, trâu, bò, lợn, gà ở dƣới. Nhà sàn ở đây là loại nhà cột kê, hai mái chính và hai chái hình thang cân, rất giống nhà của ngƣời Tày và cũng khác nhà ngƣời Nùng ở Lạng Sơn, Cao Bằng. Nhà sàn là dạng nhà truyền thống và phổ biến nhất của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Nhà của ngƣời Nùng ở địa phƣơng có 3 đến 5 gian, vách thƣng bằng vầu, tre, nứa hoặc ván xẻ, lợp lá cọ, cỏ gianh hoặc ngói máng và có hai cầu thang lên xuống. Sàn nhà phổ biến rát bằng cây vầu, cây mai, song những gia đình khá giả lát bằng ván xẻ. Sàn thƣờng làm cách mặt đất khoảng 1,6m. Nhìn bề ngoài, điểm dễ nhận thấy nhất là nhà sàn 4 mái. Nhà sàn 4 mái, ngoài 2 mái chính còn 2 mái đầu hồi bao giờ cũng thấp hơn mái chính. Nhìn chung, kết cấu kỹ thuật ở nhà sàn 4 mái phức tạp hơn so với nhà sàn 2 mái. Điều này thể hiện rõ ở kết cấu vì chái, mái đầu hồi, các vì kèo, cột trong bộ sƣờn của nó. Bộ sƣờn nhà của ngƣời Nùng ở Đồng Hỷ nhiều kiểu kèo khác nhau: kiểu vì 4 hàng cột, 6 hàng cột, 7 hàng cột. Kiểu vì 4 hàng cột gồm có 4 cột chính và một trụ ngắn hình " quả bí" gọi là " nghé qua". Kiểu vì 6 hàng cột về cơ bản không khác gì kiểu vì 4 hàng cột, chỉ thêm 2 cột con ( tuỳ theo mỗi địa phƣơng) . Kiểu vì 7 hàng cột của ngƣời Nùng là kiểu vì hoàn thiện và mẫu mực. Kiểu này thƣờng thấy có một hoặc 2 trụ ngắn hình " quả bí" đứng trên xà ngang, có tác dụng nhƣ là chống kèo vậy. Nhìn chung, sự khác biệt chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bộ phận các kiểu vì kèo có thể tập quán giữa các vùng hoặc do sự biến đổi chung về mô hình nhà ở qua mỗi thời kỳ. Vì thế, nếu ngôi nhà giữ đƣợc nhiều đặc điểm cổ truyền hơn thì bao giờ số cột trong các bộ phận vì kèo cũng đƣợc giữ nguyên. (Hình1)

Hình 1: Hệ thống vì kèo nhà gia đình ông Hoàng Văn Giỏi xã Tân Long

Nguyên liệu lợp nhà cũng phong phú nhƣ : ngói âm dƣơng, tranh,rạ, lá cọ, một đôi nơi còn dùng mây, tre.

Nhà sàn ngƣời Nùng có cửa ra vào ở phía trƣớc hoặc hai đầu hồi. Cửa chính thƣờng đặt ở cầu thang lên xuống, còn cửa phụ là nơi thông qua ra bếp hay ra sân. (Sơ đồ 1)

6 7 8 3 2 4 5 1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Chú thích: 1- Bàn thờ 2- Buồng 3- Hiên 4- Phòng ngủ 5- Bàn tiếp khách 6- Hiên 7- Sân 8- Bếp

Sơ đồ 1: Sơ đồ mặt bằng Nhà của gia đình ông Hoàng Văn Giỏi xã Tân Long

Nhà sàn cổ truyền của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ là nhà tổng hợp. Từ sàn gác,mặt sàn cho đến gầm sàn đều đƣợc sử dụng hợp lý trong sinh hoạt và sản xuất. Trong ngôi nhà sàn, gác có thể làm ở tất cả các gian (trừ gian bàn thờ), thƣờng dùng để đặt bồ đựng các sản phẩm trồng trọt, dụng cụ dệt vải... Gầm sàn có thể nhốt gia súc, hay để nông cụ nhƣ : Cày, bừa, cối xay, quạt hòm... Chú thích: 1- Bếp 2- Nơi để bát đũa 3- Phòng ngủ 4- Phòng ngủ 5- Bàn tiếp khách 6- Buồng 7- Bàn thờ

8- Bàn thờ Thái thượng lão quân 9 - Hiên

Sơ đồ 2: Mặt bằng sinh hoạt trong ngôi nhà chính Hoàng Văn Thành xã Tân Long 2 3 6 9 7 8 4 5 1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Sơ đồ 3: Mặt bằng sinh hoạt phía dưới ngôi nhà chính Hoàng Văn Thành

xã Tân Long (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bố cục trong nhà tuỳ theo từng nơi có thể chia làm hai phần theo chiều ngang và chiều dọc nếu tính từ cửa chính. Bàn thờ cũng là nơi có thể căn cứ vào đó để thấy rõ hơn bố cục của ngôi nhà có sự khác biệt nào đó giữa các địa phƣơng. Nếu bàn thờ đặt ở gian giữa thì ta thấy ngôi nhà đƣợc chia làm hai nửa. Nửa trên ( phía trƣớc bàn thờ) thƣờng gần cửa chính là nơi diễn ra mọi sinh hoạt, đồng thời là nơi tiếp khách. Nửa dƣới ( phía sau bàn thờ) giành cho nữ giới.Có nơi bàn thờ đặt kế gian chính giữa song cách bố trí cho mỗi thành viên trong gia đình cũng tƣơng tự nhƣ vậy. Nhà bếp có hai bếp: một bếp chính, đƣợc nấu nƣớng hàng ngày, còn một bếp phụ để nấu rƣợu, cám lợn.

Hòm để thóc Nuôi gia súc

Sân Nơi để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Chú thích: 1- Bếp 2- Nơi để bát đũa 3- Phòng ngủ 4- Phòng ngủ 5- Bàn tiếp khách 6- Buồng 7- Bàn thờ

8- Bàn thờ Thái thượng lão quân 9 - Hiên

Sơ đồ 4: Mặt bằng sinh hoạt trong ngôi nhà chính gia đình bà Vi Thị An xã Hoà Bình

2.2.2. Cấu trúc nhà đất của người Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

Nhà đất có nhiều điểm khác so với ngôi nhà sàn cổ truyền: nhỏ về quy mô, đơn giản về kết cấu bộ sƣờn, bố cục trong nhà cũng khác. Kỹ thuật làm mái, dựng vì kèo hầu hết là đục lỗ mộng, ngoãm và tạo lỗ khi làm tƣờng.

Dù là nhà đất, bộ vì kèo vẫn giữ đƣợc nét kết cấu kỹ thuật truyền thống với bộ phận hình chữ sơn ở gần chòm kèo. Trụ và nóc chống kèo ở đây vẫn đƣợc tạo bởi " nghé qua" (quả bí) hoặc những trụ ngắn đứng trên quá giang nhƣ ở nhà sàn. Nhà đất có hai mái chính. Nhà đất của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ có hai mái hồi, đặc biệt ở kiểu nhà ở nhà trình tƣờng hay xây gạch mộc. Trong nhà ngăn thành từng phòng riêng cho nam, nữ sàn gác đƣợc thu

Bếp Bàn ăn Giƣờng ngủ 2 3 6 7 8 4 5 1 9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hẹp lại trở thành gác xép là nơi để thóc lúa, hòm xiểng và những đồ lặt vặt trong gia đình. Bếp không còn ở gian chính mà thƣờng đặt ở gian đằng sau hay gian bên cạnh. Bàn thờ đặt đối diện với cửa chính nhƣng có thể ở gian giữa hoặc gian sát vách. Nơi tiếp khách thƣờng ở trƣớc bàn thờ, cửa chính. Nhiều nơi, bên cạnh ngôi nhà đất ( nhà chính) đồng bào còn làm thêm một nhà sàn hoặc ngôi nhà đất nhỏ hơn. (Sơ đồ 5 )

Chú thích: 1- Nhà chính 2- Nhà bếp 3- Chuồng gia súc 4- Nhà vệ sinh 5- Giếng 6- Nhà ngang 7- Sân

Sơ đồ 5:Mặt bằng sinh hoạt trong ngôi nhà chính Hoàng Văn Thái xã Quang Sơn

Trong các dạng nhà đất của ngƣời Nùng có thể thấy nhà trình tƣờng và nhà xây gạch mộc phổ biến hơn cả, còn nhà nửa sàn nửa đất chỉ có ở một số xã phía Bắc của huyện (Hoà Bình, Quang Sơn, Tân Long), những nơi này có địa hình núi dốc. Đây là một dạng nhà đặc biệt, vừa mang tính chất nhà đất, vừa mang tính chất nhà sàn và bố cục đƣợc chia làm hai phần : phần đất và phần sàn. Phần đất nằm ở gian cuối dọc ngôi nhà, cửa ra vào đƣợc mở ở phần nền đất, còn cửa chính ở trƣớc nhà. 3 1 2 7 6 5 4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.3. Quá trình xây dựng nhà của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Thái Nguyên.

2.3.1 Chọn đất và hướng nhà: (Dòm tỳ lơn)

Ngôi nhà đƣợc coi là một loại tài sản quý báu của con ngƣời mà ở đó họ đã có biết bao kỷ niệm vui buồn. Trong tâm thức của họ, ngôi nhà dƣờng nhƣ đã trở thành điều kiện cho sự thành bại của mỗi đời ngƣời. Chính vì thế, việc làm nhà mới đối với ngƣời Nùng đã trở thành một trong những sự kiện quan trọng của cuộc sống.

Khi quyết định làm nhà, ngƣời Nùng rất cẩn thận, tỉ mỉ trong việc chọn

đất và chọn hƣớng làm nhà, để tránh tai hoạ xảy ra. Ngƣời Nùng tin theo thuyết Phong thuỷ nên họ thƣờng mời các thầy về xem cho. Trƣớc năm 1945 khi đất đai còn rộng, dân cƣ thƣa thớt, ngƣời ta mới chú ý chọn đất. Thời kỳ này cƣ dân địa phƣơng chọn đất xây dựng thƣờng ở những nơi có địa hình cao hoặc xen giữa các thung lũng bằng phẳng. Ngƣời Nùng quan niệm, nơi làm nhà phải cao, thoáng, vị trí của ngôi nhà và hƣớng nhà không bị che khuất bởi các ngọn núi. Theo điều tra của chúng tôi một số ngôi nhà đƣợc xây dựng trƣớc năm 1945 đến nay đều đặt ở những vị trí cao thoáng. Hƣớng nhà đƣợc cƣ dân địa phƣơng thời kỳ này lựa chọn chủ yếu là hƣớng Nam. Cũng giống nhƣ một số quan niệm hiện nay, khi chọn đất và hƣớng nhà ngƣời Nùng có một số kiêng kỵ: Họ kiêng làm nhà trên nền giếng cũ hay ngõ cụt. Những mảnh đất ở nơi gần chùa, miếu, nơi thờ cúng thƣờng không đƣợc đồng bào chọn để xây dựng nhà ở. Nếu có thì phải cách phạm vi chùa một khoảng nhất định bởi họ cho rằng đó là nơi ngự trị của thánh thần, phạm phải đất đó là bị thánh thần quở phạt, trách móc. Những nơi có cây cổ thụ hoá mộc tinh, những tảng đá cuội đã hoá thạch tinh đều phải tránh xa vì ở đó có nhiều ma quỷ quấy nhiễu. Nếu làm thì phải lập miếu thờ trong vƣờn, hƣơng khói thƣờng xuyên.

Sự khác biệt trong cách lựa chọn đất và hƣớng nhà trƣớc năm 1945 và giai đoạn hiện nay đƣợc thể hiện: Những ngôi nhà đƣợc làm lên trƣớc năm 1945 chủ yếu chọn hƣớng Nam ở các vị trí cao. Mặt khác những ngôi nhà xây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dựng muộn hơn, hƣớng thƣờng đƣợc chọn theo tuổi đa dạng và tập trung ở các thung lũng, và đƣờng giao thông tiện lợi.

Ở hƣớng nào thì nhà của ngƣời Nùng cũng đảm bảo những điều kiện thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt, đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Suy cho

cùng việc chọn đất, chọn hƣớng nhà chỉ là tận dụng tối đa thế mạnh của môi

trƣờng tự nhiên để đối phó với chính nó.

2.3.2 - Chọn vật liệu. (Dòm may day)

“Vật liệu xây dng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong xây dựng. Nó không chỉ quyết định tuổi thọ, quy mô, hình dáng, vẻ đẹp, phương pháp và tốc độ thi công của công trình mà còn biểu hiện cả trình độ phát triển khoa học kỹ thuật của một dân tộc, một quốc gia” [18, tr.28]. Bởi lẽ "đất vàng ở vùng đồi núi không chỉ đảm bảo phát triển những cây công nghiệp mà còn là nguồn vật liệu xây dựng tại chỗ mà nhân dân địa phương đã dùng để làm nhà ở, chuồng trại và cả những công trình phòng chống ngoại xâm" [10, tr.6]. Từ ta xƣa, conngƣời đã biết lợi dụng các nguồn vật liệu có sẵn trong tự nhiên, ở

ngay nơi mình sinh sống để xây dựng nhà cửa, làng bản. Xƣa kia, toàn huyện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đồng Hỷ là rừng núi bao bọc nhƣ rừng Sóng svan (rừng dài từ địa phận xóm

Gốc Thị ra đến xóm chợ Quang Trung hiện nay), rừng Bà Đanh, San Chuỳ

Cóc ở xã Minh Lập v.v . . . Những khu rừng ấy đã là nguồn sinh sống hầu nhƣ

vô tận của ngƣời Nùng ở đây trong những thế kỷ trƣớc, đồng thời là nguồn

cung cấp gỗ dùng vào việc xây dựng các công trình sinh hoạt của gia đình, làng bản nhƣ: dẻ, thành ngạnh, sồi, tầu tấu ...v.v. Thứ đến là họ hàng nhà tre gồm có tre, nứa, mai, vầu…vừa phong phú về số lƣợng, vừa đa dạng về

chủng loại. Bên cạnh đó, đồng bào còn trồng trong khu vƣờn của mình những

cây gỗ xoan, mít, bạch đàn v.v. . .

Dùng làm lạt buộc ngoài tre, nứa, giang còn phải kể đến cây mây nƣớc

và một số loại dây rừng. Những loại vật liệu để lợp nhà chủ yếu là cỏ tranh, lá hèo, rạ. Đó là loại vật liệu dễ kiếm, phổ biến và lợp nhà tốt ở vùng trung du.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Những vật liệu để làm tƣờng vách, ngoài tre, nứa, gỗ, rạ còn có đất đồi. Các loại vật liệu trên luôn đƣợc dùng kết hợp lẫn nhau, chỉ có sự kết hợp chặt chẽ giữa các loại vật liệu trên thì sức bền của ngôi nhà mới đảm bảo lâu dài.

Ngƣời Nùng thƣờng chọn vật liệu lúc nông nhàn. Khác với một số dân

tộc ở nƣớc ta, ngƣời Nùng không có tập tục giúp đỡ nhau hay chọn ngày đi

lấy vật liệu. Thƣờng thì gia đình tự chuẩn bị vật liệu, bao giờ đủ thì mới làm

nhà. Ngƣời ta lên rừng chọn những cây tre, cây gỗ vừa ý, chặt xuống và mang

về nhà bằng những chiếc xe quệt do trâu kéo hoặc bằng sức ngƣời.Gỗ thƣờng

đƣợc họ lấy vào mùa thu, đầu mùa Đông hoặc ngày không có ánh trăng để

tránh mối mọt. Cây gỗ, cây tre ấy phải thẳng, đều gióng. Có nhƣ vậy mới đảm

Một phần của tài liệu nhà của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên từ 1945 đến nay (Trang 25 - 86)