Kiến trúc công cộng:

Một phần của tài liệu nhà của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên từ 1945 đến nay (Trang 63 - 86)

6. Cấu trúc đề tài:

3.1.4.Kiến trúc công cộng:

Trong các dạng nhà công cộng của ngƣời Nùng đáng chú ý nhất là đình bản rồi đến miếu thờ thổ công. Về đình bản nhìn chung, có 2 dạng là chủ yếu: Dạng thứ nhất chỉ dựng một ngôi đình để thờ thiên thần nhƣ thần núi, thần sông, suối... Dạng thứ 2 là hệ thống gồm 3 ngôi đình chùng thờ các vị thiên thần và Phật Bà Quan Âm. Điểm chung nhất là cả 2 dạng trên là đều thờ Thành Hoàng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Đình làng của người Nùng ở xóm Ba Đình, Tân Long, Đồng Hỷ

Ảnh: Phan Đình Thuận , chụp năm 2011

Cả 2 dạng đình đều có kết cấu 4 mái. Song các ngôi đình ở dạng thứ nhất hầu hết đều lợp giang, ngói âm dƣơng và qui mô nhỏ hơn đình ở dạng thứ 2. Nguyên vật liệu để xây dựng đình ở dạng thứ nhất hoàn toàn bằng gỗ ( trừ tranh và ngói lợp). Đình dạng thứ 2 đã có sự tham gia nhiều của gạch, vôi, cát, sành, sơn...

Về kết cấu kỹ thuật, dạng đình thứ nhất có nhiều đặc điểm kiến trúc của nhà sàn truyền thống Tày - Nùng. Dạng thứ 2, những yếu tố truyền thống mờ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhạt đi, để thêm vào đó là rất nhiều yếu tố của ngôi đình ngƣời Việt. Dạng thứ nhất thƣờng có kết cấu 3 gian 5 hàng cột. Đình gồm 4 bộ vì kèo, mỗi bộ có 2 trụ ngắn hình nghé qua đứng trên xà ngang làm chống kèo. Kỹ thuật dựng về cơ bản dựa vào hệ thống ngoãm và mộng.

Bộ vì kèo ở dạng thứ 2 có khác biệt nhiều so với dạng đình thứ nhất. Trụ ngắn ( hay chống kèo) hình quả bí hầu nhƣ không có nữa, thay vào đó là hệ thống những con cung ( tức giá chiêng) trong bộ vì kèo. Bên cạnh đó, vì trƣớc kẻ - sau bấy cũng đƣợc sử dụng trong việc đỡ mái của ngôi đình. Rõ ràng những yếu tố kỹ thuật này hoàn toàn là của ngƣời Việt.

Đình ở dạng thứ nhất thƣờng nhỏ về quy mô, đơn giản về kết cấu bộ sƣờn, Trái lại, đình dạng thứ 2 làm theo kiểu ngƣời Việt, rất lớn về quy mô, kết cấu bộ sƣờn. Chẳng hạn nhƣ : Nơi tế lễ ( hay gọi là cung đƣờng), ngƣời ta dựng những bộ sƣờn đình rất lớn có tới 9 gian với 6 hàng cột.Trong đó, gian chính giữa rộng gần 5 mét, và các gian khác nhỏ hơn từ 1,2 - 1,8mét. Một ngôi đình nhƣ vậy có tới 60 cột gỗ tròn, cột to nhất có đƣờng kính 40cm. Những cột nhỏ cũng là 24cm. Đình bản ít khi chôn cột nhà mà chủ yếu là kê đá tảng, tƣờng đƣợc lắp bằng ván với kỹ thuật nhƣ ở n hà sàn. Tƣờng đình ở dạng thứ 2 còn đƣợc xây dựng bằng gạch, đá, vôi cát...

Việc dựng đình khá công phu và trải qua nhiều công đoạn ( nhất là ở dạng đình thứ 2).Chọn đất, chọn địa điểm dựng đình là do thầy mo, thầy địa lý đảm nhiệm. Theo quan điểm của đồng bào thì hƣớng đình tốt nhất là Đông - Tây, có sông, suối uốn xung quanh là rất tốt; hay sông, suối, núi trùng điệp bao quanh, tạo thế " long chầu, hổ phục" lại càng tốt hơn. Dựng đình phải tránh nơi có con suối, mạch nƣớc chảy thẳng vào đình rồi đột ngột rẽ đi, tránh vách núi dứng thẳng ngay trƣớc mặt đình. Nhìn chung, đình thƣờng đƣợc dựng ở nơi thoáng mát, rộng rãi, có cây cổ thụ và mặt bằng thuận lợi cho việc tổ chức vui c hơi, lễ hội. Ngày khởi công dựng đình phải là ngày tốt, chẳng hạn ngày " phúc thịnh", thuận lợi về mọi mặt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Làm xong một ngôi đình nhỏ mất một vài tuần, còn đình lớn hết 3 - 5 tháng. Dạng đình thứ nhất do đồng bào tự làm, dạng thứ 2 thƣờng nhờ thợ ngƣời Việt, nên kết cấu kỹ thuật và cách bài trí chịu nhiều ảnh hƣởng của ngôi đình Việt.

Đình thƣờng là cửa từng bản, nhƣng cũng có nơi của vài bản. Dạng đình thứ nhất thƣờng phân bố ở những bản xa, hẻo lánh, không gần thị trấn hay trục đƣờng giao thông quan trọng. Trái lại, đình dạng thứ 2 phân bố chủ yếu ở những bản gần đƣờng giao thông chính hay trong thung lũng lớn, bằng phẳng, gần các thị trấn.

Kết cấu mặt bằng cũng thấy rất rõ sự khác biệt giữa 2 dạng đình của ngƣời Tày, Nùng. Ở dạng thứ nhất, sàn đƣợc lát bằng gỗ ván (cách mặt đất 30 - 40cm), có nơi chỉ trừ một nửa của gian giữa vì đây là đƣờng tiến vào khi hành lễ. Sàn đình ở 2 bên dành cho những già bản và ngƣời có chức vị ngồi. Rõ ràng sàn đình mang dấu vết đậm nét của ngôi nhà sàn truyền thống.

Ở dạng thứ 2, chính giữa là cung đƣờng có qui mô lớn nhất. Gian giữa là nơi làm lễ. Điện thờ có đủ các tƣợng; từ ông Thiện ông ác cho đến Nam Tào,Bắc Đẩu... Chỗ ngồi của các chức vị cao, thấp trong bản đƣợc tính bắt đầu từ gian giữa cho tới các gian bên cạnh mỗi khi có lễ hội. Sau cung đƣờng là đình thờ Phật với đầy đủ bệ và tƣợng thờ. Nằm ngay cạnh cung đƣờng ( phía bên phải) là đình thờ thần sông, cuối,thần núi hoặc Thành Hoàng... với quy mô bằng hoặc nhỏ hơn chút ít so với đình thờ Phật. Hầu hết các ngôi đình ở đây đƣợc trang trí gần giống các ngôi đình của ngƣời Việt. Điều đó thể hiện rõ nhất ở phần trang trí nội thất và mái đình bằng những câu dối, hình rồng chầu ( vẽ hoặc đắp nổi trên nóc đình...) Dạng đình thứ 2 là sự biểu hiện rõ nhất giữa cái mới và cái cũ xen cài nhau trong cùng một kiến trúc.

Qua ngôi đình ở ngƣời Nùng ít nhiều phản ánh mặt xã hội cổ truyền. Đó là tôn ti trật tự biểu hiện bằng những thứ bậc cao thấp trong một bản thông qua tƣớc vị( trƣởng bản, trùm trƣởng), tuổi tác ( già bản), nghề nghiệp( thầy cúng, ngƣời làm ruộng...) Sinh hoạt đình bản là nơi củng cố quan hệ dòng họ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trong bản và trong nhiều bản. Chẳng hạn uy tín, sự bền vững và lớn mạnh của một dòng họ có thể đƣợc khẳng định rõ nhất trong việc đóng góp xây dựng đình cũng nhƣ trong lễ hội đình.

Nhƣ vậy đình bản và những hoạt động văn hoá, lễ hội truyền thống gắn liền với nó, về mặt nào đó đã biểu hiện tính cố kết chặt chẽ của cộng đồng bản làng( nhƣ gia đình, dòng họ) trong xã hội truyền thống của ngƣời Nùng.Mặt khác, việc thờ cúng chung và sinh hoạt văn hoá cộng đồng là những nét cơ bản nhất trong tính chất của đình bản ở ngƣời Tày, Nùng.

Nếu nhƣ đình đƣợc thấy là những công trình kiến trúc công cộng chỉ có ở các bản Tày (mà cũng không phát triển lắm), vắng bóng ở các bản Nùng, thì trái lại, miếu rất phổ biến ở khắp các bản trong đồng bào Nùng.

Về quy mô, miếu không bằng đình, nhƣng lại không thể thiếu đƣợc trong các bản làng của đồng bào Nùng ở địa phƣơng. Nguyên liệu và hình dáng miếu có nhiều nét khác nhau giữa các vùng. Song nhìn chung, miếu đƣợc dựng bằng gỗ, gạch mộc hay tƣờng trình; mái lớp gianh hoặc ngói âm dƣơng. Miếu dựng bằng gỗ phần nhiều có hình dáng nhƣ một nhà sàn thu nhỏ. Phần sàn chính là bệ thờ. Trong tín ngƣỡng, miếu là nơi thờ cúng thổ công của bản làng. Và đây cũng là nơi gắn liền với những nghi lễ tôn giáo - tín ngƣỡng cũng nhƣ sinh hoạt lễ hội truyền thống của ngƣời Nùng.

Tóm lại, từ sau năm 1945 đến nay ngôi nhà của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ có nhiều sự thay đổi. Những ngôi nhà đƣợc làm trƣớc năm 1945 có đặc điểm gần giống ngôi nhà của ngƣời Tày. Cột nhà là những cột tròn, lớn. Mặt khác, vật liều dùng để lợp chủ yếu là lá cọ, cỏ gianh, hoặc mái ngói âm dƣơng…Ngôi nhà của ngƣời Nùng hiện nay, chủ yếu đƣợc làm bằng cột vuông. Họ lợp bằng ngói âm dƣơng và ngói công nghiệp. Những năm gần đây nhiều ngôi nhà của ngƣời Nùng ở địa phƣơng đƣợc xây lên bằng vật liệu gạch đỏ, xi măng…lợp bằng mái tôn hay tấm prôximăng song nó vẫn kế thừa đƣợc một số đặc điểm của ngôi nhà truyền thống. Sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong ngôi nhà của ngƣời Nùng ở địa phƣơng thể hiện sự sáng tạo của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cƣ dân địa phƣơng và sự phát triển toàn diện của nền kinh tế – xã hội của đồng bào địa phƣơng.

3.2. Quá trình xây dựng nhà của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên

2.3.1 Chọn đất và hướng nhà:

Ngôi nhà mới đƣợc làm dù sang trọng hay bình dân cần phải có hệ thống nghi lễ, tập tục phức tạp và tốn kém. Để tiến hành làm nhà mới ngƣời Nùng chú trọng xem tuổi và xem hƣớng nhà. Ngôi nhà mới thƣờng đƣợc đặt ở vị trí đẹp. Để chọn vị trí dựng nhà, lúc xế chiều của một ngày tốt, chủ nhà đến chỗ định làm nhà cắm một cộc nứa và dắt vào chân cọc những lá cỏ gianh, đồng thời đào một hố bằng cái bát to, nện chặt xung quanh rồi lấy gạo đặt xuống thành từng chòm. Theo quan niệm của họ, các chòm tƣợng trƣng cho ngƣời và gia súc quây quần xung quanh ngôi nhà. Điều này thể hiện ƣớc muốn của họ về một cuộc sông no đủ, sung túc trong tƣơng lai.

Để biết đƣợc chỗ dự định làm nhà có tốt hay không, ngƣời Nùng rất đề cao giấc mộng của mình. Họ cho rằng khi chuẩn bị làm nhà mới, nếu chủ nhà mơ thấy nƣớc, cây cối xanh tƣơi là điềm tốt. Ngƣợc lại nếu mơ thấy màu đỏ là điều không hay. Đặc biệt họ rất kỵ tiếng kêu của hƣơu nai...Nếu mọi chuyện đều tốt lành thì chủ nhà làm nhà trên đất đã định sẵn.

Ngƣời Nùng tin theo thuyết Phong thuỷ nên họ thƣờng mời các thầy về xem cho. Ngày xƣa, khi đất đai còn rộng, dân cƣ thƣa thớt, ngƣời ta mới chú ý chọn đất, còn ngày nay, họ chỉ chọn hƣớng. Theo thuyết Phong thuỷ, đất để làm nhà ở, đình chùa, dựng xóm thôn gọi là dƣơng trạch. Dƣơng trạch phải hài hoà với thiên nhiên, có môi trƣờng tốt khiến con ngƣời cảm thấy tƣơi vui, hoà nhã, cơ thể khoẻ mạnh, tinh thần sảng khoái. Đất làm nhà phải gần nguồn nƣớc, đất đai màu mỡ nhƣng phải cao ráo, không ẩm thấp, không khí trong lành, có đƣờng đi thuận tiện . Cũng giống nhƣ quan niệm làm nhà trƣớc đây, ngày nay ngƣời Nùng họ vẫn kiêng làm nhà trên nền giếng cũ hay ngõ cụt. Những mảnh đất ở nơi gần chùa, miếu mạo, nơi thờ cúng thƣờng không đƣợc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đồng bào chọn để xây dựng nhà ở. Nếu có thì phải cách phạm vi chùa một khoảng nhất định bởi họ cho rằng đó là nơi ngự trị của thánh thần, phạm phải đất đó là bị thánh thần quở phạt, trách móc. Những nơi có cây cổ thụ hoá mộc tinh, những tảng đá cuội đã hoá thạch tinh đều phải tránh xa vì ở đó có nhiều ma quỷ quấy nhiễu. Nếu làm thì phải lập miếu thờ trong vƣờn, hƣơng khói th- ƣờng xuyên.Tuy nhiên, nếu thời kỳ trƣớc năm 1945 quá trình lựa chọn đất làm nhà có nhiều thuận lợi hơn nên vị trí của những ngôi nhà này thƣờng rất đẹp. Còn ngày nay, hƣớng của các ngôi nhà của ngƣời Nùng rất đa dạng. Dù gia chủ không đƣợc hƣớng đẹp thì thầy địa lý cũng sẽ dùng thuật để hoá giải các hƣớng cho thích hợp để gia chủ yên tâm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi dã lựa chọn đƣợc nơi làm nhà, ngƣời ta bắt đầu chọn hƣớng. Đây là công việc quan trọng mà không một gia đình nào đƣợc phép bỏ qua. Ông thầy cúng dựa vào tuổi chủ nhà, la bàn và sách để chọn hƣớng nhà. Hƣớng chính của nhà là hƣớng của bàn thờ và là hƣớng để mở cửa chính. Tuy nhiên, hiện nay nhiều gia đình hƣớng bàn thờ không phải là hƣớng nhà. Hƣớng đẹp là hƣớng không bị núi che khuất, không có những lùm cây có hình thù quái đản án ngữ hay nhòm ngó vào nhà, không có đƣờng, hoặc nóc nhà chính của ngƣời khác lao thẳng vào nhà, là hƣớng hợp với tuổi chủ nhà. Nhìn chung, ngƣời Nùng không có quan niệm hƣớng nào tốt hơn hƣớng nào nhƣ ngƣời Kinh và ngƣời Cơ Lao. Ngƣời Kinh cho rằng hƣớng Nam là hƣớng đẹp nhất: "Lấy vợ hiền hoà, làm nhà hướng Nam", với người Cơ Lao thì hướng mở cửa chính đẹp nhất là hướng Đông, bởi đó là hướng chào đón ánh nắng mặt trời từ sáng sớm, là hướng tượng trưng cho sự sống và phát triển, thu gom của cải vào nhà [23,tr.185].

Ở hƣớng nào thì nhà của ngƣời Nùng cũng đảm bảo những điều kiện thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt, đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Suy cho

cùng việc chọn đất, chọn hƣớng nhà chỉ là tận dụng tối đa thế mạnh của môi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hƣớng của các ngôi nhà của ngƣời Nùng hiện nay rất phong phú. Hầu hết các ngôi nhà đều tập trung chủ yếu ở đƣờng Quốc lộ, đƣờng liên thôn, liên xóm...Điều này xuất phát từ sự phát triển của nền kinh thế thị trƣờng và các nhu cầu xã hội khác.

2.3.2 - Chọn vật liệu.

“Vật liệu xây dng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong xây dựng. Nó không chỉ quyết định tuổi thọ, quy mô, hình dáng, vẻ đẹp, phương pháp và tốc độ thi công của công trình mà còn biểu hiện cả trình độ phát triển khoa học kỹ thuật của một dân tộc, một quốc gia” [l l,tr.28]. Trƣớc năm 1945 vật liệu tạo nên những ngôi nhà thƣờng là các loại gỗ quý ( lim, sến, tấu…). Mặt khác đƣờng kính của các loại cột trong nhà thƣờng có đƣờng kính lớn hơn những ngôi nhà làm giai đoạn sau. Tuy nhiên, từ năm 1945 đến nay đặc biệt trong thời gian gần đây việc tìm kiếm vật liệu làm nhà theo kiểu cổ truyền thống gặp rất nhiều khó khăn. Diện tích rừng của huyện Đồng Hỷ chủ yếu là rừng tái sinh. Do vậy, gỗ quý hiếm ít và kích thƣớc còn nhỏ. Những ngôi nhà làm theo kiểu truyền thống ngày càng ít đi. Để khắc phục những hạn chế đó và phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế – xã hội địa phƣơng. Cƣ dân địa phƣơng đã biết tạo ra và tìm kiếm những vật liệu thay thế. Mặt khác, loại hình nhà, quy mô của ngôi nhà …cũng đƣợc thay đổi cho phù hợp.

Ngày nay, vật liệu làm nên những ngôi nhà của ngƣời Nùng chủ yếu là gỗ tái sinh( thành ngạnh, xoan…). Do vậy, khi nhìn vào chất liệu gỗ và đƣờng kính của cột nhà chúng ta cũng phần nào biết đƣợc thời gian làm ra ngôi nhà. Bên cạnh những loại gỗ lấy từ tự nhiên, đồng bào đã biết sử dụng xi măng, sắt thép để thay thế vật liệu truyền thống khi xây dựng nhà bếp hay những công trình phụ…

Hiện nay, tuy đã có nhiều vật liệu xây dựng mới thay thế nhƣng ngƣời Nùng vẫn sử dụng một số vật liệu: Tre, nứa, mai, vầu…khi làm nhà. Một số gia đình còn sử dụng những cây gỗ lâu năm trong vƣờn để làm nhà nhƣ xoan, bạch đàn, keo…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nếu nhƣ những ngôi nhà truyền thống của ngƣời Nùng trƣớc đây, vật liệu sử dụng để buộc các vì kèo và mái thƣòng là cây mây nƣớc và một số loại dây rừng thì ngày nay vậy liệu này đã đƣợc thay thế bằng nhiều vật liệu mới

phong phú hơn( sắt, thân cây hóp…)

Dùng làm lạt buộc ngoài tre, nứa, giang còn phải kể đến cây mây nƣớc

và một số loại dây rừng. Những loại vật liệu để lợp nhà chủ yếu là cỏ tranh, lá hèo, rạ. Đó là loại vật liệu dễ kiếm, phổ biến và lợp nhà tốt ở vùng trung du.

Một phần của tài liệu nhà của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên từ 1945 đến nay (Trang 63 - 86)