Nguồn vốn huy động cụ thể của ngân hàng qua các năm

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp phương đông chi nhánh tây đô - pgd phước thới qua 3 năm (2009 - 2011) (Trang 46 - 49)

4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG

4.1.2. Nguồn vốn huy động cụ thể của ngân hàng qua các năm

Vốn huy động của ngân hàng thương mại là giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được trên thị trường thông qua các nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay và một số nghiệp vụ khác. Và huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng để ngân hàng thương mại thực hiện mục tiêu tăng trưởng, bổ sung nguồn vốn cho vay. . Đối với OCB Phước Thới, tình hình huy động vốn giai đoạn 2009 – 2011 được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Tri Nam Khang - 33 - SVTH: Võ Minh Khương

NĂM CHÊNH LỆCH

2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền

Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % 1.TGTT 306 134 456 (172) (56,21) 322 240,30 2.TGTK 17.915 17.679 11.685 (236) (1,32) (5.994) (33,90) a. KKH 50 157 56 107 68,15 (101) (64,33) b. CKH 17.815 17.522 11.629 (293) (1,65) (5.893) (33,63) Tổng 18.221 17.813 12.141 (408) (2,24) (5.672) (31,84) Bảng 5: NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỤ THỂ QUA 3 NĂM (2009 – 2011)

(Nguồn: Bộ phận Kế toán – PGD Phước Thới)

Qua bảng 3 ta thấy tình hình nguồn vốn huy động của PGD giảm dần qua các năm. Tổng huy động năm 2009 là 18.221 triệu đồng, năm 2010 giảm 17.813 triệu đồng, tức giảm 480 triệu đồng, giảm 2,24% so với năm 2009. Tuy nhiên, năm 2011 tổng huy động vốn là 12.141 triệu đồng, giảm 5.672 triệu đồng tương đương giảm 31,84% so với năm 2010. Nguyên nhân giảm là do tình hình kinh tế khơng ổn định từ cuối năm 2009, mất mùa, công việc làm ít lại, giá cả nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh leo thang làm cho người dân chi tiêu nhiều hơn và gửi ít. Chính vì vây, việc huy động vốn không chỉ Ngân hàng Phương Đông – PGD Phước Thới gặp khó khăn mà là khó khăn chung của hầu hết các Ngân hàng đang hoạt động trên cùng địa bàn.

Tiền gửi thanh toán (Tiền gửi không kỳ hạn): Đây là tiền gửi của các tổ

chức kinh tế và dân cư, đây là loại tiền gửi mà khách hàng có thể rút ra bất kỳ lúc nào nhằm mục đích thanh tốn của mình, cho nên loại tiền này có nhiều biến động và không ổn định. Năm 2009 tiền gửi thanh toán là 306 triệu đồng, năm 2010 là 134 triệu đồng, giảm 172 triệu đồng (giảm 56,21% so với năm 2009) nguyên nhân là do lạm phát quay trở lại vào cuối năm 2009, doanh nghiệp hoạt động khó khăn hơn do giá cả tăng cao nên dẫn đến nhu cầu thanh toán của doanh

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Tri Nam Khang - 34 - SVTH: Võ Minh Khương

nghiệp giảm. Sang năm 2011 tiền gửi thanh toán là 456 triệu đồng, tăng 322 triệu đồng, tương đương tăng 240,30% đây là mức tăng cao nhất từ trước đến nay.

Tiền gửi tiết kiệm: Tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm chiếm nhiều nhất trong tổng nguồn vốn huy động (trên 95%), trong đó chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, loại tiền gửi này chiếm phần lớn tỷ trọng trong tiền gửi tiết kiệm và trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Nguyên nhân là do loại tiền gửi này có thời hạn cụ thể, ngân hàng có thể sử dụng cho vay theo kế hoạch và thu hồi để trả nợ cho khách hàng đúng hạn, khách hàng gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn khơng rút trước hạn nên gửi theo kỳ hạn sẽ được hưởng mức lãi suất cao hơn so với gửi không kỳ hạn. Những năm gần đây, Ngân hàng rất ưu tiên cho loại tiền gửi tiết kiệm này và nhận được rất nhiều sự đồng tình từ khách hàng, góp phần làm cho nguồn vốn huy động của ngân hàng được tăng lên đáng kể, tuy nhiên sau khi kết thúc chương trình thì lượng vốn huy động được không đáng kể. Nguyên nhân như đã phân tích ở trên, tình hình kinh tế gặp nhiều biến động ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân.

Qua bảng số liệu trên ta còn thấy tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn năm 2009 đạt cao nhất 17.865 triệu đồng nhưng 2010, 2011 giảm dần. Nguyên nhân là do ngân hàng áp dụng tiền gửi đa dạng có nhiều kỳ hạn như một tuần, một tháng, hai tháng, ba tháng, sáu tháng, mười hai tháng,…với lãi suất linh hoạt cho đối tượng, ngân hàng có quà tặng khuyến mãi đối với khách hàng có tiền gửi cao, nhưng trong những năm gần đây đều giảm do sự cạnh tranh từ các chương trình huy động vốn rất hấp dẫn của nhiều Ngân hàng khác đang hoạt động trên cùng địa bàn. Còn tiền gửi tiết kiệm khơng kỳ hạn thì khơng ổn định qua 3 năm, loại tiền gửi này khơng thu hút được nhiều khách hàng vì lãi suất khơng hấp dẫn bằng tiền gửi có kỳ hạn.

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Tri Nam Khang - 35 - SVTH: Võ Minh Khương

306 17915 134 17.679 456 11.685 0 5000 10000 15000 20000

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

ĐVT: Triệu đồng

Tiền gởi thanh tốn Tiền gởi tiết kiệm

Hình 2: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TẠI PGD PHƯỚC THỚI QUA 3 NĂM

(Nguồn: Bộ phận Kế toán – PGD Phước Thới)

Đánh giá chung công tác huy động vốn qua 3 năm có sự tăng trưởng. Về cơ cấu nguồn vốn chủ yếu là loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi thanh tốn chiếm một tỷ lệ khơng đáng kể trong cơ cấu nguồn vốn. Riêng tiền gửi của các tổ chức tín dụng, trong những năm qua ngân hàng chưa huy động được nguồn vốn tiền gửi từ những tổ chức. Điều này cho thấy ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác huy động vốn bằng nhiều hình thức ưu đãi dành cho khách hàng như: Các chương trình tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm lãi suất bậc thang, tăng cường mối quan hệ, tăng cường quảng bá thương hiệu đến đông đảo những khách hàng tiềm năng… nhằm làm cho nguồn vốn ngân hàng ngày một dồi dào và tạo khả năng chủ động trong hoạt động kinh doanh khi cần thiết và khẳng định tính tự chủ ngày càng cao trong hoạt động huy động và sử dụng vốn của ngân hàng.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp phương đông chi nhánh tây đô - pgd phước thới qua 3 năm (2009 - 2011) (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)