Nợ xấu theo đối tượng kinh tế

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp phương đông chi nhánh tây đô - pgd phước thới qua 3 năm (2009 - 2011) (Trang 70 - 72)

4.5. PHÂN TÍCH NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG

4.5.2. Nợ xấu theo đối tượng kinh tế

Đối với hộ sản xuất kinh doanh: Qua bảng số liệu (bảng 13) ta thấy, nợ xấu đối với hộ sản xuất kinh doanh trên tổng nợ xấu chiếm tỷ trong rất lớn trong cơ cấu nợ: năm 2009 chiếm 95,48%, năm 2010 chiếm 91,54% và năm 2011 chiếm 94,29%. Nguyên nhân chính là do hộ sản xuất kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số cho vay của ngân hàng qua các năm (trên 90%) và đây là đối tượng chủ lực vay vốn của ngân hàng. Cụ thể về nợ xấu đối với hộ sản xuất kinh doanh qua các năm như sau: Năm 2009 là 1.099 triệu đồng. Đến năm 2010 là 1.147 triệu đồng tăng 48 triệu tương ứng tăng 4,37% so với năm 2009, đó là do năm 2010 doanh số cho vay tăng rất cao ( 27.357 triệu đồng ) do đó dẫn đến nợ xấu có phần tăng hơn so với những năm trước. Sang năm 2011 là 1.961 triệu đồng, tăng 769 triệu đồng, con số này tăng cao là do các doanh nghiệp chưa thu nợ từ các khách hàng của mình, chi phí hoạt động cao nên doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, nợ xấu từ còn tồn lại từ năm 2009, năm 2010 .

Nợ xấu đối với hộ sản xuất kinh doanh trên tổng nợ xấu luôn chiếm tỷ trọng lớn chủ yếu tập trung vào các ngành: sản xuất kinh doanh dịch vụ, sản xuất nông nghiệp, nhất là sản xuất nơng nghiệp, đa phần vì nơng dân gập phải mùa màng thất bát, một phần nữa là do người dân không dung vốn vay đúng mục đích sản xuất kinh doanh mà lại dùng để tiêu dùng hoặc mua sắm xe…

Đối với doanh nghiệp tư nhân: đối với thành phần này chiếm tỷ trong nhỏ trên tổng nợ xấu, cụ thể năm 2009 chiếm 1,91%, và năm 2010 chiếm 3,03% năm 2011chiếm 3,44%. Nợ xấu đối với thành phần này chiếm một tỷ lệ nhỏ là vì ngân hàng có ít khách hàng là các doanh nghiệp tư nhân, thường thì các doanh

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Tri Nam Khang - 57 - SVTH: Võ Minh Khương

nghiệp tư nhân đến với ngân hàng là những doanh nghiệp có uy tín, cho nên nợ xấu với đối tượng này là không nhiều. Nhưng hiện nay có xu hướng tăng nên cán bộ ngân hàng cần quan tâm hơn .

Đối với cho vay khác: Cũng giống như các doanh nghiệp tư nhân, nợ xấu

cho vay khác cũng chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng nợ xấu, đối tượng này chủ yếu là vay tiêu dùng và cầm cố sổ tiết kiệm, những người vay tiêu dùng là những người tạm thời thiếu vốn, những khách hàng có sổ tiết kiệm nhưng do nhu cầu cần vốn nên họ vay vốn lại ngân hàng bằng nguồn tài sản đảm bảo là sổ tiết kiệm của họ, do đó những đối tượng khách hàng này mặt dù chiếm tỷ trọng không lớn trong cho vay nên có tỷ lệ nợ xấu thấp: năm 2009 chiếm 2,61%, năm 2010 chiếm 5,43% tăng 126,67% so với năm 2009, năm 2011 giảm 22 triệu so với 2010 đạt 46 triệu đồng. 1.099 22 30 1.147 38 68 1.916 70 46 0 500 1000 1500 2000

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

ĐVT: Triệu đồng

Hộ SXKD

DNTN

Cho vay khác

Hình 9: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN NỢ XẤU THEO ĐỐI TƯỢNG TẠI PGD PHƯỚC THỚI QUA 3 NĂM ( 2009 - 2011)

(Nguồn: Bộ phận Tín dụng – PGD Phước Thới)

Tóm lại qua phân tích trên ta có thể nhận thấy, tình hình nợ xấu của ngân hàng chủ yếu đến từ đối tượng vay là hộ sản xuất kinh doanh, bởi vì đối tượng này ln chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số cho vay, do đó muốn ngày càng hạn chế được tình hình nợ xấu thì phải theo dõi, bám sát các món vay này, phải ln hỗ trợ, giám sát tình hình sử dụng vốn của khách hàng để họ khơng sử dụng vốn sai mục đích, bởi vì nguyên nhân chủ yếu mà khách hàng không thể trả nợ cho

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Tri Nam Khang - 58 - SVTH: Võ Minh Khương

ngân hàng chính là vì nguồn vốn của họ khi vay về đã không được sử dụng đúng với mục đích mà cán bộ tín dụng đánh giá tốt.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp phương đông chi nhánh tây đô - pgd phước thới qua 3 năm (2009 - 2011) (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)