Dư nợ theo đối tượng

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp phương đông chi nhánh tây đô - pgd phước thới qua 3 năm (2009 - 2011) (Trang 63 - 66)

4.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DƯ NỢ

4.4.2. Dư nợ theo đối tượng

Chiếm đa số trong doanh số cho vay thì doanh số dư nợ theo các đối tượng này cũng chiếm tỷ lệ lớn so với đối tượng còn lại là cho vay doanh nghiệp tư nhân, trong đó cho vay hộ sản xuất kinh doanh chiếm doanh số cho vay lớn nhất, đây là đối tượng cho vay chủ lực của ngân hàng, đồng thời đây là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng trong những năm vừa qua.

Qua bảng số liệu (bảng 10) thì dư nợ qua ba năm có sự tăng lên: Năm 2009 tổng dư nợ là 69.319, năm 2010 số dư nợ này lại tăng lên 73.280 triệu đồng tức là tăng 3.961 triệu tương đương tăng 5,71% so với năm 2009. Bước sang năm 2011 tổng dư nợ là 124.147 triệu đồng, tăng 50.867 triệu đồng tương đương tăng 69,41% so với năm 2010 mức tăng này tăng gấp 12 lần so với năm 2010.

Dư nợ đối với hộ sản xuất kinh doanh: Qua bảng số liệu (bảng 10) ta

nhận thấy dư nợ đối với hộ sản xuất kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ. Năm 2009 dư nợ là 68.148 triệu đồng chiếm tỷ trọng 98,31% trong cơ cấu dư nợ. Đến năm 2010 dư nợ 71.405 triệu đồng chiếm 97,44% tăng triệu tức là tăng 4,78% so với năm 2009. Sang năm 2011 là 120.207 triệu đồng chiếm 96,82% trong cơ cấu dư nợ theo đối tượng, tăng 48.802 triệu đồng tương đương tăng 68,35% so với năm 2010, mức tăng này cao nhất từ trước đến nay. Nguyên nhân chủ yếu làm dư nợ tăng qua các năm là do sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất, chuyển diện tích đất trồng lúa năng suất thấp kém hiệu quả, hoang hóa sang sản xuất một vụ rau màu – một vụ lúa nên nhu cầu về vốn của các hộ dân phục vụ cho sản xuất tăng nên đã làm cho dư nợ tăng, đồng thời công tác thu hồi nợ cũng cịn gặp nhiều khó khăn cũng là nguyên nhân khiến dư nợ tăng qua các năm. Dư nợ tăng cho thấy ngân hàng hoạt động có qui mơ rộng nhưng thu nợ cịn hạn chế, bên cạnh đó cần xem xét, để có những biện pháp thu hồi những khoản nợ quá hạn đã góp phần làm dư nợ tăng.

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Tri Nam Khang - 50 - SVTH: Võ Minh Khương Bảng 8: DƯ NỢ THEO THỜI HẠN VÀ THEO ĐỐI TƯỢNG TÍN DỤNG QUA 3 NĂM (2009 - 2011)

ĐVT: Triệu đồng NĂM CHÊNH LỆCH 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % 1. Theo thời hạn tín dụng Dư nợ Ngắn hạn 41.876 60,41 77.746 106,09 121.799 98,11 35.870 85,66 44.053 56,67 Dư nợ Trung hạn 27.443 39,59 (4.466) (6,09) 2.348 1,89 (31.909) (116,27) 6.814 152,57

2. Theo đối tượng tín dụng

Dư nợ hộ SXKD 68.148 98,31 71.405 97,44 120.207 96,82 3.257 4,78 48.802 68,35

Dư nợ DNTN 312 0,45 424 0,58 1.217 0,98 112 35,89 793 187,03

Dư nợ khác 859 1,24 1.451 1,98 2.723 2,20 20 68,92 1.272 87,66

Tổng 69.319 100,00 73.280 100,00 124.147 100,00 3.961 5,71 50.867 69,41

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Tri Nam Khang - 51 - SVTH: Võ Minh Khương

68.148 312 859 71.405 424 1.451 120.207 1.217 2.723 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

ĐVT: Triệu đồng

Dư nợ hộ SXKD Dư nợ DNTN Dư nợ khác

HÌNH 7: DƯ NỢ THEO ĐỐI TƯỢNG TÍN DỤNG QUA 3 NĂM ( 2009 – 2011 )

(Nguồn: Bộ phận Tín dụng – PGD Phước Thới)

Dư nợ đối với doanh nghiệp tư nhân: Dư nợ đối với đối tượng này chiếm

tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ và cũng có xu hướng tăng qua các năm. Qua bảng số liệu (bảng 10) ta thấy dư nợ đối với doanh nghiệp tư nhân năm 2009 là 312 triệu đồng chiếm 0,45% tổng dư nợ, đến năm 2010 dư nợ là 424 triệu đồng với tỷ lệ 0,58% tuy nhiên có tốc độ tăng trưởng là 35,89% so với năm 2009 và năm 2011 có dư nợ là 1.217 triệu đồng tương ứng 0,98% và tăng 187,03% so với năm 2010. Tốc độ tăng dư nợ đối với DNTN cao nhưng giá trị khơng cao bởi vì:

 Khách hàng chính của ngân hàng là hộ sản xuất kinh doanh, những nguời nông dân cho nên những con số này là không đáng kể.

 Trong những năm qua nguồn vốn huy động của ngân hàng vẫn chưa đủ để đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng là khối doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn cao.

 Mặc dù ngân hàng đã cố gắng giải ngân ngay khi có nguồn vốn nhưng thời gian là khá lâu. Điều này cũng phần nào ảnh hưởng đến doanh số cho vay khối doanh nghiệp không tăng cao trong thời gian 3 năm vừa qua.

Dư nợ cho vay khác: Chủ yếu là dư nợ từ cầm cố sổ tiết kiệm và cho vay

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Tri Nam Khang - 52 - SVTH: Võ Minh Khương

vay khác cũng chiếm tỷ trọng khá nhỏ và tăng dần qua 3 năm. Cụ thể, năm 2009 là 859 triệu đồng chiếm 1,24%. Năm 2010 tổng dư nợ cho vay khác là 1.451 triệu đồng chiếm 1,98% và tăng 592 triệu đồng tương ứng tăng 68,92% so với năm 2009. Năm 2011 dư nợ cho vay khác là 2.723 triệu đồng, tăng thêm là 1.272 triệu đồng (tương đương tăng 87,66% so với năm 2010) chiếm tỷ lệ 2,20% trong cơ cấu dư nợ theo đối tượng. Nguyên nhân chủ yếu làm dư nợ cho vay khác tăng qua từng năm là do: Xu hướng tiêu dùng của người dân ngày càng tăng do nhu cầu phát triển của nền kinh tế, xã hội, một số hộ sử dụng vốn vay để phục vụ nhu cầu riêng (mua xe, sắm tivi, điện thoại...) không chú tâm vào kinh doanh sản xuất để tăng thu nhập cho mình, từ đó góp phần tăng dư nợ.

Tóm lại, qua phân tích trên ta thấy được dư nợ theo các đối tượng qua các năm có sự tăng lên, trong đó dư nợ đối với hộ sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng cao nhất, dư nợ cho vay khác đứng vị trí thứ 2 và phần dư nợ còn lại là của doanh nghiệp tư nhân. Dư nợ theo các đối tượng này có sự tăng lên bởi sự tăng lên trong doanh số cho vay của ngân hàng, trong đó đáng kể nhất là tình hình dư nợ của năm 2011, mặc dù doanh số cho vay giảm đáng kể, nhưng dư nợ luôn tăng cao, điều này cho thấy được công tác thu hồi nợ của ngân hàng ngày càng chưa được đảm bảo, sang những năm khác thì kết quả khơng được tốt như vậy, nguyên nhân là do trong thời gian này việc tiếp xúc với các khách hàng nợ quá hạn khó khăn ( họ phải đi làm xa, đang chờ đợi bán tài sản, chờ đợi thu hoạch nông sản, ngân hàng đang tịch thu tài sản nhưng khách hàng chỉ đóng lãi, lãi quá hạn chứ chưa đủ tiền thanh lý hợp đồng ), ngoài ra một số hợp đồng khơng có khả năng trả lãi và vốn đúng với thời hạn lúc làm hợp đồng. Do đó khi cho vay bộ phận tín dụng cần đánh giá tài sản đúng giá trị mà ngân hàng qui định, và đối tượng khách hàng (khách hàng mới hay khách hàng lâu năm) để quyết định cho vay trở lại. Quy mô cho vay ngày càng mở rộng làm cho công việc của các cán bộ khác ngày càng tăng lên, ảnh hưởng lớn đến công tác thu hồi nợ của ngân hàng, do đó trong thời gian tới ngân hàng cần tuyển thêm cán bộ tín dụng, phân chia khu vực cụ thể, cũng như trang bị cơ sở vật chất cho PGD.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp phương đông chi nhánh tây đô - pgd phước thới qua 3 năm (2009 - 2011) (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)