Hành vi vi phạm

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm bí mật đời tư trên các phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 25 - 31)

1.2 Quy định của pháp luật hiện hành về xử phạt VPHC đối với hành vi xâm phạm

1.2.1Hành vi vi phạm

Hành vi vi phạm là một trong những dấu hiệu cơ bản trong mặt khách quan của VPHC đối với hành vi xâm phạm BMĐT trên các phƣơng tiện truyền thơng và mạng xã hội. Nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là căn cứ pháp lý đầu tiên giúp cơ quan chức năng xác định một hành vi xâm phạm BMĐT trên các phƣơng tiện truyền thơng và mạng xã hội có phải là hành VPHC hay khơng. Hành vi xâm phạm BMĐT trên các phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội rất đa dạng và phức tạp, tuy nhiên, có thể khái quát các nhóm hành vi vi phạm phổ biến sau:

Nhóm 1: Tiết lộ BMĐT của người khác trên báo chí, xuất bản phẩm, trang thơng tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp

Tiết lộ BMĐT trên báo chí

Với tính chất đặc thù của nghề nghiệp, báo chí là lĩnh vực có liên quan nhiều nhất đến BMĐT cá nhân, đồng thời cũng là lĩnh vực mà việc xâm phạm BMĐT cá nhân xảy ra một cách thƣờng xuyên, nhƣ một sự việc hiển nhiên của ngành, thậm chí việc xâm phạm BMĐT là một việc khơng thể thiếu nếu muốn có một bài báo “giật gân”, “nổi”, thu hút dƣ luận chú ý27. Và những ngƣời bị báo chí xâm phạm BMĐT phần lớn là những ngƣời nổi tiếng, bên cạnh đó thì mỗi cá nhân đều dễ dàng trở thành đối tƣợng bị xâm phạm BMĐT trong giới báo chí. Tuy nhiên, hành vi xâm phạm đó là hành vi đi ngƣợc với tơn chỉ, mục đích của hoạt động báo chí là phản ánh và định hƣớng dƣ luận xã hội đến với những thông tin tốt đẹp, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của Nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Do đó, tại khoản 5 Điều 9 Luật báo chí 2016 quy định hành vi tiết lộ BMĐT của ngƣời khác là một trong những hành vi bị nghiêm cấm đối với ngƣời làm báo.

Hành vi tiết lộ BMĐT của ngƣời khác trên báo chí gây tổn hại nghiêm trọng đến tinh thần và vật chất cho ngƣời bị xâm hại, do đó, sẽ chịu những chế tài từ pháp luật, cụ thể là pháp luật hành chính. Vì Luật báo chí 2016 mới có hiệu lực thi hành từ 01/01/2017 nên chƣa có quy phạm xử phạt tƣơng ứng. Vậy nên, đến thời điểm này vẫn áp dụng Nghị định số159/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định về xử phạt VPHC trong hoạt động báo chí, xuất bản để xử phạt VPHC đối với

27

Tại Hội thảo “Trách nhiệm của báo chí trong việc bảo vệ bí mật đời tƣ cơng dân”, do Trung tâm Nghiên cứu truyền thông phát triển (RED) và Đại sứ quán Anh tổ chức tại Hà Nội, nhiều ý kiến của đại biểu tham dự hội thảo cho rằng,xâm phạm BMĐT đã trở thành chuyện thƣờng ngày trên báo chí, chuyện đời tƣ, scandal đang đƣợc coi là “miếng ngon” của một số báo nhất là báo mạng chạy theo tiêu chí “sốc - sex- sến”. Link nguồn http://www.tienphong.vn/phap-luat/thong-tin-bao-chi-va-bi-mat-doi-tu-ranh-gioi-mong-manh-

21

hành vi tiết lộ BMĐT ngƣời khác trên báo chí. Việc tiết lộ BMĐT trên báo chí có thể đƣợc thực hiện qua các hành động sau:28

- Tiết lộ BMĐT khi chƣa đƣợc sự đồng ý của ngƣời đó, trừ trƣờng hợp pháp luật có quy định khác.

- Công bố tài liệu, thƣ riêng của cá nhân khi chƣa đƣợc sự đồng ý của chủ sở hữu hợp pháp tài liệu, bức thƣ đó, trừ trƣờng hợp pháp luật có quy định khác.

- Đăng, phát ảnh của cá nhân mà khơng đƣợc sự đồng ý của ngƣời đó, trừ các trƣờng hợp pháp luật có quy định khác.

- Đăng, phát thông tin về thân nhân và các mối quan hệ của cá nhân trong các vụ án, vụ việc tiêu cực khi khơng có căn cứ chứng minh những thân nhân và các mối quan hệ đó liên quan đến vụ án, vụ việc tiêu cực hoặc chƣa có kết luận của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.

- Khai thác để đăng, phát các văn kiện, tài liệu của tổ chức, tài liệu, thƣ riêng của cá nhân có liên quan đến các vụ án đang trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, các vụ việc tiêu cực hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật đang chờ kết luận của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, nhƣng khơng nêu rõ xuất xứ của các văn kiện, tài liệu, thƣ riêng.

Tiết lộ BMĐT trên trang thông tin điện tử tổng hợp

“Trang thông tin điện tử tổng hợp là sản phẩm thơng tin có tính chất báo chí

của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở đăng đường dẫn truy cập tới nguồn tin báo chí hoặc trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin báo chí theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ”29. Mặc dù trang thơng tin điện tử tổng hợp khơng có chức năng tạo ra các sản phẩm báo chí cụ thể nhƣng vẫn có thể thực hiện hành vi tiết lộ BMĐT ngƣời khác thông qua hành động đăng, phát các bài báo chứa thơng tin thuộc BMĐT ngƣời khác. Và đó cũng là hành vi bị nghiêm cấm theo Luật báo chí 2016: “Đăng, phát trên sản phẩm thơng tin có

tính chất báo chí thơng tin tiết lộ BMĐT người khác.” Và chịu chế tài theo quy định

tại điểm b khoản 3 Điều 64 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 Quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực bƣu chính, viễn thơng, cơng nghệ thơng tin và tần số vô tuyến điện

Tiết lộ BMĐT trên xuất bản phẩm

“Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,

giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông

28 Điểm đ, e khoản 2, điểm e, g khoản 3 Điều 8 Nghị định 159/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định về xử phạt VPHC trong hoạt động báo chí, xuất bản.

22

qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản bằng các ngơn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh và được thể hiện dưới các hình thức sau đây: sách in; sách chữ nổi; tranh, ảnh, bản đồ, áp – phích, tờ rời, tờ gấp; các loại lịch; bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách”30. Bên cạnh báo chí, xuất bản phẩm là phƣơng tiện truyền thơng mang tính truyền thống và khá quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, hành vi tiết lộ BMĐT ngƣời khác trên xuất bản phẩm là hành vi khơng thể đƣợc chấp nhận. Do đó, căn cứ Điều 10 Luật Xuất bản 2012 quy định những hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản là: “Tiết lộ bí mật Nhà nước, BMĐT của cá nhân và bí mật khác do pháp luật

quy định” Trong lĩnh vực xuất bản quy định các nguyên tắc mà bản thân những

ngƣời có trách nhiệm phải tuân theo nhƣ không đƣợc xâm phạm BMĐT của cá nhân, các xuất bản phẩm không chứa đựng nội dung trong đó có sự tiết lộ BMĐT cá nhân. Các quy định này là “cấm”, do đó ngƣời thực hiện những hành vi này sẽ bị coi là xâm phạm quyền BMĐT và sẽ bị truy cứu trách nhiệm hành chính. Cụ thể, hành vi tiết lộ BMĐT của cá nhân là một trong những hành vi vi phạm quy định nội dung xuất bản phẩm theo điểm a khoản 1 Điều 20 Nghị định 159/2013/NĐ-CP.

Để có thể tạo ra một xuất bản phẩm hoàn chỉnh, một trong những giai đoạn phải trải qua là in. In là việc sử dụng thiết bị in để tạo ra xuất bản phẩm từ bản mẫu. Vì vậy, nếu trong giai đoạn này có hành vi xâm phạm BMĐT ngƣời khác cũng phải bị xử phạt VPHC căn cứ vào điểm d khoản 8 Điều 24 Nghị định 159/2013/NĐ-CP vi phạm quy định về hoạt động in: “In, nhân bản trái phép tài liệu thuộc danh mục

bí mật nhà nước, BMĐT của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định.”

Tiết lộ BMĐT trên trang thông tin điện tử

Theo định nghĩa tại khoản 21 Điều 3 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm 2013 quy định về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, “Trang thông tin điện tử (website) là hệ thống thông tin dùng

để thiết lập một hoặc nhiều trang thơng tin được trình bày dưới dạng ký hiệu, số, chữ viết, hình ảnh, âm thanh và các dạng thông tin khác phục vụ cho việc cung cấp và sử dụng thông tin trên Internet”. Có các loại trang thơng tin điện tử sau đây: báo

điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp, trang thông tin điện tử nội bộ, trang thông tin điện tử cá nhân và trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành. Trong bối cảnh internet phát triển mạnh mẽ và rộng khắp nhƣ hiện nay, các trang thông tin điện tử là phƣơng tiện truyền thông không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi ngƣời. Và một trong những hình thức phát triển nổi trội nhất là loại hình trang thơng tin

23

điện tử cá nhân. Theo đó, “Trang thơng tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện

tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thơng tin của chính cá nhân đó, khơng đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp”31. Mạng xã hội đã khơng cịn q xa lạ trong cuộc sống của mỗi ngƣời, thậm chí hầu hết ai cũng thiết lập cho mình một trang cá nhân thơng qua dịch vụ mạng xã hội và nơi đó chính là phƣơng tiện truyền tải, kết nối và chia sẻ thông tin của bản thân đến tất cả mọi ngƣời. Điều đáng lo ngại là hiện nay các “chủ sở hữu” trang thơng tin cá nhân đó đang tự do thông tin đến nỗi xâm phạm đến BMĐT ngƣời khác. Điển hình là vơ tƣ tiết lộ những thông tin thuộc BMĐT ngƣời khác nhƣ công bố những tin nhắn riêng tƣ, những hình ảnh nhạy cảm khi không đƣợc phép của ngƣời sở hữu những tin nhắn, hình ảnh ấy. Và những hành vi tiết lộ BMĐT trên trang thông tin điện tử ấy cũng chịu sự điều chỉnh của pháp luật hành chính tại điểm b khoản 3 Điều 64 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP.

Nhóm 2: Thu thập, lưu trữ, xử lý, cung cấp và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật

“Mơi trường mạng là môi trường trong đó thơng tin được cung cấp, truyền

đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông qua cơ sở hạ tầng thông tin. Cơ sở hạ tầng thông tin là hệ thống trang thiết bị phục vụ cho việc sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số, bao gồm mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính và cơ sở dữ liệu”32. Trong đó mạng viễn thơng và mạng internet là những phƣơng tiện truyền thông hữu dụng nhất hiện nay và khơng khó tìm kiếm những thơng tin cá nhân, thuộc BMĐT của mỗi ngƣời trên mơi trƣờng mạng này. Do đó, các hành lang pháp lý đƣợc thiết lập để bảo vệ thông tin cá nhân, tránh các trƣờng hợp xâm phạm đến BMĐT gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của ngƣời dùng. Theo đó, Điều 21 Luật cơng nghệ thơng tin đã có những quy định điều chỉnh các hoạt động liên quan đến thông tin cá nhân trên môi trƣờng mạng nhƣ sau:

“1. Tổ chức, cá nhân thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người

khác trên môi trường mạng phải được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Tổ chức, cá nhân thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác có trách nhiệm sau đây:

31 Khoản 4 Điều 20 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 quy định về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng.

24

a) Thơng báo cho người đó biết về hình thức, phạm vi, địa điểm và mục đích của việc thu thập, xử lý và sử dụng thơng tin cá nhân của người đó;

b) Sử dụng đúng mục đích thơng tin cá nhân thu thập được và chỉ lưu trữ những thơng tin đó trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận giữa hai bên;

c) Tiến hành các biện pháp quản lý, kỹ thuật cần thiết để bảo đảm thông tin cá nhân không bị mất, đánh cắp, tiết lộ, thay đổi hoặc phá huỷ;

d) Tiến hành ngay các biện pháp cần thiết khi nhận được yêu cầu kiểm tra lại, đính chính hoặc hủy bỏ theo quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật này; không được cung cấp hoặc sử dụng thông tin cá nhân liên quan cho đến khi thơng tin đó được đính chính lại.”

Qua đó thấy rằng hoạt động thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của ngƣời khác trên môi trƣờng mạng không phải đƣợc thực hiện tùy nghi, tùy theo ý muốn của mọi ngƣời mà phải đƣợc thực hiện trong khn khổ của pháp luật. Nếu có bất kỳ cá nhân, tổ chức nào thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trƣờng mạng mà khơng đƣợc sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử phạt VPHC theo điểm e khoản 2 Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP.

Ngoài ra, Nghị định 174/2013/NĐ-CP cũng có những quy định cụ thể hơn đối với các hành vi vi phạm thuộc nhóm này, theo đó các hành vi sau sẽ bị xử phạt VPHC vì đã xâm phạm BMĐT ngƣời khác trên môi trƣờng mạng:

- Tạo ra và cài đặt hoặc phát tán chƣơng trình vi rút máy tính hoặc phần mềm gây hại hoặc đoạn mã gây hại để thu thập thông tin ngƣời khác (điểm a khoản 3, khoản 4 Điều 54)

- Tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội sử dụng thông tin cá nhân khi chƣa đƣợc sự đồng ý của ngƣời sử dụng dịch vụ. (khoản 1 Điều 65)

- Doanh nghiệp viễn thông tiết lộ, mua bán hoặc trao đổi trái phép thông tin riêng của ngƣời sử dụng dịch vụ viễn thông. (điểm a khoản 4, điểm a khoản 5 Điều 66)

- Lƣu trữ thông tin cá nhân của ngƣời khác thu thập đƣợc trên môi trƣờng mạng vƣợt quá thời gian quy định pháp luật hoặc theo thỏa thuận giữa hai bên. (khoản 1 Điều 66)

- Cung cấp hoặc sử dụng thơng tin cá nhân khi đã có u cầu hủy bỏ của chủ sở hữu thơng tin đó. (điểm đ khoản 2 Điều 66)

25

Xử phạt VPHC đối với hành vi xâm phạm BMĐT trên các phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội là một vấn đề khá mới mẻ và lạ lẫm đối với nƣớc ta, tuy nhiên, pháp luật cũng đã có những ghi nhận khá đa dạng đối với các hành vi xâm phạm từ thu thập, lƣu trữ, sử dụng, tiết lộ, mua bán, trao đổi thông tin thuộc BMĐT của cá nhân. Nhƣng với tình hình xâm phạm BMĐT đang diễn ra theo chiều hƣớng ngày càng phức tạp trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của phƣơng tiện truyền thơng và mạng xã hội thì các quy định của pháp luật về các hành vi vi phạm đã bộc lộ một số bất cập sau:

- Với cách quy định các hành vi xâm phạm BMĐT rải rác, riêng lẻ trong nhiều văn bản nhƣ hiện nay dễ dẫn đến tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn giữa các quy phạm trong nhiều lĩnh vực đồng thời gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc tìm kiếm và áp dụng pháp luật. Ví dụ: đối với hành vi tiết lộ BMĐT trên báo

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm bí mật đời tư trên các phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 25 - 31)