Những bất cập trong hoạt động xử phạt VPHC đối với hành vi xâm phạm

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm bí mật đời tư trên các phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 50 - 55)

2.1 Thực trạng triển khai thi hành xử phạt VPHC đối với hành vi xâm phạm BMĐT

2.1.2 Những bất cập trong hoạt động xử phạt VPHC đối với hành vi xâm phạm

phạm BMĐT trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội

Pháp luật ngày càng có những quy định tiến bộ để điều chỉnh hoạt động xử phạt vi phạm VPHC đối với hành vi xâm phạm BMĐT trên các phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội, thế nhƣng trên thực tế hoạt động này vẫn chƣa đạt đƣợc

64 http://thanhnien.vn/cong-nghe/dich-vu-gian-diep-cua-vinaphone-68179.html (Truy cập ngày 25/6/2017).

65

http://vnreview.vn/tin-tuc-thi-truong/-/view_content/content/167165/vinaphone-dung-dich-vu-theo-doi-

46

nhiều hiệu quả và còn tồn tại nhiều bất cập. Từ thực tiễn và cụ thể hơn là các vụ việc đƣợc phân tích ở trên, có thể thấy đƣợc những bất cập sau:

Thứ nhất, hành vi xâm phạm BMĐT trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội rất nhiều nhưng các vụ việc được phát hiện và xử phạt rất ít ỏi

Thế giới thời đại thông tin đƣợc thu nhỏ trong không gian sinh sống bằng các phƣơng tiện công nghệ. Internet đã làm cho thơng tin khơng cịn biên giới hữu hình mà con ngƣời chỉ cần ngồi một nơi có thể tìm kiếm thơng tin có nguồn ở bất kỳ đâu trên trái đất. Trong thế giới thu nhỏ đó cũng nảy sinh các thách thức cho an toàn cá nhân, nhƣ quyền BMĐT của con ngƣời. Sự an toàn của trẻ em càng bị đe dọa hơn vì tính dễ bị tổn thƣơng và thiếu khả năng tự bảo vệ quyền riêng tƣ của mình. Dẫn chứng sau đây cho ta thấy một thực trạng đáng lo ngại trong xã hội hiện nay. Theo số liệu điều tra 5 báo điện tử đăng năm 2012 cho thấy có 548 bài báo mà nội dung của chúng khơng đảm bảo sự riêng tƣ của trẻ em. Có những bài báo đã đƣợc dẫn lại nguyên văn (68%) hoặc một phần trên rất nhiều trang mạng khác nhau (báo chí, truyền thơng, mạng xã hội…) với số lƣợng lên đến 2692 lƣợt. Có 62% bài báo mô tả một cách chi tiết hoặc mơ tả chi tiết cùng với bình luận về trẻ em liên quan. Chủ đề xâm hại tình dục chiếm tỷ lệ bài viết cao nhất (47%), tiếp đó là các chủ đề bạo hành/bạo lực (23%) và nhân đạo-từ thiện (11%). Đáng chú ý, các em nữ là đối tƣợng chủ yếu trong các bài báo này (74%). 79% trẻ em ở vùng khó khăn nhƣ miền núi và nông thôn. 39% bài báo đăng ảnh của trẻ em trực diện khuôn mặt, nơi tổn thƣơng, cùng với gia đình hoặc nhà cửa/trƣờng học. 47% bài báo cung cấp thông tin về bố mẹ hoặc ngƣời giám hộ. Thông tin về nơi ở của trẻ em đƣợc cung cấp cụ thể đến địa danh xã/phƣờng/thị trấn (30%) và đến địa chỉ rõ ràng có thể tìm thấy đƣợc (thơn/xóm/đƣờng – 41%)66.

Điển hình là vụ việc đau lòng gần đây về cháu bé 11 tuổi bị cả bố đẻ và ông nội hãm hiếp, đã khơng ít báo chí đƣa tin về sự việc này. Thế nhƣng, thay vì đặt mình vào hồn cảnh của nạn nhân để tìm hiểu và viết bài thì nhiều nhà báo lại khai thác tận cùng nỗi đau của nhân vật. Cách thức duy nhất mà các nhà báo dùng để hạn chế những thông tin cá nhân của em là viết tắt tên, đổi tên hoặc giấu tên, che mặt… tuy nhiên việc giấu tên hay che mặt chẳng có ý nghĩa gì khi địa chỉ của em đƣợc đƣa chính xác đến từng số nhà, tổ dân phố, trƣờng, lớp học, hình ảnh kẻ xâm hại là bố đẻ cũng đƣợc công khai lên báo … Thực tế cho thấy, ở một địa phƣơng nhỏ, một ngơi trƣờng nhỏ, khơng khó để tất cả những ngƣời xung quanh nhận ra nhân vật

66 Theo kết quả điều tra của Trung tâm Phát triển Cộng đồng và Công tác Xã hội (Codes) công bố năm 2013. Link nguồn: http://www.treemviet.vn/quyen-rieng-tu-cua-tre-em-tai-viet-nam-co-phap-ly-va-tinh-trang-xam-

47

trong bài viết là ai. Và, sau khi thơng tin đƣợc đăng tải tràn lan trên báo chí, câu chuyện sẽ nhanh chóng đƣợc thêm thắt, thêu dệt, rồi lan rộng… ngay lập tức, chính em sẽ phải đối mặt với rất nhiều sự hiếu kỳ,thƣơng hại, thậm chí là dè bỉu, bàn tán của những ngƣời xung quanh… Một bài báo nhỏ có thể ngăn chặn đƣợc cả một tội ác to lớn, nhƣng chỉ một dòng thơng tin, một tấm ảnh nhỏ trên báo chí cũng có thể phá đi cuộc sống yên lành của một đứa trẻ. Vậy nên, trong trƣờng hợp này, báo chí đã vơ tình khắc sâu thêm nỗi đau mà các em đang gánh chịu bằng chính những thơng tin, hình ảnh thuộc BMĐT của nạn nhân. Viết báo đã khó, viết về trẻ em lại càng khó hơn, đặc biệt là những trẻ em là nạn nhân của những tội ác nhƣ xâm phạm tình dục, bạo lực gia đình… Thế nhƣng, những bài báo xâm phạm quyền BMĐT ấy vẫn ngang nhiên đƣợc đăng, phát tràn lan trên internet, đặc biệt là báo điện tử. Điều đáng lo ngại là, hành vi trên hầu nhƣ không chịu bất kỳ chế tài nào từ pháp luật.

Thực trạng trên không chỉ xảy ra đối với trẻ em – những chủ thể thiếu khả năng bảo vệ quyền BMĐT, mà còn diễn ra với đối tƣợng là ngƣời trƣởng thành. Hiện nay, chƣa có số liệu thống kê nào đối với vấn đề này. Tuy nhiên, từ các vụ việc trên thực tế nhận thấy rằng hành vi xâm phạm BMĐT trên các phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội đang diễn ra phổ biến và vô cùng nguy hiểm, thế nhƣng, trái với số lƣợng vi phạm ngày càng tăng là số quyết định xử phạt đối với hành vi này rất ít ỏi. Điển hình là các vụ việc mà tác giả đã dẫn chứng ở mục 2.1.1, chỉ có một trƣờng hợp bị xử phạt VPHC, còn các vụ việc còn lại mặc dù đã có hành vi xâm phạm BMĐT và đã có căn cứ pháp lý để ra quyết định thế nhƣng cơ quan chức năng hầu nhƣ không xử phạt đối với hành vi này.

Liên quan đến vấn đề này, Ơng Ngơ Huy Tồn, Trƣởng phịng Thanh tra Báo chí xuất bản, Bộ Thơng tin và Truyền thơng cho biết, tổng hợp số liệu 5 năm trở lại đây, hầu nhƣ rất ít vụ việc bị xử lý hành chính về hành vi tiết lộ BMĐT. Một vụ việc khá điển hình năm 2010 khi ca sỹ Hồ Ngọc Hà có đơn khiếu nại Báo Pháp luật và cuộc sống về việc thông tin sai sự thật và xâm phạm đời tƣ bất hợp pháp trong bài viết: “Chuyện Hồ Ngọc Hà cƣới chồng ở khách sạn Daewoo, Hà Nội”67. Đơn thƣ đƣợc gửi đến nhiều cơ quan Trung ƣơng. Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định bài viết có một số thơng tin sai sự thật. Tuy nhiên, khi bàn đến vấn đề xâm phạm đời tƣ thì có ý kiến khác nhau, trong đó có ý kiến cho rằng đám cƣới là sự kiện tổ chức cơng khai nên khơng cịn bí mật nữa. Thế nhƣng, theo quan điểm của tác giả, hành vi khai thác đám cƣới của Hồ Ngọc Hà của báo Pháp luật và cuộc sống đã có sự xâm phạm BMĐT. Đám cƣới là sự kiện công khai, nên không

67

http://cand.com.vn/van-hoa/Khoang-trong-phap-ly-trong-viec-bao-chi-khai-thac-bi-mat-doi-tu-ca-nhan-

48

đƣợc xem là BMĐT của Hồ Ngọc Hà. Thế nhƣng, báo Pháp luật và cuộc sống đã dùng đám cƣới đó để lợi dụng, đƣa những thông tin liên quan khác và những thơng tin đó đã có sự xâm phạm BMĐT. Cụ thể, bài báo đã khai thác quá sâu về đời tƣ của Hồ Ngọc Hà không chỉ trong đám cƣới mà cả những sự việc xảy ra trƣớc và sau khi sự kiện này diễn ra. Bài viết khai thác rất kỹ gia thế, tài sản của ngƣời chồng lúc bấy giờ của Hồ Ngọc Hà, miêu tả một cách chi tiết quá trình gặp gỡ, quen biết của hai ngƣời, hôn lễ đƣợc tổ chức ở địa điểm nào với những khách mời ra sau, không dừng lại ở đó, bài báo cịn cơng bố ngun nhân dẫn đến hơn nhân đỗ vỡ với những bình luận liên quan đến ngƣời thân của Hồ Ngọc Hà là ba và mẹ ruột của cơ68

. Qua đó thấy rằng đám cƣới khơng cịn là BMĐT thế nhƣng những thơng tin liên quan đến đám cƣới mà báo chí khai thác nhƣ trên là BMĐT của Hồ Ngọc Hà, việc khai thác và cơng bố những thơng tin đó phải đƣợc sự cho phép của cô nếu không báo chí đã có hành vi tiết lộ BMĐT ngƣời khác theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 159/2013/NĐ-CP.

Thứ hai, hoạt động xử phạt VPHC đối với hành vi xâm phạm BMĐT trên các phương tiện truyền thơng và mạng xã hội cịn chậm chạp, vi phạm ngun tắc “nhanh chóng, chính xác” trong hoạt động xử phạt VPHC.

Nguyên tắc nhanh chóng, cơng khai, đúng quy định của pháp luật là một trong những nguyên tắc quan trọng cần phải đảm bảo trong hoạt động xử phạt VPHC đối với hành vi xâm phạm BMĐT trên các phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội. Thế nhƣng, trên thực tế, nguyên tắc này chƣa đƣợc chấp hành một cách triệt để nhất. Ví dụ, trong vụ việc xử phạt báo điện tử Một Thế Giới 8 triệu đồng vì các bài viết xâm phạm BMĐT của đến bác sỹ Chiêm Quốc Thái.

Theo đó, mặc dù các bài viết đã đƣợc đăng từ ngày 15/7/2016, nhƣng đến ngày 03/11/2016, Thanh tra Bộ Thông tin và truyền thông mới ra quyết định 150/QĐ-XPVPHC để xử phạt với hành vi nêu trên. Nhƣ vậy, từ khi có hành vi vi phạm xảy ra đến ngày ra quyết định xử phạt là hơn 90 ngày, một khoảng thời gian khá dài đối với việc xử phạt VPHC đối với hành vi xâm phạm BMĐT. Theo quy định pháp luật thời hạn ra quyết định xử phạt là không quá 60 ngày đối với vụ việc có tính chất phức tạp kể từ ngày lập biên bản VPHC. Do đó, trong trƣờng hợp này, cơng tác phát hiện hành vi vi phạm, lập biên bản và ra quyết định xử phạt đã không đƣợc tiến hành một cách nhanh chóng, kịp thời ảnh hƣởng rất nhiều đến lợi ích của ngƣời bị xâm phạm, đặc biệt là về tinh thần khi gánh chịu rất nhiều chỉ trích từ phía dƣ luận.

68

http://news.zing.vn/su-that-ve-dam-cuoi-ho-ngoc-ha-nam-16-tuoi-post85213.html (Truy cập ngày 18/6/2017).

49

Thứ ba, hoạt động xử phạt các hành vi vi phạm trên thực tế là chưa nghiêm khắc, không đủ sức răn đe, các chế tài áp dụng cho các trường hợp vi phạm là quá nhẹ so với những thiệt hại đã và sẽ xảy ra.

Một cá nhân khi bị xâm phạm BMĐT không chỉ thiệt hại về tinh thần mà cả về vật chất. Cá nhân đó phải mất nhiều thời gian, cơng sức, tiền bạc để tìm chứng cứ, tố cáo hoặc khiếu nại lên cơ quan chức năng. Đồng thời, họ còn phải chịu những lời bình phẩm, chỉ trích của dƣ luận trong quá trình đi tìm sự thật, gây cho họ những tổn thƣơng rất lớn về mặt tinh thần. Vụ việc của biên tập viên Đan Lê là minh chứng rõ ràng cho điều đó. Cụ thể, khi bị báo chí xâm phạm BMĐT bằng việc gán ghép hình ảnh vào bộ phim đồi trụy, xuyên tác câu trả lời phỏng vấn nhằm mục đích gây hiểu nhầm cho dƣ luận, giật gân, câu khách cho bài báo, cô đã mạnh mẽ địi lại sự cơng bằng, minh bạch cho bản thân bằng cách ròng rã thu thập chứng cứ, khiếu nại, tố cáo lên cơ quan chức năng về hành vi sai phạm trên của báo điện tử N69. Thế nhƣng hành trình đó khơng hề đơn giản và việc địi lại đƣợc cơng bằng sau khi bị báo chí xâm phạm đời tƣ cơ gọi đó là kỳ tích. Chỉ vì xuất phát từ sự vơ trách nhiệm, xem nhẹ quyền BMĐT của cơng dân, đề cao lợi ích vật chất, báo chí đã hiển nhiên có hành vi xâm phạm BMĐT và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Về vật chất, để đƣa vụ việc ra pháp luật cô đã tổn thất 3 tháng nghỉ không lƣơng, kéo theo một loạt những chế độ của cán bộ công nhân viên nhà nƣớc khi nghỉ khơng lƣơng, chi phí đi lại, in ấn, thuê luật sƣ, đặc biệt chính sự việc này đã ảnh hƣởng nghiêm trọng đến hình ảnh của cơ nên cơ đã phải chính thức phải rời VTV với công việc đang ở thời điểm nhiều cơ hội. Thiệt hại vật chất có thể tính đƣợc, cịn những thiệt hại tinh thần mới thực sự là khủng khiếp. Đây là yếu tố bị ảnh hƣởng nặng nề nhất. Cô chia sẻ: “Tôi đã trải qua 3 tháng dài như 3 năm với vô vàn những bức xúc, tủi hổ và những

cảm xúc bị dìm xuống đáy. Đến nay, sau 4 năm, cho dù khơng cịn thường xun như trước, nhưng tôi vẫn luôn bị ám ảnh bởi suy nghĩ khơng biết người ta có hiểu đúng về mình khơng? Khơng biết người ta có biết câu chuyện cho đến khi nó được sáng tỏ khơng? Hay người ta chỉ lờ mờ biết tơi có liên quan đến một clip sex nào đó. Sự tự kỷ ám thị cịn đáng sợ hơn nhiều so với việc người ta nói thẳng, cơng kích thẳng nhau.”70

Những thiệt hại mà cơ Đan Lê phải gánh chịu là điển hình cho những thiệt hại của các cá nhân khi bị xâm phạm BMĐT trên các phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội. Thế nhƣng, nhƣ đã trình bày tại mục 1.2.2 các cá nhân, tổ chức có

69 http://www.yan.vn/dan-le-tiet-lo-3-thang-di-doi-lai-nhan-pham-654.html (Truy cập ngày 01/7/2017).

70 Theo tham luận của Đan Lê tại Hội thảo “Trách nhiệm báo chí trong việc bảo vệ bí mật đời tƣ cơng dân”. Link nguồn http://www.tienphong.vn/van-nghe/tham-luan-cua-mc-dan-le-ve-viec-bao-chi-xam-hai-doi-tu-

50

hành vi vi phạm trong vấn đề này chỉ bị xử phạt cao nhất là 100.000.000 đồng (áp dụng cho cá nhân), đồng thời với các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả. Vậy nên, mức xử phạt VPHC của pháp luật hiện hành đã khơng cịn phù hợp với tình hình xã hội hiện nay, với tính chất, hậu quả mà hành vi gây ra cho ngƣời bị xâm hại cũng nhƣ không thể hiện đƣợc hết ý nghĩa của chế tài xử phạt là răn đe và phòng ngừa hành vi vi phạm.

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm bí mật đời tư trên các phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)