Thẩm quyền xử phạt

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm bí mật đời tư trên các phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 36 - 38)

1.2 Quy định của pháp luật hiện hành về xử phạt VPHC đối với hành vi xâm phạm

1.2.3 Thẩm quyền xử phạt

Thẩm quyền xử phạt VPHC là phạm vi quyền hạn đƣợc pháp luật quy định đối với các chức danh cụ thể trong việc áp dụng hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với chủ thể VPHC47. Đối với hành vi xâm phạm BMĐT trên các phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội thẩm quyền xử phạt đƣợc quy định tản mạn trong nhiều nghị định do các hành vi vi phạm quy định bởi nhiều nghị định khác nhau. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng tránh sự tùy tiện, lạm quyền cũng nhƣ đùn đẩy trách nhiệm trong hoạt động xử phạt VPHC của chủ thể có thẩm quyền. Cụ thể, thẩm quyền xử phạt VPHC đối với hành vi xâm phạm BMĐT trên các phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội thuộc về các cá nhân sau đây:

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, chủ tịch Uỷ ban nhân cấp tỉnh48

- Thanh tra các cấp Sở, Bộ Thông tin và truyền thông. Căn cứ tại Điều 46 Luật xử lý VPHC 2012, Điều 31 Nghị định 159/2013/NĐ-CP, Điều 95 Nghị định 174/2013/NĐ-CP, gồm các chủ thể sau:

+ Chánh thanh tra Sở Thông tin và truyền thơng, Trƣởng đồn thanh tra chuyên ngành Thông tin và truyền thông cấp Sở

+ Trƣởng đồn thanh tra chun ngành Bộ Thơng tin và truyền thông + Chánh thanh tra Bộ thông tin và truyền thông

- Ngồi ra, cịn có các chủ thể khác là các cá nhân, cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan có thẩm quyền xử phạt VPHC đối với hành vi xâm phạm BMĐT trên các phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội xảy ra liên quan trực tiếp đến lĩnh vực mình quản lý49

:

+ Trƣởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Cục Báo chí, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thơng tin điện tử, Cục Xuất bản, In và Phát hành;

+ Cục trƣởng Cục Báo chí, Cục trƣởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thơng tin điện tử, Cục trƣởng Cục Xuất bản, In và Phát hành;

47 Trƣờng đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2015), Bình luận khoa học Luật xử lý VPHC 2012 tập 1, NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr. 238.

48 Điều 38 Luật Xử lý VPHC 2012, Điều 33 Nghị định 159/2013/NĐ-CP, Điều 96 Nghị định 174/2013/NĐ- CP

32

+ Trƣởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Cục Viễn thông, Cục Phát thanh, truyền hình và thơng tin điện tử;

+ Cục trƣởng Cục Viễn thông, Cục trƣởng Cục Phát thanh, truyền hình và thơng tin điện tử;

+ Trƣởng Cơng an cấp huyện; Trƣởng phịng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trƣởng phòng Cảnh sát trật tự, Trƣởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trƣởng phịng An ninh thơng tin;

+ Giám đốc Công an cấp tỉnh;

+ Cục trƣởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục trƣởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trƣởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục trƣởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trƣởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trƣởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trƣởng Cục An ninh kinh tế, Cục trƣởng Cục An ninh văn hóa, tƣ tƣởng, Cục trƣởng Cục An ninh thơng tin.

Nhận xét:

Nhìn vào danh mục các chức danh có thẩm quyền xử phạt thì thấy thanh tra viên, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã khơng có thẩm quyền xử phạt VPHC đối với hành vi xâm phạm BMĐT trên các phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội. Đối với thanh tra viên, theo tác giả, đây là điều hợp lý. Bởi lẽ, mặc dù hành vi xâm phạm BMĐT trên các phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội đang diễn ra ngày càng nhiều thế nhƣng với tính chất phức tạp và hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra, thanh tra viên chƣa đủ điều kiện để có thể ra quyết định xử phạt. Tuy nhiên, nếu trong q trình quản lý, phát hiện có hành vi xâm phạm BMĐT thì thanh tra viên có thể tiến hành lập biên bản VPHC, sau đó chuyển biên bản đến ngƣời có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt theo Điều 58 Luật xử lý VPHC 2012. Thế nhƣng việc không quy định Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt là một thiếu sót của pháp luật. Bởi lẽ, đối với hành vi tiết lộ BMĐT trên báo chí có mức phạt tiền tối đa là 3.000.000 đồng theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 159/2013/NĐ-CP thì Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã vẫn có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi này50. Thiết nghĩ, pháp luật nên bổ sung vấn đề trên nhằm đảm bảo tốt nhất hoạt động bảo vệ bí mật đời tƣ của cơng dân vì Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp là chủ thể có thẩm quyền chung, quản lý đa ngành, lĩnh vực nên sẽ dễ dàng phát hiện hiện và xử phạt hành vi vi phạm nhất là trong hồn cảnh hành vi xâm phạm BMĐT của cơng dân trên báo chí ngày càng nhiều.

50

Căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 38 Luật xử lý VPHC 2012, mức phạt tiền tối đa của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã là 5.000.000 đồng.

33

So với Pháp lệnh thì Luật xử lý VPHC năm 2012 đã bổ sung thêm nhiều chức danh xử phạt mới nhƣ Trƣởng phịng An ninh thơng tin, Cục trƣởng Cục An ninh thông tin, Cục trƣởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao,… cũng nhƣ gia tăng thẩm quyền xử phạt theo hƣớng điều chỉnh gia tăng mức phạt tiền của hầu hết các chức danh. Đây là điều cần thiết nhằm giảm thiểu những bất cập còn đang tồn tại trong hoạt động xử phạt, nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi VPHC ngày càng phổ biến, tính chất và mức độ gây nguy hiểm của hành vi ngày càng nghiêm trọng, các hành vi xâm phạm BMĐT trên các phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội đang có chiều hƣớng gia tăng và phức tạp hơn. Tuy nhiên, việc mở rộng thẩm quyền này cũng mang nhiều thách thức:

- Sự đa dạng của các cơ quan nhà nƣớc trong việc xử phạt VPHC đối với hành vi xâm phạm BMĐT trên các phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội dễ dẫn đến tình trạng chồng chéo thẩm quyền, đùn đẩy trách nhiệm giữa các chủ thể, khơng đảm bảo đƣợc tính nghiêm minh, chính xác, nhanh chóng trong hoạt động xử phạt VPHC.

- Càng quy định đa dạng chủ thể có thẩm quyền xử phạt thì càng khó khăn trong việc đào tạo, nâng cao năng lực, phẩm chất. Bởi lẽ, việc xử phạt VPHC đƣợc thực hiện bởi cơ quan, cán bộ Nhà nƣớc có thẩm quyền cho nên việc đào tạo, nâng cao năng lực, phẩm chất của cán bộ là yếu tố không kém phần quan trọng nhằm đảm bảo cho việc xử phạt VPHC đƣợc nghiêm minh, chính xác. Vậy nên, việc mở rộng thẩm quyền xử phạt chỉ thật sự phát huy hiệu quả nếu tất cả các chủ thể có thẩm quyền đáp ứng các yêu cầu về năng lực, trình độ. Tuy nhiên, vấn đề này lại đang đƣợc Nhà nƣớc ta xem nhẹ và chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mức. Dễ dẫn đến tình trạng xử phạt lơ mơ, thiếu chính xác, lạm quyền của các cơ quan chức năng gây mất uy tín, vị thế của Nhà nƣớc đối với nhân dân.

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm bí mật đời tư trên các phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 36 - 38)