Hìnhthức xử phạt

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm bí mật đời tư trên các phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 31 - 36)

1.2 Quy định của pháp luật hiện hành về xử phạt VPHC đối với hành vi xâm phạm

1.2.2Hìnhthức xử phạt

Hình thức xử phạt VPHC là chế tài của Nhà nƣớc đối với các chủ thể có lỗi trong việc thực hiện các hành vi VPHC, là phƣơng tiện để đảm bảo các quy định pháp luật hành chính thực hiện đƣợc nhiệm vụ bảo vệ các quy tắc, trật tự xã hội, lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, tổ chức đồng thời giáo dục mọi ngƣời ý thức tuân thủ pháp luật, đấu tranh phòng, chống các hành vi VPHC. Có hai nhóm hình thức xử phạt là hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung. Dựa vào tính chất và mức độ của hành vi vi phạm sẽ có hình thức chế tài phù hợp. Với hành vi xâm phạm BMĐT trên các phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội, các hình thức xử phạt đƣợc áp dụng là:

Hình thức xử phạt chính:

Với tính chất nguy hiểm và hậu quả mà hành vi xâm phạm BMĐT trên các phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội gây ra, pháp luật khơng áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm này mà chỉ sử dụng hình thức xử phạt tiền để đảm bảo tính nghiêm minh và răn đe của pháp luật. Phạt tiền là hình thức xử phạt tƣớc của cá nhân, tổ chức VPHC một khoản tiền nhất định để sung công quỹ nhà nƣớc35. Với tính chất linh động, nhiều mức phạt phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm cũng nhƣ gây thiệt hại trực tiếp đến lợi ích kinh tế của cá nhân, tổ chức VPHC nên phạt tiền là hình thức xử phạt đƣợc quy định phổ biến. Xử phạt VPHC đối với hành vi xâm phạm BMĐT trên các phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội là minh chứng rõ ràng cho điều đó. Bởi lẽ, phạt tiền là hình thức xử phạt đƣợc áp dụng đối với tất cả hành vi VPHC đối với vấn đề này. Theo đó, mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm dao động từ 1.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, đối với tổ chức từ 2.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng. Cụ thể, mức phạt tiền đối với các hành vi nhƣ sau:

Nhóm 1: Tiết lộ BMĐT của người khác trên báo chí, xuất bản phẩm, trang thơng tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp

34 Điều 159 Bộ luật hình sự 2015.

35 Trƣờng Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2015), Bình luận khoa học Luật xử lý VPHC 2012 tập 1, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr.192.

27

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ BMĐT trên báo chí.36

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ BMĐT của cá nhân trong nội dung của xuất bản phẩm.37

- Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi in, nhân bản trái phép tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nƣớc, BMĐT của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định.38

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ BMĐT hoặc bí mật khác khi chƣa đƣợc sự đồng ý của cá nhân, tổ chức có liên quan trên trang thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp.39

Nhóm 2: Thu thập, lưu trữ, xử lý, cung cấp và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật

Căn cứ vào Điều 54, Điều 65, Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP, mức phạt tiền áp dụng đối với các hành vi thuộc nhóm này dao động từ 5.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng. Cụ thể, mức tối thiểu là 5.000.000 đồng đƣợc áp dụng với hành vi tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ mạng xã hội sử dụng thông tin cá nhân khi chƣa đƣợc sự đồng ý của ngƣời sử dụng dịch vụ và mức tối đa là 70.000.000 đồng đối với hành vi mua bán hoặc trao đổi trái phép thông tin riêng của ngƣời sử dụng dịch vụ viễn thơng.

Hình thức xử phạt bổ sung:

- Tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn: Tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt đƣợc áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng các hoạt động đƣợc ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Việc tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn khơng phải làm vơ hiệu giá trị pháp lý của giấy phép mà là không cho cá nhân, tổ chức quyền sử dụng giấy phép đó trong một khoảng thời gian nhất định40

. Hình thức xử phạt này đƣợc áp dụng đối với hành vi tiết lộ BMĐT của cá nhân trên xuất bản phẩm, theo đó cá nhân vi phạm sẽ bị tƣớc quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề biên tập từ 01 đến 03 tháng41.

36 khoản 2, khoản 3 Nghị định 159/2013/NĐ-CP.

37

Điểm a khoản 1 Điều 20 Nghị định 159/2013/NĐ-CP.

38 Điểm d khoản 8 Điều 24 Nghị định 159/2013/NĐ-CP.

39 Điểm b khoản 2 Điều 64 Nghị định 174/2013/NĐ-CP.

40 Trƣờng Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2015), Bình luận khoa học Luật xử lý VPHC 2012 tập 1, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr.203.

28

- Đình chỉ hoạt động có thời hạn: Đình chỉ hoạt động có thời hạn là hình thức xử phạt mà chủ thể có thẩm quyền tiến hành ngƣng hoạt động đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phát sinh từ hoạt động, vận hành của một quy trình, bộ phận nhất định của một tổ chức, doanh nghiệp chứ không phải toàn bộ tổ chức, doanh nghiệp đó. Đây là một quy định mới của Luật xử lý VPHC năm 2012 nhằm đáp ứng thực tiễn xã hội. Bởi lẽ, trên thực tế đối với một số doanh nghiệp lớn cho thấy nếu tƣớc quyền sử dụng giấy phép của những doanh nghiệp này sẽ gây ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phƣơng cũng nhƣ ngƣời lao động trong doanh nghiệp, vì thế, quy định “đình chỉ hoạt động có thời hạn” là phù hợp trong trƣờng hợp này. Đối với hành vi in, nhân bản trái phép tài liệu thuộc BMĐT của cá nhân thì tổ chức, doanh nghiệp in sẽ bị đình chỉ hoạt động từ 09 đến 12 tháng42.

- Tịch thu tang vật, phƣơng tiện VPHC: Tịch thu tang vật, phƣơng tiện VPHC là hình thức xử phạt nhằm nhằm tƣớc quyền tài sản của ngƣời VPHC để sung vào ngân sách nhà nƣớc43. Ngồi ý nghĩa là một hình thức xử phạt, việc tịch thu tang vật, phƣơng tiện VPHC cịn có ý nghĩa nhằm loại bỏ hoặc hạn chế khả năng tiếp tục VPHC của cá nhân, tổ chức để cá nhân, tổ chức khơng cịn cơ sở kinh tế để tiếp tục vi phạm. Việc áp dụng hình thức xử phạt này phải dựa trên các căn cứ sau: “Vi

phạm nghiêm trọng được thực hiện do lỗi cố ý và vật, tiền, hàng hóa, phương tiện là tang vật trực tiếp của VPHC hoặc được trực tiêp sử dụng để thực hiện hành vi VPHC, mà nếu khơng có vật, tiền, hàng hóa, phương tiện này, thì khơng thể thực hiện được hành vi vi phạm”44. Đối với hành vi xâm phạm BMĐT trên các phƣơng tiện truyền thơng và mạng xã hội, hình thức xử phạt này đƣợc áp dụng đối với các trƣờng hợp sau: tiết lộ BMĐT của cá nhân trong nội dung của xuất bản phẩm; in, nhân bản trái phép tài liệu thuộc BMĐT của cá nhân; tiết lộ trái phép nội dung thông tin riêng của ngƣời sử dụng dịch vụ viễn thông45

.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

Ngƣời VPHC đối với hành vi xâm phạm BMĐT trên các phƣơng tiện truyền thơng và mạng xã hội, ngồi việc bị áp dụng các hình thức xử phạt nêu trên thì cịn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả. Biện pháp khắc phục hậu quả có thể hiểu là các biện pháp đƣợc ngƣời có hành vi VPHC sử dụng theo quy định

42 Điểm c khoản 9 Điều 24 Nghị định 159/2013/NĐ-CP.

43 Trƣờng Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2015), Bình luận khoa học Luật xử lý VPHC 2012 tập 1, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr.209.

44 Khoản 2 Điều 3 Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 Nghị định Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

45

Điểm a khoản 5 Điều 20, điểm a khoản 9 Điều 24 Nghị định 159/2013/NĐ-CP; điểm b khoản 7 Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP.

29

của pháp luật nhằm hạn chế hoặc khôi phục lại tình trạng ban đầu do hành vi VPHC của mình gây ra cũng nhƣ đảm bảo trật tự quản lý hành chính nhà nƣớc. Các biện pháp khắc phục hậu quả đƣợc áp dụng đối với hành vi xâm phạm BMĐT trên các phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội là buộc cải chính, xin lỗi; buộc thu hồi hoặc tiêu hủy xuất bản phẩm, sản phẩm in.

Một trong những đặc điểm của hành vi xâm phạm BMĐT trên các phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội là hành vi vi phạm này hầu nhƣ đều gây tổn thất về tinh thần cho ngƣời bị vi phạm, có khi là những tổn thất hết sức nặng nề. Vì vậy, biện pháp cải chính, xin lỗi đã đƣợc pháp luật sử dụng để khắc phục giá trị tinh thần cho ngƣời bị vi phạm, nhất là trên các phƣơng tiện truyền thơng nhƣ báo chí, truyền hình. Cải chính, xin lỗi là biện pháp khắc phục hậu quả thƣờng đƣợc áp dụng đối với hành vi vi phạm ảnh hƣởng đến danh dự, nhân phẩm của ngƣời khác. Đây có thể xem là biện pháp hữu hiệu để “khôi phục” lại trạng thái ban đầu cho ngƣời bị vi phạm, bù đắp một phần thiệt hại về tinh thần mà hành vi vi phạm gây ra. Nếu nhƣ Pháp lệnh xử lý VPHC 2002 cũng nhƣ Luật báo chí sửa đổi, bổ sung 1999 ghi nhận khá đơn giản, sơ sài về hoạt động này thì đến Luật xử lý VPHC 2012, Luật báo chí 2016 đã có những quy định khá cụ thể, chi tiết, với nhiều điểm tiến bộ. Cụ thể, hoạt động cải chính đã chính thức đƣợc ghi nhận là biện pháp khắc phục hậu quả tại điểm e khoản 1 Điều 28, Điều 34 Luật xử lý VPHC 2012, Luật báo chí 2016 cũng bổ sung những quy định mới nhƣ các cơ quan báo chí, trang thơng tin điện tử tổng hợp đã đăng phát thơng tin của cơ quan báo chí khác có nội dung phải cải chính, xin lỗi cũng phải thực hiện đăng lại cải chính, xin lỗi của cơ quan, báo chí vi phạm; hình thức, nội dung, thời gian thực hiện việc cải chính, xin lỗi,… Đây là bƣớc tiến rất khả quan, pháp luật đã chú trọng và nghiêm minh hơn trong việc bảo vệ quyền BMĐT của công dân.

Để khắc phục triệt để hậu quả mà hành vi vi phạm gây nên, đối với các trƣờng hợp tiết lộ BMĐT trên xuất bản phẩm, hoạt động in ngồi hình thức xử phạt chính và bổ sung cịn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thu hồi hoặc tiêu hủy các xuất bản phẩm và sản phẩm in có chứa thơng tin trái với quy định của pháp luật mà cụ thể là BMĐT của ngƣời khác46.

Nhận xét:

- Mức phạt tiền áp dụng đối với từng hành vi vi phạm tƣơng đối linh hoạt, đa dạng. Tuy vậy, xét hậu quả mà hành vi vi phạm này gây ra trên thực tế, mức xử phạt hiện hành vẫn chƣa thật sự tƣơng xứng, cụ thể là cịn thấp đối với tính chất, hậu quả

30

mà hành vi vi phạm gây ra. Đặc biệt đối với hành vi xâm phạm BMĐT trên các phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội, hậu quả mà nó gây ra khơng thể đong đếm bằng tiền và khó có thể ƣớc lƣợng giá trị vật chất phải bồi thƣờng cho ngƣời bị vi phạm. Bởi lẽ, khi BMĐT bị xâm phạm thì danh dự, nhân phẩm của cá nhân bị ảnh hƣởng. Trong khi gía trị vật chất thiệt hại bao nhiêu thì có thể khơi phục bấy nhiêu, cịn giá trị tinh thần thì khơng gì có thể bù đắp. Vậy nên, trong trƣờng hợp này, pháp luật khơng chỉ đóng vai trị là cơng cụ xử phạt nghiêm minh hành vi vi phạm mà cịn phải mang tính răn đe, giáo dục, hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ xảy ra vi phạm. Để làm đƣợc điều đó, buộc phải có một mức chế tài hợp lý, để những ai đang hoặc chuẩn bị vi phạm, có cái nhìn đúng đắn hơn trƣớc khi thực hiện hành vi trái pháp luật.

- Các hình thức xử phạt bổ sung đƣợc quy định khá hợp lý, phù hợp, góp phần nâng cao tính răn đe, nghiêm minh của pháp luật. Tuy nhiên, với một số hành vi vi phạm, chƣa có hình thức xử phạt bổ sung tƣơng xứng. Ví dụ, đối với hành vi tiết lộ BMĐT của cá nhân khi chƣa đƣợc sự đồng ý của cá nhân đó trên báo chí, chủ thể vi phạm, cụ thể là nhà báo, chỉ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng mà khơng có bất kỳ hình thức xử phạt bổ sung nào. Bởi lẽ, hành vi vi phạm này không chỉ trái pháp luật mà còn trái với đạo đức nghề làm báo, ảnh hƣởng đến uy tín của cơ quan báo chí.

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

Mặc dù Luật xử lý VPHC 2012, Luật báo chí 2016 đã có những hƣớng dẫn cụ thể hơn đối với biện pháp cải chính, xin lỗi. Tuy nhiên, căn cứ theo khoản 1 Điều 42 Luật báo chí 2016, căn cứ để có hoạt động cải chính, xin lỗi là: “Cơ quan báo chí

thơng tin sai sự thật, xun tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì phải đăng, phát lời cải chính, xin lỗi trên báo chí và thơng báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đó” theo đó, nếu hành vi xâm phạm

BMĐT khơng nhằm mục đích xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì khơng phải xin lỗi. Đây có thể là một sự thiếu sót của pháp luật. Bởi lẽ chỉ cần có hành vi xâm phạm BMĐT thì ngƣời bị hại đã bị ảnh hƣởng nghiêm trọng về tinh thần, danh dự, nhân phẩm mặc dù đó khơng phải là thông tin sai sự thật, hay bị báo chí xuyên tạc, vu khống, xúc phạm. Vậy nên, trong trƣờng hợp này, phải chăng thiếu một lời xin lỗi từ ngƣời thực hiện hành vi?

Pháp luật đã chính thức hƣớng dẫn và ghi nhận cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật, thế nhƣng việc thực thi hoạt động cải chính, xin lỗi trên thực tế có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào ý thức trách nhiệm của cơ quan chức

31

năng, ý thức chấp hành của chủ thể vi phạm và ý thức tiếp nhận thông tin của mọi ngƣời. Thực tế đáng lo ngại là báo chí, truyền thơng đƣa thơng tin sai sự thật , đƣợc đăng tải, trích dẫn rầm rộ, tạo thành “làn sóng” dƣ luận ảnh hƣởng nghiêm trọng đến quyền lợi của ngƣời bị hại. Song, các thơng tin đính chính, xin lỗi, xử lý sai phạm hay giải pháp bảo vệ, khôi phục quyền lợi cho ngƣời bị hại lại bị xem nhẹ, khơng tạo đƣợc “làn sóng” thơng tin nhƣ thơng tin sai sự thật ban đầu.

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm bí mật đời tư trên các phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 31 - 36)