Nguyên tắc xử phạt

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm bí mật đời tư trên các phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 40 - 45)

1.2 Quy định của pháp luật hiện hành về xử phạt VPHC đối với hành vi xâm phạm

1.2.5 Nguyên tắc xử phạt

Nguyên tắc: “Mọi VPHC phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải

bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do VPHC gây ra phải được khắc phục theo

đúng quy định của pháp luật”54

Đây là nguyên tắc chủ đạo, mang nhiều ý nghĩa thiết thực trong hoạt động xử phạt VPHC. Bởi lẽ, nếu hành vi vi phạm không đƣợc phát hiện kịp thời, hoạt động xử phạt đƣợc tiến hành chậm trễ, khơng nghiêm minh thì hậu quả mà hành vi vi phạm gây ra sẽ càng lớn và khó khắc phục. Đặc biệt, đối với hành vi xâm phạm BMĐT trên các phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội – hành vi vi phạm mà hậu quả của nó phụ thuộc vào tốc độ, khả năng và khu vực mà thông tin đƣợc phát tán, lan truyền, thì ngun tắc này địi hỏi phải nghiêm túc tuân thủ và đề cao nhất có thể.

BMĐT là bất khả xâm phạm. Vì thế, bất kể hành vi xâm phạm BMĐT nào, dù ít hay nhiều cũng gây những tổn hại về vật chất và tinh thần cho ngƣời bị xâm hại.

52 Điều 66 Luật xử lý VPHC 2012.

53

Điều 73 Luật xử lý VPHC 2012.

36

Do đó, việc phát hiện và ngăn chặn kịp thời sẽ giảm thiểu tối đa hậu quả mà hành vi vi phạm gây ra. Từ đó, hoạt động khắc phục hậu quả sẽ có thể đƣợc tiến hành dễ dàng hơn, quyền và lợi ích của ngƣời bị xâm hại sẽ đƣợc khắc phục một cách tối ƣu nhất. Bên cạnh đó, sau khi phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm, việc xử lý những hành vi đó theo đúng tính chất, mức độ vi phạm thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật đồng thời sẽ mang tính răn đe, giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật của ngƣời dân trong xã hội. Vì vậy, để có thể thực hiện và chấp hành vẹn tồn ngun tắc trên, địi hỏi phải có sự hợp tác, nỗ lực từ hai phía: cơng dân, tổ chức và chủ thể có thẩm quyền. Theo đó, cơ quan nhà nƣớc, tổ chức, cá nhân phải đề cao ý thức đấu tranh phịng, chống VPHC. Cịn chủ thể có thẩm quyền phải đề cao tinh thần trách nhiệm, không ngừng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ để phát hiện VPHC, xác minh thu thập chứng cứ nhằm làm sáng tỏ vụ việc cũng nhƣ không đƣợc bao che, dung túng khi phát hiện vi phạm để từ đó có thể xử phạt đúng ngƣời, đúng luật các hành vi vi phạm.

Nguyên tắc: “Việc xử phạt VPHC được tiến hành nhanh chóng, cơng khai,

khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật”55

Sau khi phát hiện hành vi VPHC, chủ thể có thẩm quyền tiến hành hoạt động xử phạt VPHC. Và hoạt động xử phạt đƣợc thực hiện theo ngun tắc nhanh chóng, cơng khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cao nhất hiệu quả xử phạt, từ đó thi hành kịp thời các biện pháp xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả, nâng cao ý nghĩa phòng ngừa giáo dục cho ngƣời dân.

Để xử phạt nhanh chóng địi hỏi hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ cũng nhƣ ra quyết định xử phạt phải đƣợc chủ thể có thẩm quyền thực hiện một cách nhanh nhất có thể. Và các hoạt động này phải phải đƣợc diễn ra một cách công khai theo đúng quy định của pháp luật. Từ các tài liệu, chứng cứ, tình tiết đã thu thập đƣợc, chủ thể có thẩm quyền phải khách quan, công tâm, công bằng trong việc ra quyết định xử phạt không đƣợc kết luận một cách chủ quan, áp đặt, thiếu căn cứ. Công bằng ở đây khơng có nghĩa là cào bằng, xử phạt nhƣ nhau trong mọi trƣờng hợp, mà việc xử phạt phải tƣơng xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi.

Nhanh chóng, khách quan, cơng bằng của việc xử phạt chỉ đƣợc công nhận khi hoạt động xử phạt đƣợc tiến hành theo đúng thẩm quyền và đúng quy định của pháp

37

luật. Bởi lẽ, nếu khơng đúng quy định của pháp luật thì mọi quyết định xử phạt đều trái pháp luật và phải bị thay thế hoặc hủy bỏ. Đúng pháp luật trong trƣờng hợp này bao gồm: đúng hành vi đƣợc quy định; bảo đảm đầy đủ chứng cứ đƣợc xác minh, thu thập; đúng ngƣời và đúng lỗi của vi phạm; đúng thẩm quyền xử phạt; đúng thủ tục xử phạt; áp dụng đúng các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm.

Nguyên tắc: “Việc xử phạt VPHC phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu

quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng”56

Hành vi xâm phạm BMĐT trên các phƣơng tiện tuyền thơng và mạng xã hội nói riêng và VPHC nói chung, mỗi hành vi vi phạm sẽ ít nhiều đều có sự khác nhau về chủ thể, phƣơng thức vi phạm, hậu quả gây ra…vì thế, trên thực tế, sẽ gặp khá nhiều khó khăn trong việc xác định hành vi vi phạm. Do đó, địi hỏi chủ thể có thẩm quyền phải thật sự nghiêm túc và chuyên tâm trong việc xác định tình tiết, chứng cứ vụ việc để từ đó có đƣợc quyết định xử phạt VPHC hợp lý, hợp tình, quyền và lợi ích của cơng dân đƣợc bảo đảm một cách tuyệt đối.

Nguyên tắc: “Chỉ xử phạt VPHC khi có hành vi VPHC do pháp luật quy

định. Một hành vi VPHC chỉ bị xử phạt một lần”57

Cơ sở pháp lý để tiến hành xử phạt VPHC là hành vi VPHC đó phải đƣợc quy định cụ thể trong một văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Nếu hành vi vi phạm chƣa đƣợc pháp luật quy định thì khơng thể tiến hành xử phạt đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi đó vì khơng có căn cứ pháp lý để áp dụng hình thức, mức xử phạt cụ thể đối với đối tƣợng vi phạm. Đồng thời, nếu một hành vi vi phạm đã bị một ngƣời có thẩm quyền lập biên bản xử phạt hoặc ra quyết định xử phạt thì khơng đƣợc lập biên bản hoặc ra quyết định xử phạt lần thứ hai đối với cùng một hành vi đó nữa. Đối với việc xử phạt VPHC đối với hành vi xâm phạm BMĐT trên các phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội cũng không ngoại lệ trong trƣờng hợp này.

Đây là một trong những tƣ tƣởng quan trọng bậc nhất khi xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền, đồng thời cũng là một bảo đảm quan trọng cho việc thực hiện quyền con ngƣời đối với mỗi ngƣời dân trong xã hội. Để có thể quán triệt tƣ tƣởng này cũng nhƣ thực thi một cách tối ƣu nhất, địi hỏi chủ thể có thẩm quyền xử phạt phải nắm vững các quy định của pháp luật, đồng thời các nhà làm luật tránh trƣờng hợp có những quy định pháp luật chồng chéo, mâu thuẫn lẫn nhau và khó áp dụng.

56

Điểm c khoản 1 Điều 3 Luật xử lý VPHC 2012.

38

Nguyên tắc: “Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh

VPHC. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thơng qua người đại

diện hợp pháp chứng minh mình khơng VPHC”58

Đây là nguyên tắc mới, nổi bật đƣợc ghi nhận trong Luật xử lý VPHC năm 2012 nhằm đảm bảo tính cơng minh của pháp luật cũng nhƣ nâng cao việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Theo đó, bản chất của nguyên tắc là: chừng nào chƣa chứng minh đƣợc lỗi của ngƣời bị nghi là VPHC thì chƣa thể kết luận họ là ngƣời vi phạm. Cụ thể, khi phát hiện hành vi VPHC, ngƣời có thẩm quyền cần phải làm rõ, chứng minh cho ngƣời vi phạm thấy đƣợc lỗi của mình đƣợc quy định trong pháp luật bằng các biện pháp xác định sự thật vụ việc một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ. Ngƣời bị xử phạt cũng có thể chứng minh mình khơng có lỗi thơng qua ngƣời đại diện. Đây là quyền chứ không phải là nghĩa vụ của ngƣời bị xử phạt.

Để chứng minh một hành vi có xâm phạm BMĐT trên các phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội hay khơng thì chủ thể có thẩm quyền gặp rất nhiều khó khăn từ giai đoạn thu thập và xử lý chứng cứ đến việc áp dụng pháp luật làm cơ sở xử phạt. Bởi lẽ, các hành vi vi phạm thƣờng đƣợc thực hiện trên các phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại, rất khó kiểm sốt đồng thời pháp luật chƣa có những quy định rõ ràng về BMĐT. Tuy nhiên, nguyên tắc này vẫn có thể đƣợc đảm bảo nếu có sự đầu tƣ đúng mức về nhân lực và vật lực. Nâng cao trình độ chun mơn của chủ thể có thẩm quyền xử phạt đồng thời trang bị những cơ sở vật chất hiện đại hỗ trợ cơng tác chứng minh vi phạm bên cạnh việc hồn thiện hành lang pháp lý. Do đó, chủ thể có thẩm quyền xử phạt phải thực thi một cách nghiêm túc ngun tắc này khơng để xảy ra tình trạng xử phạt nhầm, xử phạt sai hay bỏ lọt hành vi vi phạm.

Nguyên tắc: “Đối với cùng một hành vi VPHC thì mức phạt tiền đối với tổ

chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân”59

Đây cũng là nguyên tắc mới của Luật xử lý VPHC năm 2012 so với Pháp lệnh xử lý VPHC 2002. Nguyên tắc này nhằm thể hiện yêu cầu đấu tranh hiệu quả hơn với các hành vi VPHC của các tổ chức vốn là những chủ thể có tổ chức chặt chẽ, có điều kiện và khả năng nhận thức pháp luật đầy đủ hơn nhiều so với các cá nhân. Đồng thời, xét từ nhiều góc độ hành vi vi phạm của tổ chức cũng gây tác hại lớn cho xã hội hơn so với hành vi vi phạm của cá nhân.

Các nguyên tắc xử lý VPHC là những tƣ tƣởng chỉ đạo việc tiến hành xử lý VPHC đƣợc pháp lý hoá nhằm bảo đảm đạt đƣợc mục đích, yêu cầu của xử lý

58

Điểm đ khoản 1 Điều 3 Luật xử lý VPHC 2012.

39

VPHC. Vì vậy, khơng chỉ xử phạt VPHC đối với hành vi xâm phạm BMĐT trên các phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội mà đối với tất cả các lĩnh vực, hoạt động xử phạt phải tuân thủ triệt để và nghiêm túc chấp hành các nguyên tắc trên.

40

Chƣơng 2 : THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI THI HÀNH VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI HÀNH VI

XÂM PHẠM BÍ MẬT ĐỜI TƢ TRÊN CÁC PHƢƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG VÀ MẠNG XÃ HỘI

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm bí mật đời tư trên các phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)