Thủ tục xử phạt

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm bí mật đời tư trên các phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 38 - 40)

1.2 Quy định của pháp luật hiện hành về xử phạt VPHC đối với hành vi xâm phạm

1.2.4 Thủ tục xử phạt

Thủ tục xử phạt VPHC là trình tự và cách thức thực hiện các hành động trong việc xử phạt VPHC51. Có 2 loại thủ tục xử phạt: thủ tục xử phạt hành chính khơng lập biên bản và thủ tục xử phạt có lập biên bản. Việc thực hiện thủ tục xử phạt VPHC có lập biên bản đƣợc áp dụng đối với các VPHC có tính chất, mức độ vi phạm đáng kể hoặc VPHC đƣợc phát hiện bằng cách sử dụng các phƣơng tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ. Với tính chất và mức độ nghiêm trọng cũng nhƣ khơng có hành vi xâm phạm BMĐT trên các phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội nào bị

51 Trƣờng đại học Kiểm sát Hà Nội (2014), Giáo trình luật Hành chính Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, tr. 311.

34

phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền dƣới 250.000 đồng nên việc xử phạt VPHC đối với hành vi xâm phạm BMĐT trên các phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội đƣợc tiến hành theo thủ tục xử phạt hành chính có lập biên bản. Thủ tục xử phạt có lập biên bản bao gồm các giai đoạn sau:

Phát hiện vi phạm, lập biên bản vi phạm hành chính:

Cơ quan chức năng có thể phát hiện hành vi xâm phạm BMĐT trên các phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội thông qua đơn tố cáo, khiếu nại của ngƣời dân hoặc kết quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra, quản lý ngành, lĩnh vực. Tuy nhiên, hành vi xâm phạm BMĐT trên các phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội rất khó kiểm sốt và phát hiện nên hầu nhƣ khi cá nhân bị xâm phạm hoặc chủ thể có thẩm quyền phát hiện thì hành vi vi phạm đã cấu thành và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Sau khi phát hiện vi phạm thì chủ thể có thẩm quyền có thể tiến hành các hoạt động nhƣ xác định thơng tin bị xâm phạm là gì, có thuộc nội hàm của BMĐT hay không? Hành vi xâm phạm đƣợc thực hiện dƣới hành vi nào: thu thập, lƣu trữ, sử dụng trái phép hay tiết lộ BMĐT ngƣời khác? Hành vi vi phạm này đƣợc thực hiện trên mơi trƣờng nào…Sau đó cơ quan chức năng sẽ lập biên bản hành chính. Biên bản VPHC là loại văn bản hành chính có giá trị pháp lý quan trọng, vì đây là cơ sở xác định có VPHC, là cơ sở để ra quyết định xử phạt VPHC và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả. Nội dung của biên bản phải phù hợp với quy định tại Điều 58 Luật xử lý VPHC năm 2012.

Từ những chứng cứ, tài liệu, thơng tin có đƣợc trong q trình điều tra, xem xét cùng với biên bản hành chính, sẽ đƣợc ngƣời có thẩm quyền lập thành “hồ sơ xử phạt VPHC”. Việc “luật hóa” yêu cầu ngƣời có thẩm quyền xử phạt lập hồ sơ xử phạt mang nhiều ý nghĩa thiết thực. Cụ thể, tạo điều kiện để ngƣời có thẩm quyền có cơ sở chính xác, đầy đủ để ra quyết định xử phạt chứ khơng phải dựa vào ý chí chủ quan của họ hay sự chỉ đạo của cấp trên; là những căn cứ thuyết phục giúp ngƣời VPHC thực hiện một cách nghiêm chỉnh quyết đỉnh xử phạt; là cơ sở để ngƣời bị xử phạt VPHC, nếu khiếu nại, khởi kiện thì có thể nhận đƣợc phán quyết là một quyết định giải quyết khiếu nại hoặc một bản án hành chính đúng đắn của cơ quan công quyền.

Giai đoạn này khá quan trọng. Bởi lẽ, mỗi quyết định xử lý VPHC cần dựa trên những sự kiện pháp lý chính xác đã đƣợc kiểm chứng. Chứng cứ pháp lý có ý nghĩa xác định chân lý khách quan đƣợc sử dụng để phục vụ cho việc làm sáng tỏ các yếu tố của cấu thành VPHC. Do vậy, trong giai đoạn điều tra cần xem xét vụ việc một cách toàn diện, đánh giá khách quan về vụ việc. Sự đánh giá khách quan

35

những tình tiết của vụ việc là yếu tố quan trọng của quá trình xử phạt. Đây là quy định mới khá tiến bộ của Luật xử lý VPHC 2012, nhằm tạo cơ sở pháp lý quan trọng đảm bảo hoạt động xử phạt đƣợc tiến hành chính xác và nghiêm minh.

Ra quyết định xử phạt:

Thời hạn ra quyết định xử phạt là 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản về VPHC, đối với vụ VPHC có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 30 ngày52. Trong trƣờng hợp cần thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì ngƣời có thẩm quyền phải báo cáo thủ trƣởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn, thời hạn gia hạn không đƣợc quá 30 ngày. Đặc biệt, đối với hành vi xâm phạm BMĐT trên các phƣơng tiện truyền thơng và mạng xã hội thì hoạt động xử phạt càng tiến hành nhanh chóng thì hậu quả sẽ càng đƣợc giảm thiểu.

Thi hành quyết định xử phạt:

Thông thƣờng thời hạn thi hành quyết định là 10 ngày, hoặc có thể nhiều hơn 10 ngày, kể từ ngày tổ chức, cá nhân bị xử phạt VPHC nhận đƣợc quyết định xử phạt53. Tức là, trong khoảng thời gian này, cá nhân, tổ chức đó phải thực thi các hình thức, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đƣợc ghi trong quyết định xử phạt. Nếu không tự nguyện thi hành trong thời hạn nêu trên, các cá nhân, tổ chức bị xử phạt VPHC sẽ bị cƣỡng chế thi thành bởi những chủ thể có thẩm quyền đƣợc quy định tại Điều 87 Luật xử lý VPHC 2012.

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm bí mật đời tư trên các phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 38 - 40)