Hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến xử phạt VPHC đối vớ

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm bí mật đời tư trên các phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 59 - 77)

2.2 Những kiến nghị hoàn thiện về xử phạt VPHC đối với hành vi xâm phạm BMĐT

2.2.1 Hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến xử phạt VPHC đối vớ

đối với hành vi xâm phạm BMĐT trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội

Thứ nhất, xây dựng luật về BMĐT của cơng dân

Trên bình diện quốc tế cũng nhƣ đối với Việt Nam, việc xây dựng cơ chế luật pháp để xử lý việc lợi dụng công nghệ thông tin, Internet để xâm phạm dân chủ, nhân quyền là điều cần đƣợc ủng hộ, sớm thực hiện. Làm sao một mặt bảo đảm

73

http://news.zing.vn/luat-su-yeu-cau-co-gai-to-huyen-my-tan-tinh-thieu-gia-phai-xin-loi-post747652.html (Truy cập ngày 01/7/2017).

55

quyền tự do ngôn luận của công dân, mặt khác bảo đảm thông tin đƣợc đƣa lên Internet không bị sử dụng sai trái, gây nguy hiểm cho cộng đồng và từng cá nhân. Bởi dù là Internet hay “xã hội ảo” thì tất cả đó đều là do con ngƣời tạo ra và vì con ngƣời để phát triển. Khơng thể vì những cái đó làm cho mỗi con ngƣời mất đi quyền riêng tƣ, sự tự do cá nhân của mình. Cơng nghệ số, mạng xã hội phát triển khơng có nghĩa là quyền BMĐT bị xóa bỏ. Vì thế một hành lang pháp lý chặt chẽ để bảo vệ quyền BMĐT của cơng dân cần sớm đƣợc hồn thiện và thực thi.

Bên cạnh đó, Luật tiếp cận thơng tin vừa đƣợc Quốc hội khóa 13 thơng qua tạo điều kiện thúc đẩy việc sớm ban hành Luật bảo vệ BMĐT. Bởi lẽ, quyền tiếp cận thơng tin và quyền BMĐT có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nhất là khi một trong những lý do của việc hạn chế tiếp cận thông tin là nhằm bảo vệ thông tin cá nhân74. Vậy nên, nếu chỉ có Luật tiếp cận thơng tin mà khơng có Luật BMĐT thì khơng chỉ khơng thể bảo vệ quyền BMĐT mà cịn làm cho quyền tiếp cận thông tin không thể thực thi trong cuộc sống. Cụ thể, Luật tiếp cận thơng tin đã có những quy định liên quan đến thơng tin về bí mật đời sống riêng tƣ, bí mật cá nhân nhƣ sau: “Thơng tin liên quan đến bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân được tiếp

cận trong trường hợp được người đó đồng ý; thơng tin liên quan đến bí mật gia đình được tiếp cận trong trường hợp được các thành viên gia đình đồng ý. Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, người đứng đầu cơ quan nhà nước quyết định việc cung cấp thơng tin liên quan đến bí mật kinh doanh, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong trường hợp cần thiết vì lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng theo quy định của luật có liên quan mà khơng cần có sự đồng ý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”75

Vậy nên, việc hoàn thiện pháp luật theo hƣớng làm rõ nội hàm của quyền bảo vệ bí mật cá nhân, phạm vi giới hạn của quyền này sẽ tạo hành lang pháp lý rõ ràng và thuận lợi cho việc chống xâm hại đến hai quyền cơ bản này của công dân.

Đầu tiên, cũng nhƣ các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành khác, nội dung khơng thể thiếu đó là phần giải thích từ ngữ. Trong phần này nên giải thích cụ thể nội hàm của những thuật ngữ quan trọng nhƣ “bí mật đời tƣ”, “xâm phạm BMĐT”. Theo nhƣ hƣớng giải thích của Nghị định 56/2017/NĐ-CP về khái niệm “thơng tin về đời sống riêng tƣ, BMĐT của trẻ em” theo hƣớng liệt kê. Theo tác giả, cách định nghĩa này có thể phù hợp với chủ thể trẻ em, nhƣng sẽ khó áp dụng, thiếu hiệu quả khi quy định chung cho tất cả chủ thể. Bởi lẽ, trẻ em có các mối quan hệ,

74 Thái Thị Tuyết Dung (2012), Quyền tiếp cận thông tin và quyền riêng tư ở Việt Nam và một số quốc gia, NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, tr.178.

56

thông tin, tƣ liệu về đơi sống riêng tƣ khá ít nên quy định theo hƣớng liệt kê có thể khái quát đƣợc hết những thơng tin, tƣ liệu nào thuộc về BMĐT. Cịn đối với các chủ thể khác, nhƣ ngƣời đã thành niên, thì thơng tin, tƣ liệu về đời sống riêng tƣ rất rộng, phong phú nên khơng thể định nghĩa “bí mật đời tƣ” theo hƣớng liệt kê nhƣ đối với trẻ em. Mà thay vào đó, nên có khái niệm mở, tuy nhiên phải đảm bảo sự rõ ràng nhất định để tránh sự sai sót của pháp luật cũng nhƣ tạo sự linh động, linh hoạt cho chủ thể có thẩm quyền trong hoạt động xử phạt hành vi vi phạm, đồng thời phải đặt quyền này trong mối tƣơng quan với các quyền khác của công dân nhƣ quyền tự do ngôn luận, quyền tiếp cận thông tin nhằm bảo vệ một cách tốt nhất các quyền con ngƣời của công dân. Đây đƣợc xem là chủ chốt của vấn đề, nếu chúng ta có một khái niệm “bí mật đời tƣ” hợp tình, hợp lý thì việc bảo vệ BMĐT sẽ trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn rất nhiều. Theo quan điểm của tác giả, có thể định nghĩa khái niệm BMĐT nhƣ sau: “ BMĐT là những thông tin, tƣ liệu (gọi chung là thông tin) về tinh thần, vật chất, quan hệ xã hội hoặc những thông tin khác gắn liền với cá nhân đƣợc cá nhân đó thấy rằng cần thiết và mong muốn không công khai, không tiết lộ, đƣợc giữ bí mật bằng các phƣơng pháp không trái với quy định của pháp luật.”

Sau khi đã xác định đƣợc thông tin, tƣ liệu nào thuộc BMĐT, nội dung quan trọng mà luật BMĐT cần làm rõ là hành vi nhƣ thế nào đƣợc xem là xâm phạm BMĐT. Để giải quyết đƣợc nội dung đó, luật cần quy định chặt chẽ q trình với những giai đoạn thu thập, lƣu trữ, sử dụng, công bố thông tin của chủ thể khác. Cụ thể với những nguyên tắc cốt lõi sau76

:

1. Mục đích của việc thu thập thông tin cá nhân: Thông tin cá nhân chỉ đƣợc thu thập cho một mục đích hợp pháp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của ngƣời thu thập thông tin và việc thu thập thông tin nhƣ vậy là cần thiết cho mục đích đó.

2. Nguồn của thông tin cá nhân: Thông tin đƣợc thu thập từ chính cá nhân đƣợc yêu cầu cung cấp thông tin hoặc ngƣời thu thập thơng tin có thể thu thập ở các nguồn khác khi có căn cứ cho rằng thơng tin đó đã có sẵn trên thơng tin đại chúng, hoặc cá nhân bị thu thập thông tin đã ủy quyền cung cấp thông tin cho ngƣời khác, hay những trƣờng hợp nhƣ để phục vụ cho quá trình điều tra, phát hiện, buộc tội ngƣời phạm tội, bảo vệ lợi ích cơng cộng…

3. Thơng báo cho ngƣời bị thu thập biết về việc thu thập thông tin: Việc thu thập thông tin phải đảm bảo cho cá nhân bị thu thập thông tin biết về việc thông tin của họ đang bị thu thập. Ngoài ra, ngƣời bị thu thập thông tin cũng đƣợc biết về

76

Trần Đức Tuấn (2014), “Cần có luật bảo vệ bí mật đời tƣ”. Link nguồn http://vnexpress.net/tin-tuc/cong-

57

mục đích của việc thu thập thông tin, tên, địa chỉ của ngƣời thu thập và ngƣời sẽ giữ thơng tin đó. Tuy nhiên, cũng có những trƣờng hợp ngƣời thu thập thông tin không cần phải thông báo cho ngƣời bị thu thập thông tin để bảo vệ lợi ích cơng cộng, hoặc có lý do chính đáng cho rằng việc thơng báo sẽ gây ảnh hƣởng đến quá trình thực hiện chức năng của mình theo quy định của pháp luật.

4. Phƣơng thức thu thập thông tin: Thông tin cá nhân không đƣợc thu thập theo những cách không hợp pháp, chẳng hạn nhƣ: đặt máy quay phim bí mật trong nhà ngƣời khác, với những cách thức thu thập thơng tin nhƣ vậy, thì thơng tin đó cũng sẽ khơng đƣợc sử dụng.

5. Lƣu giữ và bảo vệ thông tin cá nhân: Ngƣời nắm giữ thơng tin phải đảm bảo rằng thơng tin đó đƣợc bảo vệ bằng những biện pháp thích hợp trong phạm vi quyền hạn của mình, để tránh thơng bị đƣợc lƣu giữ bị thất thốt, sử dụng sai mục đích, sửa đổi hay tiết lộ, loại trừ những trƣờng hợp đƣợc luật quy định

6. Tiếp cận, sửa chữa thông tin của ngƣời bị thu thập thông tin: Ngƣời bị thu thập thông tin đƣợc quyền yêu cầu ngƣời lƣu giữ thông tin xác nhận về việc lƣu giữ thơng tin và họ có quyền tiếp cận cũng nhƣ yêu cầu sửa chữa những thông tin sai lệch về họ. Theo yêu cầu của ngƣời bị thu thập thông tin, ngƣời lƣu giữ thông tin theo thẩm quyền của mình phải thực hiện các bƣớc để sửa chữa những thơng tin sai lệch đó.

7. Kiểm tra tính chính xác của thơng tin trƣớc khi sử dụng: Ngƣời giữ thông tin không sử dụng thông tin đƣợc thu thập nếu không thực hiện các cách thức hợp lý để xác định thơng tin đó có chính xác hay khơng, đã đƣợc cập nhật đầy đủ và phù hợp với mục đích của việc sử dụng nó chƣa?

8. Khơng đƣợc giữ thông tin cá nhân ngƣời khác khi không cần thiết: Ngƣời giữ thông tin sẽ không đƣợc lƣu giữ thông tin cá nhân ngƣời khác lâu hơn thời gian nhƣ đã yêu cầu cho các mục đích mà thông tin đƣợc sử dụng.

9. Những giới hạn của việc sử dụng, tiết lộ thông tin cá nhân: Ngƣời giữ thông tin chỉ đƣợc sử dụng, tiết lộ thơng tin theo mục đích mà thơng tin đƣợc thu thập. Chỉ đƣợc sử dụng, tiết lộ cho mục đích khác trong những trƣờng hợp sau:

- Thơng tin có sẵn trên thông tin đại chúng. - Khi đƣợc phép của ngƣời bị thu thập thông tin.

- Cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền sử dụng, tiết lộ thơng tin đó để phục vụ cho quá trình điều tra, truy tố ngƣời phạm tội.

58

- Việc sử dụng, tiết lộ thơng tin đó cho mục đích khác là cần thiết để ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra nhƣ tới sức khỏe cộng đồng, an ninh quốc gia, tính mạng hay sức khỏe của ngƣời bị thu thập thông tin hoặc ngƣời khác.

- Thơng tin đƣợc sử dụng, tiết lộ dƣới hình thức mà khơng thể nhận ra đó là thơng tin của ngƣời bị thu thập thông tin.

Hy vọng rằng, luật BMĐT sẽ sớm ra đời, nhằm tạo ra cở sở pháp lý cần thiết để bảo vệ BMĐT của cá nhân, một trong những giá trị thiêng liêng của mỗi con ngƣời, tránh tình trạng vi phạm BMĐT nhƣ hiện nay.

Thứ hai, hoàn thiện pháp luật về xử phạt VPHC đối với hành vi xâm phạm BMĐT trên các phương tiện truyền thơng và mạng xã hội

Sau khi đã có luật điều chỉnh một cách cụ thể về quyền BMĐT của cơng dân, thì cần ban hành một Nghị định chung về xử phạt VPHC trong lĩnh vực xâm phạm BMĐT. Từ đó chủ thể có thẩm quyền có thể mạnh dạn xử phạt khi đã có căn cứ pháp lý, công dân sẽ nhận thức đƣợc hành vi nào của mình là trái pháp luật cũng nhƣ sẽ có những biện pháp chủ động bảo vệ BMĐT của mình. Khi đó, quyền BMĐT sẽ đƣợc bảo vệ một cách tối ƣu nhất, đặc biệt là trên các phƣơng tiện truyền thơng và mạng xã hội. Đó là giải pháp lâu dài khi Luật BMĐT đã đƣợc xây dựng. Song, trong điều kiện hiện nay, khi chƣa ban hành đƣợc Luật BMĐT cũng nhƣ Nghị định riêng điều chỉnh hoạt động xử phạt VPHC đối với hành vi xâm phạm BMĐT trên các phƣơng tiện truyền thơng và mạng xã hội thì cần sửa đổi, bổ sung ngay những hạn chế của Nghị định hiện hành. Đây là giải pháp trƣớc mắt nhằm giải quyết những bất cập hiện tại. Cụ thể nhƣ sau:

Một là, sửa đổi, bổ sung, cập nhật các hành vi xâm phạm BMĐT

Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng có rất nhiều hành vi xâm phạm BMĐT diễn ra trên các phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội nhƣng khơng bị xử phạt đó chính là pháp luật đang có những “khoảng trống” khá lớn trong việc ghi nhận các hành vi vi phạm. Nghị định 159/2013/NĐ-CP, Nghị định 174/2013/NĐ-CP đã không theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ thơng tin nên cịn rất nhiều hành vi xâm phạm BMĐT chƣa đƣợc dự liệu trong các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là xâm phạm BMĐT trên mạng xã hội. Nhận thấy đƣợc vấn đề trên, Bộ Thông tin và truyền thông đã tiến hành thành lập Ban soạn thảo xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực bƣu chính, viễn thơng, cơng nghệ thơng tin và tần số vô tuyến điện với dự định bổ sung rất nhiều quy định mới nhằm đảm bảo an tồn thơng tin

59

mạng77. Tác giả hoàn toàn ủng hộ việc làm trên và cho rằng đây là hành động cần thiết và cấp thiết để hoàn thiện khung pháp lý đảm bảo quyền BMĐT cho công dân trong thời đại công nghệ số. Theo dự thảo, sẽ đề cao trách nhiệm của ngƣời sử dụng mạng xã hội đối với các vấn đề đảm bảo quyền BMĐT, cụ thể cá nhân sử dụng mạng xã hội có thể sẽ bị phạt đối với các hành vi sau78: sử dụng thơng tin, hình ảnh cá nhân của ngƣời khác để tạo tài khoản sử dụng mạng xã hội; tiết lộ BMĐT hoặc bí mật khác khi chƣa đƣợc sự đồng ý của cá nhân, tổ chức có liên quan, trừ trƣờng hợp pháp luật quy định. Nếu ngƣời đăng tải không gỡ bỏ ngay nội dung thông tin đã tổng hợp khi nguồn thông tin đƣợc trích dẫn đã gỡ bỏ nội dung thơng tin đó hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cũng sẽ bị xử phạt với mức tiền nêu trên; triệu đồng nếu có các hành vi: cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân, giả mạo trang thông tin điện tử của các cá nhân, tổ chức khác…; lƣu trữ, đƣa nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân…; truy nhập mạng xã hội của tổ chức, cá nhân khác.

Đây mới là những kiến nghị để hoàn thiện Nghị định mới sửa đổi, bổ sung Nghị định 174/2013/NĐ-CP, để có thể luật hóa và thực thi trong cuộc sống địi hỏi cơ quan chức năng phải nghiên cứu chuyên sâu hơn trên lý luận và thực tiễn. Không phải chúng ta cứ quy định tràn lan, khơng kiểm sốt, mà quan trọng là những quy định này phải đƣợc áp dụng một cách hiệu quả trong thực tiễn, cơ quan chức năng có thể vận dụng và ngƣời dân có thể dễ dàng chấp hành. Đó mới là sự thành công của pháp luật.

Bên cạnh việc bổ sung các quy định mới về hành vi vi phạm, cần phải hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành theo chiều hƣớng quy định một cách cụ thể, rõ ràng và chi tiết hơn. Ví dụ, hầu hết các quy định hiện nay đều theo nguyên tắc: “không đƣợc sử dụng, cung cấp hoặc tiết lộ thông tin về BMĐT hoặc thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân nếu không đƣợc sự đồng ý của họ”. Tuy nhiên pháp luật cũng khơng quy định rõ cần có sự đồng ý nhƣ thế nào, trong trƣờng hợp nào, bằng hình thức nào. Do đó, cần có sự giải thích cụ thể của pháp luật trong trƣờng hợp này nhƣ sự đồng ý phải thể hiện bằng văn bản tại thời điểm họ cho phép bên thứ ba đƣợc sử dụng, cung cấp hoặc tiết lộ BMĐT của họ. Hoặc đối với hành vi tiết lộ BMĐT trên báo điện tử đang chịu sự điều chỉnh của cả hai Nghị định gây nhiều

77 http://mic.gov.vn/Pages/TinTuc/134102/Bo-TT-TT-xay-dung-Nghi-dinh-sua-doi--bo-sung-Nghi-dinh-174-

2013-Nd-CP.html (Truy cập ngày 01/7/2017). 78

http://vietnam.vn/sua-doi-nghi-dinh-xu-phat-trong-linh-vuc-buu-chinh-vien-thong-cntt-va-tan-so-vo-tuyen-

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm bí mật đời tư trên các phƣơng tiện truyền thông và mạng xã hội (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 59 - 77)