Khái quát những vấn đề đã nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thiên tính nữ trong thơ nôm truyền bản của hồ xuân hương (Trang 86 - 91)

Như vậy với đề tài nghiên cứu: “Thiên tính nữ trong thơ Nôm truyển bản

của Hồ Xuân Hương” người viết đã tiến hành khảo sát, phân tích, đối chiếu so

sánh để làm nổi bật thiên tính nữ, làm sáng tỏ vấn đề thiên tính nữ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương: Thiên tính nữ qua chủ đề người phụ nữ; Thiên tính nữ qua thơ thiên nhiên; Thiên tính nữ qua nghệ thuật thơ; Lí giải cội nguồn giá trị nhân văn và đặc sắc nghệ thuật của thơ Hồ Xuân Hương.

Thơ Nôm Hồ Xuân Hương đậm đà thiên tính nữ qua những bài thơ viết về

chủ đề người phụ nữ. Bởi là những vần thơ của người phụ nữ viết cho người phụ

nữ nên văn chương bà in rõ sắc màu giới tính. Với tư cách là người trong cuộc,

Hồ Xuân Hương không chỉ than cho người phụ nữ nói chung mà còn than cho bản thân mình đã bị đọa đày. Hồ Xuân Hương lột tả những vấn đề riêng tư, những bất công họ phải chịu đựng, tranh đấu bênh vực quyền lợi của họ. Tuy nhiên Hồ Xuân Hương không nêu lên được hết những nỗi khổ của họ mà chỉ đưa ra những nỗi khổ riêng có tính chất giới tính: duyên phận éo le, cảnh làm lẽ, sự nhẹ dạ, quá nể người tình nên phải bụng mang dạ chửa, cảnh góa bụa… Hồ Xuân Hương chia sẻ những nỗi khổ đau đó, không một lời thở than. Hồ Xuân Hương ý thức rõ giá trị và vai trò của người đàn bà: họ đẹp ở đạo đức, đẹp ở con người, tài năng không thua kém người đàn ông. Hồ Xuân Hương một mặt bênh vực, đề cao người phụ nữ, mặt khác lớn tiếng đả kích các nhân vật tiêu biểu của

xã hội, từ đám sĩ tử, nhà sư hổ mang, đến bọn quan lại, "hiền nhân quân tử" , kể

cả vua chúa. Bà bênh vực phụ nữ, khao khát yêu đương, khao khát hạnh phúc gia đình, hạnh phúc ái ân..., tất cả đều mang đậm thiên tính nữ.

Hồ Xuân Hương đã viết những vần thơ thiên nhiên mang đậm thiên tính

nữ. Đó là một thiên nhiên sinh động như đang cựa quậy, quấn quýt, giao hòa, đầy

sức sống. Thiên nhiên ấy có hình, có thể và mang tâm sự của những người phụ nữ. Xuân Hương đã đứng về phía người phụ nữ mà cảm mà nghĩ. Việc trở về với biểu

tượng phồn thực trong thơ Hồ Xuân Hương đã làm bật nên sự ca ngợi vẻ đẹp hình thể, trần thế của người phụ nữ. Đó là triết lí ca ngợi sự sống, ca ngợi bản chất tự nhiên của con người, khuyến khích con người sống, phát triển theo tự nhiên, chống lại những gì cản trở con người sống theo tự nhiên, khẳng định quyền tự nhiên thuộc về thiên tính nữ. Chúng ta ca ngợi và cảm phục nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương đã đưa phồn thực vào trong thơ văn một cách khéo léo đến tuyệt vời. Và có lẽ cái tâm lí sục sôi những niềm khát khao yêu đương, hạnh phúc của thi sĩ Xuân Hương cũng mãnh liệt như khát vọng sinh sôi, nảy nở phát triển hơn nữa trong tín ngưỡng phồn thực của người Việt, trong khát vọng nữ tính.

Bằng tài năng nghệ thuật của mình, đặc biệt là tài năng sử dụng tiếng Việt, Hồ Xuân Hương đã vận dụng thành công những tinh hoa của văn học dân

gian vào sáng tác thơ Nôm của mình làm nổi bật thiên tính nữ. Qua cách xưng

hô của bà cho thấy Hồ Xuân Hương đứng ở nhiều vị trí: tôi, chị, em, thân em, và

cả tên Xuân Hương hết sức thiết tha, đằm thắm, giàu nữ tính. Hồ Xuân Hương đã

tâm trạng hóa” thành ngữ, tục ngữ với giọng điệu thơ tha thiết, chân thành đầy

cảm thông với những bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ. Với nghệ thuật chơi chữ, nói lái, nói vòng đã làm nổi bật hơn thiên tính nữ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Người phụ nữ trong thơ bà có nét gì giống như người phụ nữ trong ca dao, lại có nét mạnh mẽ, bản lĩnh đầy khát khao khẳng định tài năng của giới mình, khẳng định thiên tính nữ. Đọc thơ Hồ Xuân Hương, người đọc luôn được chuyển đi từ cực này sang cực khác trong cái không gian đạo đức- thẩm mĩ của bà. Vẻ đẹp thiên tính nữ trong thơ Hồ Xuân Hương được thể hiện với một lối văn giản dị, rất đời thường.

Hồ Xuân Hương nói đến lòng xót thương người phụ nữ hay đả kích giai cấp thống trị, dù bộc bạch tâm sự riêng tư hay ngâm ngợi phong cảnh của thiên nhiên thì đều quy tụ ở một sự chi phối thống nhất đó là chủ nghĩa nhân văn nhân

đạo sâu sắc. Người phụ nữ là một phần lớn của nhân loại, là người sản sinh ra

Xuân Hương nói được những bi kịch mang tính chất giới tính của người phụ nữ trong xã hội cũ. Thơ bà còn là tiếng nói khát khao về hạnh phúc, về tình yêu, là sự ý thức và khẳng định tài năng, ca ngợi vẻ đẹp hình thức và nội tâm của người

phụ nữ…. Qua đó một lần nữa khẳng định thơ Nôm truyền bản của Hồ Xuân

Hương mang đậm thiên tính nữ.

Tất cả những ý nghĩa biểu đạt trên đã làm nên sự nổi tiếng của thơ bà, không những ở phạm vi trong nước mà tầm cỡ nhân loại, tạo nên một hiện tượng văn học đặc biệt của văn học Trung đại, có sức lan tỏa và ảnh hưởng lớn đến thế hệ cùng thời và sau này.

2. Hƣớng phát triển của đề tài

Với đề tài: “Thiên tính nữ trong thơ Nôm truyền bản Hồ Xuân Hương”,

chúng tôi mới chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu những vấn đề về thiên tính nữ trong thơ Nôm truyền bản của Hồ Xuân Hương. Chúng tôi hi vọng có thể triển khai đề tài này sâu và rộng hơn theo hướng: Nghiên cứu thiên tính nữ trong sáng tác của một số tác giả nữ thời trung đại Việt Nam như Bà Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lại Nguyên Ân (1999), 150 Thuật ngữ văn học, NXB Đại học quốc gia. 2. Lại Nguyên Ân (2001), Hồ Xuân Hương- Thơ trữ tình, NXB Hội nhà văn. 3. Hoa Bằng (1950): Hồ Xuân Hương - Nhà thơ cách mạng. NXB Bốn phương,

Hà Nội.

4. Đỗ HữuChâu (1981), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục.

5. Mai Ngọc Chừ (1991), Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học, NXB ĐH&GDCN.

6. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, NXB Giáo dục. 7. Xuân Diệu (1959), Ba thi hào dân tộc, NXBVăn hóa.

8. Đinh Văn Đức (1986), Ngữ pháp tiếng Việt- từ loại, NXB ĐH&THCN. 9. Nguyễn Thiện Giáp (1996), Từ và nhận diện từ tiếng Việt, NXB Giáo dục. 10. Hoàng Văn Hành (1985), Từ láy tiếng Việt, NXB KHXH.

11. Hồ Sĩ Hiệp (1997), Hồ Xuân Hương, NXB Văn Nghệ TP. HCM

12. Đỗ Đức Hiểu (1990): Thế giới thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Tạp chí Văn học, số 5.

13. Đặng Thanh Hoà (2001), Thành ngữ và tục ngữ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số4.

14. Kiều Thu Hoạch (2008): Thơ Nôm Hồ Xuân Hương. NXB Văn học, Hà Nội. 15. Hồ Xuân Hương (1982). Thơ. NXB Văn học, Hà Nội.

16. Hồ Xuân Hương (1995). Thơ và đời. NXB Văn học, Hà Nội .

17. Hồ Xuân Hương- Tác giả và tác phẩm trong nhà trường (2010), NXB văn học .

18. Hồ Xuân Hương về tác gia và tác phẩm (2003), Nguyễn Hữu Sơn- Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu, Nxb Giáo dục.

19. Đinh Trọng Lạc (Chủ biên), Nguyễn Thái Hoà (1997), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục.

20. Đặng Thganh Lê (1983): Hồ Xuân Hương - bài thơ Mời trầu, cộng đồng truyền thống và cá tính sáng tạo trong mối quan hệ văn học dân gian, văn học viết. Tạp chí Văn học, số 5.

21. Đỗ Thị Kim Liên (1999), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục.

22. Nguyễn Lộc (1976): Chương Hồ Xuân Hương trong sách Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX. Tập I. NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp. Hà Nội.

23. Trần Thanh Mại (1961): Thử bàn lại vấn đề tục và dâm trong thơ Hồ Xuân Hương. Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 4.

24. Lữ Hữu Nguyên (2007), Tác giả trong nhà trường Hồ Xuân Hương,

NXB Văn học.

25. Nguyễn Hữu Sơn (1991): Tâm lí sáng tạo trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Tạp chí văn học, số 2.

26. Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề về thi pháp văn học trung đại Việt Nam, NXBGiáo dục.

27. Trần Ngọc Thêm (1996), Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, NXB Tp. Hồ Chí Minh.

28. Lã Nhâm Thìn (1997): Thơ Nôm Đường luật. NXB Giáo dục, Hà Nội. 29. Lã Nhâm Thìn (2006): Chương Hồ Xuân Hương trong sách Văn học

trung đại Việt Nam, Tập 2, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

30. Lã Nhâm Thìn (2009): Phân tích tác phẩm văn học trung đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại. NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

31. Lã Nhâm Thìn (Chủ biên) (2011): Giáo trình văn học trung đại Việt Nam. NXB Giáo dục Việt Nam.

32. Đỗ Lai Thuý (1988): Phong cách thơ Hồ Xuân Hương. Tạp chí văn học, số 12.

33. Đỗ Lai Thuý (1994): Hồ Xuân Hương - hoài niệm phồn thực. Tạp chí văn học, số 10.

34. Đào Thái Tôn (1996): Hồ Xuân Hương - từ cội nguồn vào thế tục. NXB Giáo dục, Hà Nội.

35. Đào Thái Tôn (1999): Hồ Xuân Hương - tiểu sử, văn bản, tiến trình huyền thoại dân gian hoá. NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

36. Trương Tửu (2007), tuyển tập nghiên cứu, phê bình. NXB Lao động, Hà Nội. 37. Ngô Lăng Vân (2003), Hồ Xuân Hương toàn tập, NXB Thanh Hóa. 38. Tam Vị (1991): Tinh thần phục hưng trong thơ Hồ Xuân Hương. Tạp chí

văn học, số 3.

39. Lê Trí Viễn (1987): Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương. NXB Nghĩa Bình. 40. Ngô Gia Võ (2000): Nghệ thuật với ý nghĩa khẳng định khát vọng nhân

văn trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương, Tạp chí văn học, số 2.

41. Hoàng Hữu Yên (1990): Chương Hồ Xuân Hương trong sách Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX. NXB Giáo dục, Hà Nội. 42. Trang web tìm kiếm: http://www.google.com.vn

Một phần của tài liệu Thiên tính nữ trong thơ nôm truyền bản của hồ xuân hương (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)