Thơ Bà Huyện Thanh Quan, thiên nhiên gợi lên trong lòng chúng ta cảm giác vắng lặng và buồn bã mang tình cảm là nỗi buồn thương với quá khứ vàng son đã đi qua không trở lại, nên người ta gọi bà là nhà thơ hoài cổ. Còn Hồ Xuân Hương có nhiều bài thơ Nôm viết về thiên nhiên nhưng thiên nhiên trong thơ bà mang một vẻ đẹp trần thế tự nhiên toát lên từ vẻ đẹp của người phụ nữ . Người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương cũng không phải là những tao nhân mặc khách mà họ là những người phụ nữ bình thường nhất. Họ sống với những khao khát, những bản năng rất con người và rất đàn bà. Thấu hiểu được điều này Hồ
Xuân Hương đã thổi hồn vào những vần thơ Nôm viết về thiên nhiên làm cho
thiên nhiên ấy sống động, cựa quậy đầy nữ tính.
Tính cách nhà thơ thuờng được phản ánh trong những vần thơ, bài thơ đã viết. Đọc thơ bà chúng ta như hình dung ra một Xuân Hương rất chân thật, nồng nàn, sống hồn nhiên, phơi ra những suy nghĩ, những tình cảm của mình như trẻ thơ. Yêu nói yêu, ghét nói ghét, kể cả yêu-ghét những gì cấm kỵ thời đó. Chúng ta cũng đồng tình với ý kiến của giáo sư Nguyễn Lộc, khi ông đánh giá, Xuân Hương là nhà thơ trần thế, nhà thơ của cuộc sống và ông tán thành quan điểm
sống: “phải sống bằng cuộc sống trần tục và vui với những niềm vui trần tục”.
Và như vậy, những hình ảnh đặc tả trong thơ Xuân Hương có làm cho ai đó hứng khởi trần tục thì âu cũng là sự hứng khởi trần tục đẹp đẽ mà thôi. Bằng
những vần thơ viết về thiên nhiên gắn với vẻ đẹp nữ tính, trần thế để thể hiện
Vẫn là một thiên nhiên gần gũi quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày
nhưng trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương lại xuất hiện một cái giếng “lạ lùng” đẹp
như một người con gái còn “thanh tân”:
Giếng tốt thanh thơi rất lạ lùng Cầu trắng phau phau đôi ván ghép Nước trong leo lẻo một dòng thông Cỏ gà lún phún leo quanh mép Cá giếc le te lội giữa dòng
(Giếng thơi)
Có lẽ cái giếng này lạ lùng là ở chỗ giếng trong trẻo rất mực vượt trội hơn so với những cái giếng khác. Tất cả mọi thứ xung quanh giếng đều trong trẻo,
tươi mới với cây cầu “trắng phau phau”, “ nước trong leo lẻo”, “cỏ gà lún
phún”, “ cá giếc le te”,... Tất cả đều để làm nổi bật lên vẻ đẹp thanh tân của
người con gái đang ở độ tuổi xuân sắc xuân thì của nguồn ân, bể ái của sự thanh
tân. Đó là hình ảnh về nguồn hạnh phúc trần thế có thật trong cuộc đời.
Hồ Xuân Hương đã ví thân thể của người phụ nữ như trăng:
Một trái trăng thu chín mõm mòm Nảy vừng quế đỏ đỏ lòm lom! Giữa in chiếc bích khuôn còn méo, Ngoài khép đôi cung cánh vẫn khòm
(Trăng thu) Trải mấy thu nay vẫn hãy còn
Cớ sao khi khuyết lại khi tròn (…)
Đêm tối cớ sao soi gác tía?
Ngày xanh còn thẹn mấy vầng trăng
Trong văn học cổ, người ta vẫn thường ví người phụ nữ với trăng. Nhưng chỉ riêng Hồ Xuân Hương là người đầu tiên xem trăng như thân thể của người phụ nữ. Trong sáng tác thơ Nôm của mình, rất nhiều lần ta gặp bà mượn hình ảnh vầng trăng để nói về thân phận của riêng bà mà cũng là của những người phụ nữ nói chung. Theo nguyên lý âm dương, trăng là âm, giữa trăng và phụ nữ
có sự tương đồng là đều mang “nguyên tắc nữ tính”. Vầng trăng trên cao luôn
sáng và đẹp. Còn trong trẻo hơn nữa khi đó là vầng trăng thu. Vầng trăng ấy có
khi “chín mõm mòm”, có khi “đỏ lòm lom”, có khi khuyết lại khi tròn nhưng đều
giống nhau là tỏa ánh sáng mát lành, dịu dàng và ban đêm, ban ngày thì thẹn
thùng khuất nấp vì còn “thẹn mấy vầng tròn”. Vậy đấy! người phụ nữ trong thơ
Nôm Hồ Xuân Hương cũng đẹp vẻ đẹp trần thế, cũng kiêu sa, dịu dàng và nữ tính như trăng vậy!
Người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương còn gắn với hình ảnh thiên nhiên hết sức bình thường đến nỗi chúng ta không thể ngờ tới. Bà đã ví người phụ nữ như quả mít, như con ốc đều là những thứ xuất thân từ một vùng quê nông nghiệp lúa nước để nói lên vẻ đẹp giản dị đời thường nhưng lại rất đỗi cao quý của họ. Xuất phát từ cơ sở của văn hoá phồn thực, Xuân Hương coi thân thể của người phụ nữ là vẻ đẹp thiên phú, là sản phẩm vốn có của tự nhiên nên việc miêu tả những gì thuộc về người phụ nữ cũng là lẽ đương nhiên. Trong xã hội bị ràng buộc khắt khe của những lễ giáo và định kiến khắc nghiệt, đề cập đến những vấn đề đó quả không dễ. Song với tài sử dụng ngôn ngữ điêu luyện và những hình ảnh ẩn dụ, Hồ Xuân Hương đã đem đến cho người đọc hàng loạt những hình ảnh về vẻ đẹp thân thể của người phụ nữ qua thơ thiên nhiên mang thiên tính nữ:
Thân em như quả mít trên cây Da nó xù xì múi nó dày
Quân tử có thương thì đóng cọc Xin đừng mân mó nhựa ra tay
Quả mít mà Hồ Xuân Hương muốn nói tới là quả mít vỏ ngoài xù xì nhưng múi dày và ngọt. Người phụ nữ được so sánh như quả mít là những người phụ nữ thôn quê, cần mẫn vất vả, vẻ đẹp bên ngoài mộc mạc, thôn dã, nhưng cái khí chất nội tại bên trong làm người ta say đắm mê mẩn như khi tận hưởng những múi mít ngọt lành vậy. Và có lẽ người phụ nữ tủi cho cái phận mình từ ấy, nên đã nhẹ nhàng, tế nhị nói với những đấng quân tử quang minh ngay thẳng:
Quân tử có yêu xin đóng cọc Xin đừng mân mó nữa nhựa ra tay
Đóng cọc – là khi quả mít đang non, người ta đóng cọc vào đầu cuống cho nó chảy bớt nhựa ra để mau chín. Còn người quân tử đóng cọc, nghĩa là đóng cái cuộc đời mình, gắn kết cái cuộc đời mình với người phụ nữ mộc mạc như quả mít ấy, bằng thứ tình cảm chân thành thực sự, để cảm nhận cái làn nhựa căng tràn đầy sức sống của người phụ nữ, rồi dần dà, quả mít sẽ ngọt dần, người phụ nữ ngọt dần, sống lâu bên người phụ nữ ấy, để cảm nhận sự ngọt ngào, cảm nhận tình cảm chân thật, say nồng bên nhau để đời đời cùng nhau hưởng trọn hạnh phúc. Những nếp nhựa đầy sức sống của quả mít, sức sống tươi trẻ của người phụ nữ phải được giữ gìn như thứ báu vật cao quý. Đừng ai mân mó quả mít, đừng ai coi tình cảm của mình với những người phụ nữ như một nét thoáng qua để rồi quên họ, giễu cợt, tròng ghẹo cái số phận của họ. Mân mê quả mít, nhựa ra tay, còn tròng ghẹo cái phẩm giá của người phụ nữ, làm cho những người phụ nữ thêm khổ đau...Xin đừng làm như vậy, làm như vậy không còn là người quân tử, không còn biết tôn trọng cái cao quý, cái đẹp trên đời.
Người phụ nữ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương còn mộc mạc, giản dị trần
thế hơn nữa qua hình ảnh con ốc nhồi trong bài thơ Ốc nhồi:
Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi, Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi. Quân tử có thương thì bóc yếm, Xin đừng ngoáy ngó lỗ chôn tôi.
Ở đây Hồ Xuân Hương đã hóa thân vào hình tượng nhân vật của mình .
Bà ví người phụ nữ như “phận ốc nhồi” và “suốt ngày lăn lóc đám cỏ hôi”. Có
hay chăng số phận ấy được bác mẹ sinh ra đã định như vậy rồi! Thế nhưng Xuân Hương đã không phủ nhận điều đó mà đã nói ra xuất thân rất đỗi bình thường của người phụ nữ trong bài thơ. Tuy thân em chỉ là phận ốc nhồi gần gũi với đám cỏ, với bùn hôi nhưng điều đó không làm mất đi vẻ đẹp nội tâm bên trong của mình. Bởi sự đối lập giữa hình thức bên ngoài và vẻ đẹp nội tại bên trong mà
“thân em” ví như phận ốc nhồi ấy luôn được bậc hiền nhân quân tử để ý đến.
Người phụ nữ trong bài thơ cũng rất mạnh mẽ và thẳng thắn với người quân tử
“có thương thì bóc yếm” chứ “xin đừng ngoáy ngó lỗ chôn tôi”. Và đó mới là
điều đáng quý, đáng trân trọng!
Hồ Xuân Hương còn có một số bài thơ viết về thiên nhiên rất độc đáo . Đó là những cảnh thiên nhiên hết sức quen thuộc: chùa Hương, đèo Tam Điệp, hang Thánh Hóa... thậm chí hướng đến những không gian nhỏ bé, bình dị ở nơi thôn quê: cái giếng, ngôi chùa, đám hội xuân, ... những cảnh đẹp hết sức êm đềm. Nhưng chính thiên nhiên ấy lại tạo nên những liên tưởng bất ngờ và thú vị. Vẻ đẹp thân thể của người phụ nữ chính là điều mà nữ sĩ muốn hướng đến. Nó trở thành một tín hiệu nghệ thuật, vì vậy nó không phải là dâm đãng. Đó là vẻ đẹp mà tạo hóa ban tặng cho người phụ nữ, Hồ Xuân Hương cũng là một người phụ nữ, bà nâng niu trân trọng cái vẻ đẹp trần thế, tự nhiên ấy. Càng bị đè nén thì vẻ đẹp ấy càng muốn bứt phá, khẳng định. Hồ Xuân Hương qua cảnh gửi tình, thể hiện ước
mơ khát vọng hạnh phúc của mình. Đó là thiên nhiên trong bài thơĐèo Ba Dội:
Một đèo một đèo lại một đèo Khen ai khéo vẽ cảnh cheo leo Cửa son tía ngắt lơ thơ móc Đường đá xanh rì lún phún rêu Phưởng phất chồi thông cơn gió thốc Mịt mờ ngọn cỏ lúc sương gieo
Tấm lòng hồn nhiên, yêu đời của Xuân Hương mang đến cho thiên nhiên chất sống ngồn ngộn như nhựa mùa xuân. Thiên nhiên trong thơ bà bừng lên với những nét sinh động dị thường. Màu sắc phải là màu chói, đậm đặc, màu sắc dường như muốn thét lên. Âm thanh nghe như đấm như thụi, có hình có khối, gió thổi phải là gió thốc- mạnh mẽ, dữ dội, sẵn sàng thổi phăng đi tất cả; sương rơi phải là sương gieo đến đầm đìa. Những vật vô tri vô giác, yếu ớt tưởng như không có sức sống lại mạnh mẽ. Phải chăng tâm hồn yêu đời, khát sống của thi sĩ đã thổi linh hồn vào cảnh. Bởi vì sự sống là vận động, biểu hiện ra bên ngoài là cử động, là ánh sáng, màu sắc, âm thanh, nhịp điệu. Cho nên cảnh trong thơ Xuân Hương phải mạnh, phải chói, phải cựa quậy. Con mắt của bà chúa thơ Nôm nhìn đèo không phải chỉ thấy đèo mà thấp thoáng, mờ ảo trong đó là vẻ đẹp của người phụ nữ. Bà đã nhìn thấy thiên nhiên đèo Ba Dội có bóng dáng của mình. Đèo không còn hiện lên với tính chất khách quan- là đối tượng thẩm mỹ mà còn mang hình ảnh chủ quan của chủ thể trữ tình. Có những dấu hiệu tương đồng, có sự chiếu ứng giữa vẻ đẹp của đèo và vẻ đẹp của chủ thể trữ tình, vì thế, cảnh tràn trề nhựa sống, uyển chuyển, linh hoạt và thắm tươi sắc màu. Hình tượng đèo Ba Dội trong thơ bà là một hình tượng đa nghĩa, đa thanh, có tính lấp lửng. Xuân Hương dùng điểm tựa là văn hoá phồn thực của dân tộc mà sáng tạo hình ảnh đèo Ba Dội. Tư duy liên tưởng theo hình dáng, chức năng sự vật của Xuân Hương đã khiến hình tượng đèo Ba Dội tràn nhựa sống, khiến người đọc thấy thú vị mà tủm tỉm cười. Cái cười bật lên từ sự mâu thuẫn giữa cái hình thức và nội dung, tả đèo mà thực ra không để nói đèo mà nói về vẻ đẹp thân thể người phụ nữ, bộ phận cơ thể của người phụ nữ. Người đọc sẽ bất ngờ nhận ra hình ảnh cái đèo trong câu thơ mở đầu giờ đây đã trở thành hình ảnh thân thể người phụ nữ. Nhưng điểm đặc sắc ở đây là vẻ đẹp thẩm mỹ của hình ảnh thơ tồn tại trên ranh giới giữa hình ảnh thiên nhiên và hình ảnh con người, làm cho cả hình ảnh thân thể con người hiện lên cũng hồn nhiên, thanh thoát. Có thể giải thích điều này bằng những quan niệm về giới, người ta coi dùng cái tục là thế mạnh của nữ giới: cái tục đã trở thành vũ khí
của người phụ nữ khi tự bảo vệ mình và đấu tranh chống lại xã hội; về chính cuộc đời riêng nhiều lận đận của bà, về tính cách cá nhân mạnh mẽ: luôn luôn khát khao sự sống, hạnh phúc nhưng hạnh phúc không trọn vẹn, cuộc đời đã
“xế chiều” mà “bóng trăng mãi khuyết”. Ẩn đằng sau cái vẻ đẹp của cảnh đèo
lại là vẻ đẹp của người phụ nữ, con người đời thường, tròn trịa, nguyên sơ. Hồ Xuân Hương đã thổi hồn vào thiên nhiên ấy khiến thiên nhiên sống động như cơ thể người phụ nữ đang uyển chuyển giữa một không gian có sự giao thoa của cỏ cây vạn vật. Cảnh không đứng yên mà chuyển động hài hòa vạn vật với nhau. Tất cả như đang quấn quýt, giao hòa khiến cho người phụ nữ trong bài thơ mang một vẻ đẹp trần thế thuộc về thiên nhiên đến nỗi:
Hiền nhân quân tử ai mà chẳng Mỏi gối chồn chân cũng muốn trèo
Trạng thái đầm đìa của những giọt sương liên kết với hai câu thực bên trên,
với ngữ đoạn “cành thông” và động từ “thốc”. Và tất cả chúng gợi ý liên tưởng
với hình ảnh chàng “hiền nhân quân tử”, thành ngữ “mỏi gối chồn chân” và
động từ “trèo”, làm cho bài thơ có một trường nghĩa mới: hành động tính giao.
Đến đây, trong hình ảnh tĩnh và động của thiên nhiên thấp thoáng ẩn hiện hình ảnh tĩnh và động của con người.
Trong bài Đá Ông Chồng Bà Chồng là một cảnh đá tuyệt đẹp:
Ông Chồng đã vậy lại Bà Chồng
Tầng trên tuyết điểm phơ đầu bạc Thớt dưới sương pha đượm má hồng
Cảnh đá đẹp hài hòa mà cân xứng. Tầng trên được tô điểm bởi màu trắng
của tuyết nhìn như mái đầu bạc. Bên dưới là màu của “sương pha đượm má
hồng”. Ngần ấy ngôn từ trong câu thơ có ai bảo rằng Hồ Xuân Hương đang tả
tảng đá? Tảng đá ấy có hay chăng hình ảnh một người phụ nữ đẹp căng đầy sức sống đang rạo rực những khát khao được sống , được yêu với bản năng tự nhiên của một người phụ nữ.
Với cách miêu tả thiên nhiên mang vẻ đẹp trần thế đầy nữ tính của người phụ nữ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương thì đây chính là điểm không chỉ phân biệt nữ sĩ này với nữ sĩ Bà huyện Thanh Quan mà còn phân biệt Hồ Xuân Hương với Đoàn Thị Điểm. Cứ thế, với Hồ Xuân Hương, ta có thể đi vào chỗ thâm sâu những nguyện ước và khao khát - kể cả những khao khát tưởng như không tiện nói nhất, của người phụ nữ trong chồng chất những ước thúc và kiềm tỏa của luân lý lễ giáo và thiết chế xã hội phong kiến phương Đông.