Hình tượng thiên nhiên mang vẻ đẹp phồn thực, đầy nữ tính

Một phần của tài liệu Thiên tính nữ trong thơ nôm truyền bản của hồ xuân hương (Trang 60 - 71)

Thơ Nôm Hồ Xuân Hương đưa người đọc trở về những cái tự nhiên thuần khiết qua vẻ đẹp của người phụ nữ. Tự nhiên đó mang vẻ đẹp của tín ngưỡng phồn thực, đề cao sự sinh sôi nảy nở, đề cao sức sống, đề cao sự trường tồn. Bước vào thế giới thơ Hồ Xuân Hương, ta như bước vào nhà kính vạn gương, nhưng biểu tượng phồn thực được nhân lên đến vô hạn, tạo thành một thế giới riêng biệt mà chỉ thơ Hồ Xuân Hương mới có được. Đó là ống kính đặc tả của nhà thơ để ghi lại vẻ đẹp độc đáo của người phụ nữ trong trạng thái sung mãn nhất của sự sống. Các hình tượng mang tính phồn thực trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương rất đa dạng, phong phú, nó bao gồm những từ liên quan đến hành vi gợi tính giao, thân thể người phụ nữ…. Xuất hiện với tần số cao nên nhiều người cho là thơ bà tục tĩu, bởi nó gợi cho người ta nghĩ đến những cái chẳng mấy thanh cao, chẳng nên có mặt trong thơ văn bác học. Nhưng có ý kiến cho ràng nó không hề tục, chỉ là phương tiện để bà nói lên những ý nghĩa khác, để chống áp

bức, chống bọn thống trị, ca ngợi và đề cao vẻ đẹp mang đậm thiên tính nữ trong

những vần thơ Nôm của mình.

Thơ Hồ Xuân Hương viết về thiên nhiên thật đậm đà, thắm thiết với cảnh vật non sông đất nước. Nhưng có lẽ cái hồn cốt của cảnh thiên nhiên đó là luôn gắn với vẻ đẹp nữ tính của người phụ nữ, gắn với ý nghĩa phồn thực của cuộc sống con người. Cứ tưởng thơ Nôm của bà viết vậy thường mang yếu tố dâm và tục nếu chúng ta chỉ tìm hiểu trên bề mặt câu chữ thì chỉ có thể thấy được cái sự

“thô thiển” mà thôi. Có lẽ sau những vẫn thơ của bà còn ẩn chứa một ý nghĩa nhân sinh cao cả về con người, mà chính nhờ điều đó mà con người chúng ta có cuộc sống muôn đời như ngày hôm nay. Bởi vậy cho nên khi đọc thơ viết về thiên nhiên của Hồ Xuân Hương ta bắt gặp một thiên nhiên đậm nữ tính, giầu

sức sống như chính vẻ đẹp và sức sống phi thường của người phụ nữ. Song, cái

nhìn phồn thực trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương một mặt đề cao cuộc sống, đề cao người phụ nữ, mặt khác lại dùng để phủ định những gì phản cuộc sống. Nguyên lý lưỡng trị này thể hiện trong nhiều bài thơ.

Có thể nói lý tưởng thẩm mỹ, lập trường tư tưởng Hồ Xuân Hương về cơ bản là lập trường tư tưởng tiến bộ, mang tính nhân dân, tính nhân văn của thời đại. Xuất phát điểm trong cảm thức nghệ thuật Hồ Xuân Hương là lấy con người đích thực, mang khát vọng sống phồn thực, cơ bản là lành mạnh trong cuộc sống trần thế của con người, đặc biệt là người phụ nữ để khám phá và biểu hiện cuộc sống. Cảm thức này dường như là sự điều chỉnh lại những tín điều khô cứng, mất sức sống của Nho giáo và chế độ chuyên chế, điều chỉnh uốn nắn lại những định luận trong bảng chuẩn giá trị đã ổn định, bất biến, thiêng liêng, đáng kính mà văn hoá bác học tôn thờ, lấy làm chuẩn mức cho cái thiện, cái mỹ.

Nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thuý đã từng nói: "Thơ Hồ Xuân Hương là sự kết

hợp ở đỉnh cao của dòng văn hoá ''dâm'', ''tục'' và khát vọng sống cá nhân mà cơ sở sâu xa là tín ngưỡng phồn thực - một sự gặp gỡ thiên tài giữa dân gian và bác

học, giữa cá nhân và cộng đồng, giữa bản ngã và bản thể". [34]. Xuất phát từ cơ

sở của văn hoá phồn thực, kết hợp với thiên tính nữ, Hồ Xuân Hương coi thân thể của người phụ nữ là vẻ đẹp thiên phú, là sản phẩm vốn có của tự nhiên nên

việc miêu tả ''cái ấy'' cũng là lẽ đương nhiên. Trong xã hội bị ràng buộc khắt

khe của những lễ giáo và định kiến khắc nghiệt, đề cập đến những vấn đề đó quả không dễ. Song với tài sử dụng ngôn ngữ điêu luyện và những hình ảnh ẩn dụ, Hồ Xuân Hương đã đem đến cho người đọc hàng loạt những hình ảnh về vẻ đẹp thân thể của người phụ nữ, mang đậm thiên tính nữ:

Ngõ sâu thăm thẳm tới nhà ông, Giếng tốt thanh thơi, giếng lạ lùng. Cầu trắng phau phau đôi ván ghép, Nước trong leo lẻo một dòng thông. Cỏ gà lún phún leo quanh mép, Cá diếc le te lách giữa dòng Giếng ấy thanh tân ai có biết, Đố ai dám thả nạ dòng dòng.

(Giếng thơi)

Đúng là cái giếng thật, tất nhiên là cái giếng ngày xưa không xây bằng gạch mà chỉ đào sâu xuống đất rồi bắc ván làm chỗ đứng để múc nước. Mép giếng có cỏ gà mọc, dưới giếng có cá giếc đang bơi - đó là nghĩa thứ nhất. Còn nghĩa thứ hai thì mọi người đều hiểu đây chính là cái giếng thanh tân ở thời điểm

dậy thì của người con gái. Hồ Xuân Hương rất chú ý đến các “điểm nút nhân

học” trong vòng đời con người như dậy thì, lấy chồng, chửa, đẻ… Ở người thiếu

nữ tất cả đều đã phát triển đầy đủ, những vẫn còn thiếu một yếu tố nam tính “Đố

ai dám thả nạ dòng dòng” để tạo ra sự sinh đẻ - đó là một điều thiêng liêng với

tâm thức của người xưa. Thơ Xuân Hương quả thật vô cùng độc đáo và luôn mang tính phồn thực. Một điều không ai chối cãi được là thơ Xuân Hương có một cái gì khác thường.

Nhà thơ thật có cái nhìn kỳ lạ đối với mọi hiện tượng xung quanh, trong thiên nhiên cũng như trong xã hội. Từ quả mít, con ốc nhồi đến bòn đá Ông Chồng Bà Chồng, đèo Ba Dội … Xuân Hương như muốn nói đến những chuyện khác nữa, chuyện của đàn bà, và chuyện riêng trong buồng kín của vợ chồng. Chúng ta biết Hồ Xuân Hương là một con người tài hoa, yêu đời và giàu sức sống mà cuộc đời luôn luôn bị chèn ép, câu thúc – không phải chỉ chèn ép câu thúc về tinh thần, về tình cảm, mà cả về đời sống bản năng, về hạnh phúc ái ân của trai gái. Điều đó có làm cho nhà thơ căm phẫn và khao khát, rạo rực một cái

gì... Nhiều phụ nữ khác cùng cảnh ngộ với Xuân Hương chắng phải không khát khao như bà, có điều lễ giáo phong kiến và tập tục hàng nghìn, đời, đã dồn ép những tâm sự ấy xuống tận đáy sâu của suy nghĩ, của tiềm thức, và họ chỉ còn lờ mờ một cảm giác bi quan nhẫn nhục chịu đựng, và xót thương cho số kiếp của họ. Phải có can đảm và lạc quan như người lao động trong văn học dân gian mới có thể nói lên cái khát khao cháy bỏng ấy.

Cảm nhận và thấu hiểu những khát khao của phụ nữ, Xuân Hương đón nhận thiên nhiên bằng tất cả các con đường mở rộng của các giác quan. Xuân Hương truyền sức sống của mình vào trong cảnh vật. Xuân Hương còn truyền cả cái đa tình của mình vào trong đó nữa:

Khéo khéo bày trò tạo hóa công Ông Chồng đã vậy lại Bà Chồng (…)

Gan nghĩa dãi ra cùng chị Nguyệt Khối tình cọ mãi với non sông Đá kia còn biết xuân già giặn Chả trách người ta lúc trẻ trung.

(Đá Ông Chồng Bà Chồng)

Nhân một chuyến đi chơi ở Tuyên Quang, trên đường đi bà bắt gặp hai khối đá nằm đè lên nhau, mà tảng đá ở trên giống hình người đàn ông, tảng bên dưới giống hình người đàn bà. Những người đi buôn bán qua lại đặt tên khối đá đó là Đá ông Chồng bà Chồng. Chỉ có vậy thôi nhưng Hồ Xuân Hương _Nhà điêu khắc, nhà thi sĩ đã truyền cả hơi sống, cả tình yêu vào đá đến nỗi đá cũng ửng hồng lên như có máu chảy. Đá cứng và nặng như thế mà nó không nằm im như đá mà đá cũng biết yêu nhau, nó dãi ra, nó cọ mãi, nó cũng già giặn tình xuân như con người. Hồ Xuân Hương đã thổi hồn người vào đá. Nhìn vào tảng đá ấy ta như thấy bước ra là hình hài một thiếu nữ đẹp, trẻ trung với đôi gò má hồng căng đầy

sức sống, tràn ngập một tình yêu bất diệt. Bởi thế cho nên bà đã viết “khối tình cọ

Không chỉ đá biết yêu nhau mà trăng cũng biết hẹn hò, chờ đợi. Trăng mùa thu trong con mắt Xuân Hương trông cũng ngon lành như một trái chín đỏ:

Một trái trăng thu chín mõm mòm, và cũng như nhà thơ, nó mới duyên dáng tình

tứ làm sao:

Năm canh lơ lửng chờ ai đó Hay có tình riêng mấy nước non.

(Hỏi trăng)

Điều độc đáo là Hồ Xuân Hương nhìn vật, việc, người, cảnh không giống ai. Chúng là chính nó, nhưng bao giờ cũng hàm ẩn một lớp nghĩa phồn thực, lớp nghĩa về bản năng gốc, bản thể người, mang khát vọng sống dai dẳng, mãnh liệt của nhân loại tự ngàn xưa. Bởi thế cho nên đọc thơ Nôm Hồ Xuân Hương ta thấy đầy ám ảnh bởi những biểu tượng hang động: Động Hương Tích, Hang Cắc Cớ, Hang Thanh Hóa, Kẽm trống,…. Đặc biệt xưa nay các nhà phê bình vẫn luôn đề cao những bài thơ vịnh cảnh thiên nhiên của bà, nhất là những bài thơ viết về hang động. Những hình ảnh hang động trong thơ Hồ Xuân Hương là hình ảnh mới lạ gợi cho người đọc nhiều sự liên tưởng. Thiên nhiên sẽ bừng tỉnh giấc mộng vô tri triền miên của mình để cảm xúc, và nhất là để yêu. Những giọt nước trong thơ Xuân Hương không phải là những giọt nước thông thường mà đó là

những giọt nước “hữu tình”:

Trời đất sinh ra một cái chòm, Nứt làm đôi mảnh hỏm hòm hom. Kẽ hầm rêu mốc trơ toen hoẻn, Luồng gió thông reo vỗ phập phòm. Giọt nước hữu tình rơi lõm bõm, Con đường vô ngạn tối om om. Khéo ai đẽo đá tài xuyên tạc, Khéo hớ hanh ra lắm kẻ dòm!

Bài thơ tả cảnh một cái hang, hang Cắc Cớ, rất thực và rất đúng. Nhưng

tác giả sử dụng một số từ có dụng ý như nứt làm đôi mảnh, kẽ hầm rêu mốc,

giọt nước hữu tình, con đường vô ngạn, hớ hênh, đẽo đá, xuyên (tạc) và tử vận

om (chòm, phòm, lõm bõm, om, dòm) kề cận nhau trong một văn bản nên đã dậy

lên một nghĩa khác, nghĩa ngầm: bộ phận trên cơ thể người phụ nữ. Ta thấy cả hai nghĩa này đều rất chính xác và khó có thể tách biệt nhau. Nó cũng còn gắn chặt với thiên tính nữ, với tín ngưỡng phồn thực, với tính dục.

Ta bắt gặp những nét tương đồng khi vịnh cảnh hang động của nhà thơ

trong bài thơ Động Hương Tích:

Bày đặt kìa ai khéo khéo phòm Nứt ra một lỗ hỏm hòm hom… Giọt nước hữu tình rơi thánh thót Con thuyền vô trạo cúi lom khom….

Đọc bài thơ ta thấy có nét tương đồng với bài thơ vịnh cảnh Hang Cắc Cớ của bà. Ở đây Hồ Xuân hương vịnh hai cảnh khác nhau, ở hai nơi khác nhau, vào hai thời điểm khác nhau nhưng hai bài thơ lại giống nhau cả ý lẫn lời. Trước tiên hai bài thơ này nói lên tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước của bà chúa thơ Nôm. Ngôn ngữ bà sử dụng trong bài thơ dường như rất tự nhiên như chính

thiên nhiên vậy! Một lỗ “hỏm hòm hom” cùng với những “giọt nước hữu tình

đan xen vào cảnh động là hình ảnh của “con thuyền vô trạo cúi lom khom” để làm

nên một động Hương Tích tuyệt đẹp. Các cụm từ: nứt làm đôi, chen chân xọc, cúi

lom khom...Bên cạnh nghĩa thứ nhất tả cảnh chùa chiền với một khung cảnh, con

người thơ mộng thì nghĩa thứ hai là nghĩa ngầm rất Xuân Hương tả âm vật và hoạt động tính giao của con người. Ở đây Hồ Xuân Hương nói đến các hang động, chùa chiền đó là những nơi thiêng liêng, nơi thờ thần cúng phật. Có người khi đọc bài thơ này cho rằng đây là một sự đả kích tôn giáo. Nhưng không hẳn là như thế. Các hình ảnh và hoạt động trong bài thơ này đều gợi đến các bộ phận sinh dục và hoạt động tính giao. Cái hay là bà mượn cảnh thiên nhiên để mô tả các bộ phận

trên cơ thể người phụ nữ. Hồ Xuân Hương coi thân thể và cả bộ phận sinh dục trên cơ thể con người như là tự nhiên, thiên tạo, nó giống như tự nhiên, thiên nhiên

vậy. Đã thế "quyền" miêu tả nó trong văn chương cũng là cả một quyền năng tự

nhiên. Chỉ có thể quan niệm và sáng tạo theo tâm niệm như thế khi mà hoặc là người ta chưa biết đến hoặc là người ta chủ tâm bước qua, chủ tâm vi phạm những sự răn đe, cấm đoán nào đó ngược hẳn tâm niệm này, chẳng hạn, những răn đe nhân danh một chủ nghĩa cấm dục hà khắc, nhân danh sự sợ hãi mọi cách thức phô bày thân thể, giống như sợ hãi phô bầy tư tưởng.

Cùng với một thiên nhiên cựa quậy, sống động tạo nên những hành động

gợi tính giao, sự phồn thực sinh sôi nảy nở. Trong bài Hang Thánh Hóa là một

thiên nhiên sinh động gây ấn tượng mạnh vào giác quan người đọc:

Khen thay con tạo khéo khéo phàm Một đố giương ra biết mấy ngoàm Lườn đá cỏ leo sờ rậm rạp,

Lách khe nước rỉ mó lam nham

Thiên nhiên ở bài thơ Hang Thánh Hóa trong con mắt của Hồ Xuân

Hương là sự sắp đặt hết sức tài tình của tạo hóa. Khi miêu tả cảnh thiên nhiên ta thấy bà luôn nhìn thiên nhiên trong mối tương quan vạn vật chứ thiên nhiên ấy

không tồn tại đơn độc. Trên lườn đá “cỏ leo sờ rạm rạp”, dưới lách “khe nước rỉ

mó lam nham”. Cảnh đan cài, quấn quýt, hòa quện vào nhau làm nhộn nhịp cả

không gian Chùa Hương. Chùa Hương siêu thoát là vậy mà cũng ngọ nguậy dưới ngòi bút của bà. Cảnh vật không hề chau chuốt, không đánh bóng bởi nghệ thuật câu từ mà hoang dại, tự nhiên như tất cả thuộc về trần thế này. Cảnh ấy cũng giống như người phụ nữ trong thơ bà. Họ hiện lên thật đẹp một cách tự nhiên và hài hòa nhất. Họ là báu vật được thượng đế sinh ra trên cuộc đời này nên những gì thuộc về họ dù là những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể mà người ta ngại nói ra đều rất đẹp. Vả chăng trong lịch sử văn học trung đại Việt Nam không phải ai cũng có đủ tài và dũng cảm để làm được việc phi thường như trong thơ bà.

Chính vì thể hiện khát khao muốn khẳng định nên thiên nhiên trong thơ Hồ Xuân Hương không bao giờ yên ắng mà nó luôn cựa quậy hết sức sinh động. Đi đôi với cảnh bao giờ cũng là những màu sắc, âm thanh sinh động. Hình ảnh Kẽm Trống trên sông Đáy:

Hai bên thì núi giữa thì sông Có phải đây là Kẽm Trống không Giógiật sườn non khua lắc cắc Sóng dồn mặt nước vỗ long bong Ở trong hangnúi còn hơi hẹp Ra khỏi đầu non đã rộng thùng

(Kẽm Trống)

Qua bài thơ Kẽm Trống Hồ Xuân Hương đã mô tả thật tinh tế cảnh “vượt

cạn” của phụ nữ đồng thời nói lên nghĩa vụ cao cả của đàn bà là sinh con đẻ cái.

Đây là một nghĩa vụ hơn hẳn đàn ông vì đàn ông không thể làm được việc đó.

Điều này càng cho thấy thiên tính nữ trong thơ Bà chúa thơ Nôm. Bài thơ Kẽm

Trống mới đọc qua chỉ như là một bài thơ vịnh cảnh một dòng sông bị chẹt lại

hai bên vách núi rất hẹp, sát liền nhau chỉ vừa một lối nước chảy giống như một cái cửa. Nhưng Hồ Xuân Hương qua ẩn ý của bài thơ này muốn cho người đàn ông thấy là đàn bà có một nhiệm vụ rất thiêng liêng, cao cả hơn hẳn đàn ông là

nhiệm vụ sinh con và sinh ra sự sống. Đặc biệt, trong hai câu kết “Qua cửa mình

ơi, nên ngắm lại / Nào ai có biết nỗi bưng bồng ” Hồ Xuân Hương còn muốn

nhắn chung phái nam hãy “ngắm lại” mình để nhớ là tất cả đàn ông đều đã đi

Một phần của tài liệu Thiên tính nữ trong thơ nôm truyền bản của hồ xuân hương (Trang 60 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)