Giọng điệu mang thiên tính nữ

Một phần của tài liệu Thiên tính nữ trong thơ nôm truyền bản của hồ xuân hương (Trang 82 - 86)

Thơ Hồ Xuân Hương có giọng điệu xót xa đầy cảm thông khi viết về bi

kịch của người phụ nữ.

Viết về mình, về giới của mình Hồ Xuân Hương luôn có những vần thơ tha thiết yêu thương bằng giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết mà sâu lắng, chân thành. Là một nhà thơ nữ, Hồ Xuân Hương có đủ sự tinh tế, nhạy cảm khi viết về người phụ nữ. Là một người hứng chịu những bất hạnh, thiệt thòi trong cuộc sống tình duyên, Hồ Xuân Hương có đủ tấm lòng cảm thông và bao dung đối với những người phụ nữ gặp cảnh bất hạnh, lầm lỡ như mình. Bà dành nhiều thiện cảm cho họ hơn ai hết. Nếu không ít những trang nam nhi, quân tử xuất hiện trong thơ bà với vẻ ngoài lấm lét, bản chất ngu dốt, xấu xa thì ngược lại những người phụ nữ hiện lên với vẻ đẹp thật rạng ngời. Xuân Hương đề cao người phụ nữ vì bà nhận thấy trong cái xã hội mà người phụ nữ bị tước hết quyền lợi, chỉ là người thấp cổ bé họng. Với bản chất cũng như sức sống mãnh liệt, họ đáng được đề cao và ngưỡng mộ.

Bà không hề gay gắt với những người phụ nữ có cuộc đời bất hạnh mà thường nói về họ với giọng cảm thông chân thành. Hồ Xuân Hương không bao giờ dửng dưng, lạnh nhạt. Nhà thơ luôn luôn có một trái tim cháy bỏng, nói đến cái gì là nói với tất cả sự xúc động chân thành của mình. Khi giận dữ thì thét lên,

mắng chửi; khi yêu thương thì đằm thắm, ngọt ngào. Nếu bài Cảnh chồng chung

là tiếng nói phẫn uất chua xót đối với chế độ đa thê bất công mà người phụ nữ

phải chịu đựng, thì bài Không chồng mà chửa lại là một lời nói rất mực khoan

dung, độ lượng đối với cảnh ngộ không may của họ. Bà gọi phụ nữ là “Hỡi chị

Lớn tiếng nói to lên những bất công cũng như những bức xúc, Hồ Xuân Hương như muốn trách móc, muốn tung hê mọi áp chế đối với người phụ nữ, muốn mọi người hiểu được những gì mà người phụ nữ như bà phải chịu đựng. Nếu như trong ca dao người phụ nữ thường nhẫn nhịn chịu thiệt thòi, thì trong thơ bà họ có đủ dũng khí đứng lên để đấu tranh với những điều ngang trái, giành lại hạnh phúc cho mình. Ý thơ thật mạnh mẽ, lời thơ như muốn đảo lộn cả khuôn khổ xã hội phong kiến. Điều này nói lên thái độ và tình cảm mà Hồ Xuân Hương đã dành cho phụ nữ. Có khi Xuân Hương viết về mình, có khi viết về người nhưng bao giờ cũng toát lên một tinh thần lạc quan, vui tươi, khỏe khoắn, mang đậm thiên tính nữ.

Trong ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương, bên cạnh tiếng cười giòn giã, lạc quan, thách thức, còn có cả tiếng thở dài ngậm ngùi, xót xa giữa đêm khuya thanh vắng về thân phận long đong chìm nổi, về số kiếp hẩm hiu, bạc bẽo của

người phụ nữ. Cái "tục" trong thơ bà nhiều khi mang tính lưỡng trị, nó vừa phản

ánh cái tục của cuộc đời trần tục vừa thể hiện cái “tục” theo ý nghĩa phồn thực.

Trong quá trình phát triển của lịch sử, Hồ Xuân Hương đã có cống hiến lớn lao trong việc nêu lên vấn đề về quyền sống và nhân phẩm của người phụ nữ, chống lại những tập tục, những quan điểm bất công vô nhân đạo của lễ giáo phong kiến. Tiếng nói mạnh bạo, thống thiết của Hồ Xuân Hương sẽ mãi mãi vang vọng nhờ giá trị lịch sử và nhân văn. Hồ Xuân Hương là một con người tài hoa giàu sức sống mà cuộc đời thì lận đận đắng cay.

Cuộc đời Xuân Hương không những bị chén ép về mặt tinh thần, tình cảm mà cả về bản năng dục vọng đời thường, về hạnh phúc ân ái của con người. Xuân Hương đã nói lên tiếng nói cho cả xã hội thời bấy giờ, một xã hội đã vùi lấp và phủ kín con người nằm yên trong cái bao bọc của sự bi quan, nhẫn nhục, chịu đựng. Xuân Hương nói về những nhu cầu hạnh phúc của con ngưòi đâu có gì là dâm là tục, đó chẳng phải là bản năng lành mạnh của bao đời đó sao? Tiếng

tợn như vậy suy cho cùng đó cũng là một đòn giáng mạnh vào chế độ phong kiến

mục rỗng "khát tình" ấy mà thôi. Đó là một khát vọng chính đáng của con người

bị xã hội phong kiến dìm xuống. Chính vì phải chịu đựng những oan ức thiệt thòi, bị ức chế cả về thể xác lẫn tâm hồn, mà người phụ nữ xưa tiêu biểu là Hồ Xuân Hương là một trong những người tiên phong nói lên tiếng nói phản kháng, đả kích xã hội phong kiến, bênh vực quyền lợi vốn là tự nhiên của mình, của giới mình. Hồ Xuân Hương không chỉ đứng lên đòi quyền bình đẳng cho người phụ nữ về mặt xã hội, mà hơn nữa còn là nhu cầu về tình cảm của người phụ nữ phải được đáp ứng một cách công bằng. Đó chính là giá trị nhân văn, nhân bản của thơ Hồ Xuân Hương.

Chính những điều đó làm nên giọng thơ Hồ Xuân Hương mang đậm thiên tính nữ.

Thơ Hồ Xuân Hương là một lối thơ rất tự nhiên, thật gần gũi với đời sống thường nhật, với lời ăn tiếng nói của quần chúng nhân dân lao động. Lời thơ không cầu kỳ, gọt dũa mà vẫn thiết tha, nhẹ nhàng rót vào lòng người những cung bậc rất thánh thót, ngân vang. Thơ bà đã thoát ra ngoài khuôn sáo, ít dùng điển cố Hán văn, lời thơ thường dùng theo lối ca dao, tục ngữ, rất gần với nếp cảm, nếp nghĩ của người phụ nữ trong văn học dân gian.

Giống như nhiều nhà thơ cổ điển khác Hồ Xuân Hương đã vận dụng thành công sáng tạo ngôn ngữ của dân tộc. Bà đã sáng tạo lại ca dao, tục ngữ, câu đố, đã triệt để lợi dụng các tính từ, từ láy, trạng từ tăng hiệu quả của việc tạo hình và miêu tả . Nhờ vậy mà người, cảnh, vật được hiện lên trong thơ Hồ Xuân Hương có màu sắc, đường nét, hình khối riêng đã tạo nên nhiều bức tranh sinh động, tuyệt mĩ về vẻ đẹp hình thức và tâm hồn người phụ nữ.

Xuân Hương là sự thống nhất giữa một trái tim nhân hậu, đa cảm và bộ óc mẫn tiệp, thông tuệ, bởi nhiều yêu thương nên lắm âu lo. Và hai nửa ấy cứ đan xen, hòa quyện, tạo nên một Xuân Hương kỳ nữ, kỳ tài. Đó là sự gặp gỡ giữa hai dòng dân gian và bác học để rồi thăng hoa thành một Xuân Hương dung dị mà

kiêu sa, hồn nhiên, nồng nàn mà sâu lắng. Sự hợp duyên giữa hai nền văn hóa dân gian và bác học đã sinh ra một Xuân Hương, nhưng gien trội ở nàng thuộc

về văn hóa mẹ và đó là cái duyên làm cho nàng trở nên tràn trề sức sống. Điều

đó góp phần nuôi dưỡngnên một hồn thơ Xuân Hương đậm đà thiên tính nữ.

Tiểu kết

Qua phân tích trên chúng ta thấy được thiên tính nữ trong nghệ thuật thơ

Nôm Hồ Xuân Hương khi viết về người phụ nữ. Điều đó được thể hiện trong

cách xưng hô mang đậm nét tính cách Hồ Xuân Hương. Bà đã vận dụng mô típ

Thân em” trong ca dao nhưng đã để lại dấu ấn rất riêng của Hồ Xuân Hương.

Đó là sự mạnh mẽ, tự tin của người phụ nữ dám khẳng định cá tính của mình trong xã hội phong kiến. Xuân Hương đã vận dụng thành công nghệ thuật nói lái,

chơi chữ, “tâm trạng hóa” thành ngữ, tục ngữ…nhằm bộc lộ thiên tính nữ. Bà

đã viết về những người phụ nữ trong thơ mình bằng cả trái tim với giọng thơ cảm thông chân thành dành những cô gái cả nể,những người phụ nữ phải sống cảnh chồng chung, cảnh góa bụa…Viết về bi kịch riêng của người phụ nữ trong xã hội cũ nhưng giọng thơ bà không hề than thở hay bi lụy mà có khi thơ bà là tiếng cười giòn giã, lạc quan với niềm tin mang đậm thiên tính nữ.

PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Thiên tính nữ trong thơ nôm truyền bản của hồ xuân hương (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)