Mục đích, ý nghĩa của bồi thường thiệt hại do là mô nhiễm môi trường

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh (Trang 25 - 28)

1.2.1. Mục đích

Thứ nhất, bồi thường thiệt hại do làm ơ nhiễm mơi trường nhằm mục đích khơi phục, phục hồi môi trường tự nhiên bị ô nhiễm và khắc phục, bù đắp những thiệt hại đối với sức khỏe, tính mạng của cá nhân, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của mơi trường gây ra

Mục đích đầu tiên và quan trọng nhất của việc áp dụng và thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường là khôi phục, đền bù, bù đắp

23 Xem Nghị quyết số: 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

những tổn thất và khắc phục những hậu quả do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra, đó là những thiệt hại đối với mơi trường, thiệt hại đối với sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp bị mất đi của tổ chức, cá nhân là hậu quả của việc môi trường bị ô nhiễm.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc hồi phục này chỉ mang tính chất tương đối vì có một số thiệt hại về mơi trường, sức khỏe, tính mạng của của con người thì cho dù thiệt hại đó được khắc phục, hạn chế tốt như thế nào thì vẫn sẽ khơng thể trở lại tình trạng ban đầu.

Thứ hai, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường là chế định góp phần đảm bảo cơng bằng xã hội

Nguyên tắc chung của pháp luật là một người phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình và hậu quả do hành vi đó mang lại. Bằng việc buộc người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra cho người bị thiệt hại, chế định bồi thường thiệt hại do làm ơ nhiễm mơi trường đã góp phần bảo đảm công bằng xã hội. Đây cũng là nguyên tắc, là mục tiêu mà pháp luật đặt ra, chế định bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm mơi trường đã cụ thể hóa và thể hiện rất rõ nguyên tắc công bằng trong bồi thường thiệt hại. Theo chế định này, chủ thể nào gây thiệt hại thì phải bồi thường, tuy nhiên sẽ có những trường hợp riêng biệt của trách nhiệm bồi thường thiệt hại như nguyên tắc giảm mức bồi thường, bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng, bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi…

Ngồi ra, trong xu thế xây dựng nền kinh tế bền vững hiện nay, chi phí xử lý mơi trường là một chi phí ảnh hưởng đáng kể đến giá thành sản phẩm và sức cạnh tranh của các cơ sở sản xuất kinh doanh. Theo Ủy ban phát triển bền vững của Liên hợp quốc (UNDSD, 2001) thì “Chi phí mơi trường có thể hiểu là các chi phí gắn với

thiệt hại mơi trường và bảo vệ mơi trường của doanh nghiệp. Chi phí này bao gồm các chi phí để ngăn ngừa, tiêu hủy, lập kế hoạch, kiểm soát, thay đổi hành động và khắc phục những thiệt hại có thể xảy ra ở cơng ty và ảnh hưởng tới chính phủ và mọi người”.24 Để chiếm ưu thế cạnh tranh, các doanh nghiệp có xu hướng giảm tối đa chi phí môi trường nhằm làm giảm giá thành sản phẩm và vai trò của chế định trách

24 UNDSD (2001), Environment Management Accounting, Proceduce and Principle, United Nations Division for Subtainable Development, New York.

nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ơ nhiễm mơi trường là góp phần định hướng hành vi của các cơ sở sản xuất kinh doanh. Vì vậy, nếu quy định về mức bồi thường thiệt hại do làm ơ nhiễm mơi trường thấp hơn chi phí mơi trường phải bỏ ra, các cơ sở sản xuất kinh doanh sẵn sàng chấp nhận gây ô nhiễm để chiếm ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Ngược lại, nếu mức bồi thường thiệt hại cao hơn mức chi phí mơi trường phải bỏ ra, thì các cơ sở sản xuất kinh doanh sẽ chú trọng hơn trong công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo sự cạnh tranh công bằng trong nền kinh tế - mọi cơ sở sản xuất kinh doanh đều phải gánh chịu chi phí mơi trường. Như vậy, mục đích đảm bảo cơng bằng xã hội của chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ơ nhiễm mơi trường cịn được thể hiện ở khía cạnh đảm bảo cạnh tranh cơng bằng giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh, hướng đến mục tiêu xây dựng và phát triển kinh tế bền vững.

1.2.2. Ý nghĩa

Là một loại trách nhiệm pháp lý, được áp dụng khi thỏa mãn những điều kiện do pháp luật quy định, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ơ nhiễm mơi trường có ý nghĩa pháp lý và ý nghĩa xã hội sâu sắc, điều đó được thể hiện trên một số phương diện sau đây:

Thứ nhất, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ơ nhiễm mơi trường là chế định góp phần bảo vệ môi trường, đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường trong lành và quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản và lợi ích hợp pháp chống lại những hành vi làm môi trường

Quyền được sống trong môi trường trong lành và quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe và tài sản là những quyền cơ bản của con người và được nhà nước bảo vệ. Bằng việc quy định căn cứ phát sinh, nguyên tắc bồi thường, cơ chế giải quyết tranh chấp… thì chế định bồi thường thiệt hại do làm ơ nhiễm mơi trường có vai trị quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trước bất kỳ hành vi nào xâm hại đến môi trường.

Thứ hai, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm mơi trường là chế định góp phần răn đe, giáo dục, phịng ngừa các hành vi làm ô nhiễm mơi trường

Ngồi mục đích buộc bên vi phạm phải chịu trách nhiệm do hành vi vi phạm của mình gây ra (nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự), chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ơ nhiễm mơi trường cịn thể hiện ý nghĩa nhân đạo, ý nghĩa xã hội sâu sắc. Thông qua chế định bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường

cùng với việc vận dụng chế định này để giải quyết các tranh chấp có liên quan, chế định này cịn có ý nghĩa răn đe, giáo dục và phòng ngừa các hành vi làm ô nhiễm môi trường. Những người khác cũng sẽ thấy rằng nếu mình có hành vi gây thiệt hại tương tự thì cũng sẽ phải chịu sự xử lý theo quy định pháp luật. Ngoài ra, chế định bồi thường thiệt hại do làm ơ nhiễm mơi trường cịn có ý nghĩa trong việc tun truyền, giáo dục pháp luật thông qua những biện pháp chế tài nghiêm khắc, ý thức pháp luật của các chủ thể cũng ngày một được nâng cao hơn.

Thứ ba, chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ơ nhiễm mơi trường góp phần đảm bảo an ninh mơi trường, đảm bảo ổn định tình hình chính trị, xã hội và phát triển kinh tế của quốc gia

Ơ nhiễm mơi trường có tác động rất lớn đối với an ninh môi trường. Xuất phát từ đặc trưng của thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường là rất lớn, diễn ra trên diện rộng và ảnh hưởng đến nhiều người, cộng với trách nhiệm pháp lý chủ yếu phát sinh ngoài hợp đồng khiến cho tranh chấp mơi trường trở nên khó kiểm sốt, khó dung hịa và dễ chuyển hóa thành các xung đột có quy mơ lớn, đe dọa an ninh môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự xã hội và an toàn pháp lý. Nếu việc bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường kịp thời và đầy đủ sẽ nhanh chóng giải quyết tranh chấp giữa các bên, khắc phục ô nhiễm môi trường, đảm bảo an ninh môi trường, đảm bảo an ninh quốc gia. Ngược lại, nếu mức bồi thường thiệt hại không thỏa đáng hoặc khơng được giải quyết kịp thời thì tranh chấp giữa các bên sẽ kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự xã hội, bất ổn chính trị và sự phát triển kinh tế của đất nước.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)