Cần có sự tham gia của các cơ quan nhà nước

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh (Trang 33 - 38)

1.3. Đặc điểm của bồi thường thiệt hại do là mô nhiễm môi trường

1.3.3. Cần có sự tham gia của các cơ quan nhà nước

Khi xảy ra ô nhiễm môi trường, việc giải quyết tranh chấp môi trường phát sinh không chỉ là mong muốn riêng của các bên tranh chấp mà còn là trách nhiệm của Nhà nước. Chức năng quản lý xã hội và nghĩa vụ bảo đảm phúc lợi công cộng của Nhà nước không cho phép các Cơ quan nhà nước đứng ngồi những quan hệ xung đột mang tính xã hội sâu sắc này. Hay nói cách khá, trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, sự can thiệp của Cơ quan nhà nước vào việc giải quyết tranh chấp cần được xem là loại trách nhiệm công vụ hay cịn gọi là cơng quyền đương nhiên can thiệp. Sự tham gia của các cơ quan nhà nước được thể hiện qua các nội dung dưới đây:

Thứ nhất, là chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường

Xuất phát từ nguyên tắc các nguồn tài nguyên thiên nhiên (đồng thời là các yêu tố môi trường) là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Vì vậy, khi các thành phần mơi trường bị xâm hại Nhà nước thông qua các cơ quan quản lý là chủ thể duy nhất đóng vai trị là người đại diện cho lợi ích cơng địi khơi phục lại chất lượng môi trường đã bị xâm hại, thơng qua đó duy trì lợi ích cơng cho tồn thể xã hội. Mối quan hệ giữa các bên trong trường hợp này là mối quan hệ giữa hai bên đương sự, trong đó Nhà nước là đại diện cho bên bị hại có quyền yêu cầu bên gây hại (chủ thể có hành vi xâm hại môi trường) phải bồi thường thiệt hại.

Thứ hai, là chủ thể đại diện cho tổ chức, cá nhân bị thiệt hại

Trong thời gian qua, đa số các vụ tranh chấp môi trường tại Việt Nam được giải quyết ở giai đoạn thương lượng, hòa giải với sự tham gia của các cấp chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường (thanh tra môi trường) ở các mức độ khác nhau. Vai trị của các cấp chính quyền và cơ quan quản lý nhà nước về môi trường trong hoạt động này thể hiện ở chỗ họ vừa với tư cách là cơ quan chuyên môn xem xét xác định nguyên nhân gây ô nhiễm, các mức độ ô nhiễm, mức độ thiệt hại, vừa là cơ quan đầu mối trong việc đánh giá chứng cứ pháp lý, nêu cơ sở giải quyết và phân tích các mối quan hệ xã hội đan xen, tạo cơ hội cho các bên tranh chấp tự giải quyết các xung đột mà khơng cần đưa vụ việc ra Tịa án giải quyết. Quá

trình giải quyết tranh chấp thường được tổ chức dưới dạng các “cuộc họp” hoặc “hội

nghị” với phương châm: thận trọng, mềm dẻo, hiệu quả và khơng ngồi mục đích duy

trì mối quan hệ lâu dài giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh gây thiệt hại với cộng đồng dân cư sở tại để bảo vệ môi trường chung.

Trong vụ việc Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh xả thải làm ô nhiễm môi trường, các cơ quan nhà nước đã thực hiện vai trò đại diện cho tổ chức, cá nhân bị thiệt hại đúng đắn và kịp thời. Bên cạnh việc yêu cầu Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh nhận trách nhiệm, chấm dứt hành vi vi phạm và khắc phục sự cố môi trường, làm hải sản chết hàng loạt tại 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế trong thời gian vừa qua, Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh còn phải bồi thường thiệt hại kinh tế cho người dân và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp; bồi thường xử lý ô nhiễm và phục hồi môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung của Việt Nam với tổng số tiền tương đương trên 11.500 tỷ đồng (500 triệu USD).27

Mặc dù hiện nay pháp luật không quy định cụ thể chức năng đại diện của Nhà nước cho các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại là hệ quả của ô nhiễm môi trường, tuy nhiên khi giải quyết các yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường với bên gây thiệt hại, Nhà nước thường thực hiện luôn chức năng đại diện cho các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại. Đặc biệt, trong các vụ việc ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, thiệt hại do ô nhiễm là rất lớn. ảnh hưởng đến nhiều cá nhân, tổ chức. Việc đại diện này xuất phát từ các lý do sau đây: (i) đa phần người dân còn hạn chế trong nhận thức về yêu cầu bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường dẫn đến họ khơng thể tự mình u cầu bồi thường thiệt hại; (ii) số người bị thiệt hại do ô nhiễm môi trường rất đông, nếu để các chủ thể này tự giải quyết tranh chấp với bên gây thiệt hại sẽ hình thành số lượng tranh chấp rất lớn, kéo dài tốn kém chi phí cho các bên, tạo áp lực lên Tòa án và các cơ quan giải quyết tranh chấp khác; (iii) các tranh chấp, khiếu kiện trong thời gian dài mà không được giải quyết kịp thời sẽ tạo ra xung đột giữa các bên có thể hình thành những cuộc biểu tình, bạo động làm mất an ninh trật tự, bất ổn chính trị và ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế.

27Bài viết “Formosa cam kết bồi thường 500 triệu USD sau sự cố cá chết hàng loạt” trên trang Tổng cục biển và hải đảo Việt Nam (2016), http://www.vasi.gov.vn/tin-tong-hop/formosa-cam-ket-boi-thuong-500-trieu-usd-

Thứ ba, là cơ quan quản lý, cơ quan xét xử

- Vai trò quản lý của cơ quan Nhà nước trong bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường được thể hiện qua các nội dung sau:

Một là, chủ thể tiếp nhận và giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan

đến ô nhiễm môi trường, xác định thiệt hại do ô nhiễm môi trường.

Xuất phát từ đặc thù của tranh chấp môi trường là vị thế của các bên trong tranh chấp môi trường thường không cân bằng (phần lớn tranh chấp mơi trường có một bên tham gia là chủ các dự án phát triển hoặc các cơ quan quản lý, trong khi phía bên kia chỉ là những thường dân với những u cầu, địi hỏi về chất lượng mơi trường sống chung của con người) nên không phải trong mọi trường hợp bên bị hại đều xác định được đúng thiệt hại, nguyên nhân gây thiệt hại, chủ thể gây thiệt hại. Việc không thể thu thập được các tài liệu, chứng cứ làm cho họ không đủ căn cứ để khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại tại Tịa án. Vì vậy, để đảm bảo quyền được sống trong môi trường trong lành, quyền được yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra họ chỉ còn cách làm đơn thư khiếu nại, tố cáo với nội dung thường chỉ nêu chung chung tình trạng vi phạm pháp luật, mơ tả sơ lược tình trạng mơi trường bị ơ nhiễm và ước tính thiệt hại gửi đến các cơ quan có thẩm quyền để các cơ quan này tiến hành kiểm tra, xác minh. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền bằng các hoạt động nghiệp vụ của mình, gồm: (i) lấy mẫu các thành phần môi trường bị ô nhiễm, phân tích các đặc tính lý học, hóa học và sinh học của các yếu tố môi trường; (ii) kiểm tra tình hình quan trắc và kiểm sốt ơ nhiễm trong khu vực; (iii) đánh giá hiện trạng môi trường nơi ô nhiễm xảy ra, xác định nguồn gây ô nhiễm; (iv) chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây ô nhiễm và thiệt hại vật chất về mơi trường… Sau đó đối chiếu các số liệu thu thập được với hồ sơ thiết kế, với Hệ thống tiêu chuẩn mơi trường Việt Nam… từ đó kết luận: đương sự khiếu nại, tố cáo đúng (hoặc sai) sự thật. Cũng do tính chất phức tạp của cơng việc nêu trên mà quá trình kiểm tra, xác minh, kết luận về nội dung đơn thư khiếu kiện không chỉ do một hoặc một vài người đảm nhiệm mà thường được tiến hành bởi các đoàn thanh tra chuyên ngành hoặc liên ngành về môi trường, các tổ công tác với thành phần chủ yếu gồm: thanh tra viên chuyên ngành môi trường, đại diện các cấp chính quyền địa phương nơi mơi trường bị ơ nhiễm, nơi có nguồn gây ơ nhiễm (trong trường hợp nguồn gây ô nhiễm không cùng địa bàn với nơi môi trường bị ô nhiễm), đại diện các cơ quan chuyên môn trong

các lĩnh vực nông nghiệp, bảo vệ thực vật, thống kê, vật giá, đại diện bên bị thiệt hại (trong trường hợp nhiều người bị thiệt hại), đại diện bên gây hại (trong trường hợp bên gây hại là pháp nhân hoặc các tổ chức)…

Hai là, cơ quan nhà nước hỗ trợ, hướng dẫn bên bị hại thực hiện quyền yêu

cầu bồi thường thiệt hại đối với sức khỏe, tính mạng của cá nhân, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra.

Trên cơ sở các kết luận về nguyên nhân gây ô nhiễm, đối tượng gây ô nhiễm… các chủ thể có thẩm quyền một mặt áp dụng các quy định về xử lý phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường để xử phạt các đối tượng gây ô nhiễm, buộc họ phải tiến hành các biện pháp khắc phục tình trạng ơ nhiễm mơi trường, u cầu bồi thường thiệt hại gây ra đối với môi trường. Mặt khác, các cơ quan này sẽ hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thu thập các chứng cứ về sự thiệt hại, xác định yêu cầu đòi bồi thường và hướng dẫn họ thực hiện quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với sức khỏe, tính mạng của cá nhân, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra. Đây là một trong những bằng chứng chứng minh vai trò quan trọng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giải quyết các tranh chấp môi trường so với các tranh chấp khác (dân sự, thương mại, lao động…).

- Cơ quan xét xử các tranh chấp về mơi trường

Ngồi chức năng quản lý, khi tranh chấp về yêu cầu bồi thường thiệt hại giữa các bên khơng thể điều hịa được, thì một trong các bên có thể u cầu Tịa án là cơ quan nhà nước có chức năng xét xử để phân định và phán quyết của Tịa án mang tính ràng buộc các bên phải tuân thủ.

Kết luận Chương 1

Trong những năm qua, đi kèm với sự phát triển kinh tế là sự ơ nhiễm, suy thối về môi trường. Việc mở rộng phát triển các hoạt động kinh tế thông qua việc phát triển nhiều loại hình doanh nghiệp và tăng cường đầu tư các cơ sở sản xuất kinh doanh mà thiếu những biện pháp bảo vệ môi trường đã tác động tiêu cực đến mơi trường. Thực trạng này địi hỏi Đảng và Nhà nước phải có các biện pháp nhằm đảm bảo phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, và một trong các biện pháp hữu hiệu để kiểm sốt vấn đề này là bằng cơng cụ pháp luật. Cơng cụ pháp luật ngồi việc xây dựng hệ thống Quy chuẩn môi trường nhằm quy định về mức giới hạn, yêu cầu tối thiểu, các ngưỡng, các mục bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo sức khỏe con người, bảo vệ mơi trường, cịn quy định các loại trách nhiệm pháp lý (trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự) nhằm khôi phục lại môi trường và xử lý người gây ơ nhiễm. Trong đó, chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường là một loại trách nhiệm dân sự có vai trị và ý nghĩa quan trọng trong việc khắc phục môi trường bị ô nhiễm, đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường trong lành, đảm bảo công bằng xã hội và răn đe, giáo dục, phịng ngừa các hành vi xâm hại mơi trường. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng cho dù chế định này có phát triển đến mức nào, chi phí bỏ ra để xử lý, cải tạo mơi trường có lớn đến đâu cũng không thể khắc phục được hết những hậu quả do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra. Do vậy, áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường trong mọi trường hợp đều không phải là mong muốn hàng đầu được áp dụng trong lĩnh vực môi trường…

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường không phải là vấn đề mới, vấn đề này đã được pháp luật công nhận và quy định từ lâu. Tuy nhiên, các quy định pháp luật hiện nay về vấn đề này vẫn còn tồn tại nhiều thực trạng, bất cập dẫn đến thực tế là khi xảy ra tình trạng ơ nhiễm mơi trường thì các cơ quan có thẩm quyền lại lúng túng trong việc áp dụng các quy định pháp luật làm cho ý nghĩa và vai trò của chế định này không đạt được. Điều này đặt ra yêu cầu là đã đến lúc cần phải nhìn nhận những hạn chế, bất cập của quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường do làm ơ nhiễm mơi trường nói chung, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh nói riêng và có những điều chỉnh khắc phục kịp thời. Những nội dung này sẽ được tác giả phân tích cụ thể trong chương 2.

CHƯƠNG 2.

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO LÀM Ô

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)