Các trường hợp miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh (Trang 60 - 61)

2.1. Thực trạng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do là mô nhiễm

2.1.2. Các trường hợp miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường được loại trừ trong một số trường hợp nhất định dưới đây:

Thứ nhất, các trường hợp loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với môi trường tự nhiên

Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 03/2015/NĐ-CP thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với môi trường sẽ được loại trừ trong các trường hợp: (i) do thiên tai gây ra; (ii) gây ra bởi trường hợp bất khả kháng, tình thế cấp thiết phải tuân theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (iii) trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại luật năng lượng nguyên tử năm 2008 thì tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu giao quyền lưu trữ, sử dụng vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân phải bồi thường thiệt hại do sự cố hạt nhân gây ra cả khi khơng có lỗi, trừ trường hợp sự cố xảy ra do chiến

tranh, khủng bố, thảm họa thiên tai vượt quá giới hạn an toàn của thiết kế theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.45

Theo Công ước trách nhiệm dân sự 1992 (CLC 92) thì chủ tàu chở dầu chỉ được miễn trừ trách nhiệm khi họ chứng minh được rằng: thiệt hại xảy ra do chiến tranh hoặc thiên tai nghiêm trọng, do sự phá hoại của một bên thứ ba, do sự bất cẩn của cơ quan đảm bảo hàng hải chịu trách nhiệm về đèn biển hoặc các hệ thống đảm bảo hàng hải khác.

Thứ hai, các trường hợp loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với tính mạng, sức khỏe, tài sản và lợi ích hợp pháp khác của các tổ chức, cá nhân

Đối với những loại thiệt hại này sẽ do quy định pháp luật dân sự điều chỉnh, theo đó, Người gây thiệt hại khơng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.46

Tóm lại, quy định về loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường là phù hợp và cần thiết. Bởi lẽ, thực tế cho thấy ngoài hành vi cố ý hoặc vơ ý của các tổ chức, cá nhân thì cịn có các yếu tố khác như: sức mạnh của tự nhiên (bão lụt, động đất, núi lửa…) hoặc nằm ngồi tầm kiểm sốt của con người. Đối với thiệt hại do nguồn sức mạnh tự nhiên hoặc nằm ngồi tầm kiểm sốt của con người thì khơng thể đặt ra trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)