1.3. Đặc điểm của bồi thường thiệt hại do là mô nhiễm môi trường
1.3.1. Là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Hiện nay, trong khoa học pháp lý tồn tại hai loại bồi thường thiệt hại là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng. Trong đó: (i) trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng là một trong những chế định có lịch sử sớm nhất của pháp luật dân sự. Theo đó, một người có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường; (ii) trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng phát sinh do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng (được thể hiện thơng qua lời nói, một văn bản hoặc một hình thức tương tự khác). Đặc điểm của loại trách nhiệm này là giữa hai bên (bên chịu trách nhiệm
bồi thường và bên bị thiệt hại) tồn tại quan hệ hợp đồng và thiệt hại phát sinh từ hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng (vi phạm hợp đồng).
Khác với trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là kết quả của hành vi vi phạm các thỏa thuận mà các chủ thể tham gia vào quan hệ hợp đồng đặt ra, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường chỉ đặt ra khi các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật môi trường, do pháp luật bảo vệ bằng những hành vi làm ô nhiễm mơi trường. Vì vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và được ghi nhận trong Bộ luật dân sự năm 2015 tại Điều 602 chương XX về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm mơi trường có nhiều điểm đặc trưng so với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng nói chung, cụ thể như sau:
Một là, Người bị thiệt hại và chủ thể gây thiệt hại thường có sự bất cân xứng
về khả năng tiếp cận pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Lý do là trong hầu hết các trường hợp bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường, thủ phạm thường là các doanh nghiệp, trong khi đó người bị thiệt hại đa phần là những người dân bình thường. Trong tương quan lực lượng giữa “người gây thiệt hại” và “người bị thiệt hại”, phía người gây thiệt hại thường có tiềm lực kinh tế, trình độ chun mơn, kỹ thuật, khả năng thuê luật sư… tốt hơn so với người bị thiệt hại. Bên cạnh đó, số lượng người bị thiệt hại trong mỗi vụ việc thường là nhiều, giữa những người bị thiệt hại thường khơng có mối liên kết chặt chẽ, tuy tổng thiệt hại họ gánh chịu có thể rất lớn nhưng thiệt hại đối với từng người cụ thể có thể khơng đủ lớn để họ có động lực theo đuổi các vụ kiện.
Hai là, Việc làm rõ, chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi làm ô
nhiễm môi trường và hậu quả mà nạn nhân và cộng đồng phải gánh chịu là công việc rất phức tạp và khó thực hiện.
Ba là, Nhiều vụ việc xử lý trên thực tế cho thấy các hành vi gây ơ nhiễm mơi
trường có thể gây những thiệt hại trên một diện rất rộng, với số lượng người bị thiệt hại là rất lớn, thuộc thẩm quyền xử lý, tài phán của nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác nhau, nhiều Tịa án khác nhau. Chính vì vậy, việc xác đĩnh rõ ràng cơ
quan nào có trách nhiệm xử lý, Tịa án nào có trách nhiệm thụ lý giải quyết là khơng đơn giản.
Bốn là, Việc thu thập chứng cứ chứng minh thiệt hại, chứng minh hành vi vi
phạm, việc giám định tình trạng mơi trường, giám định thiệt hại trong các vụ việc về môi trường thường phức tạp, tốn kém, địi hỏi trình độ khoa học và cơng nghệ cao.
Năm là, Chủ thể gây thiệt hại trong các vụ việc do làm ô nhiễm môi trường
trong nhiều trường hợp không phải chỉ là một doanh nghiệp, một nhà máy mà có thể là rất nhiều doanh nghiệp, nhiều nhà máy, nhiều cơ sở sản xuất cùng hoạt động trên địa bàn. Thực tế ấy cho thấy, việc xác định tỷ lệ gây thiệt hại, hậu quả của từng chủ thể gây ra để quy trách nhiệm cho công bằng, hợp lý, chuẩn xác là công việc hết sức khó khăn, địi hỏi hệ thống quan trắc phức tạp.
1.3.2. Có tác động lớn đến an ninh mơi trường
Theo quy định tại khoản 28 Điều 3 của Luật Bảo vệ mơi trường năm 2014 thì an ninh môi trường được tiếp cận trên cơ sở mối quan hệ giữa bảo vệ môi trường với vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội với ý nghĩa là việc bảo đảm khơng có tác động lớn của mơi trường đến sự ổn định chính trị, xã hội và phát triển kinh tế của quốc gia. Tính chất mối quan hệ hai chiều, mà đặc biệt là những tác động của môi trường đối với phát triển kinh tế và ổn định chính trị sẽ là cơ sở để xác định mơi trường có đảm bảo an ninh hay không.
An ninh môi trường được đảm bảo khi yếu tố mơi trường có những tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế, xã hội và ổn định chính trị. Mơi trường sẽ cung cấp khơng gian sống và phát triển cho xã hội loài người, cung cấp nguồn tài nguyên nhiên phong phú cho phát triển kinh tế và duy trì sự phát triển ổn định của thể chế chính trị. Tại thời điểm này, an ninh về môi trường được đảm bảo, mối quan hệ giữa mơi trường và kinh tế, chính trị có sự phát triển hài hịa và đồng thuận, không tạo ra các tác động đối kháng có thể dẫn đến sự bất ổn về phát triển kinh tế và an ninh quốc gia. Ngược lại, trong quá trình phát triển, nếu chúng ta khơng cân bằng và hài hịa giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ mơi trường thì mơi trường sẽ có nguy cơ bị mất an ninh và có những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế, xã hội và ổn định chính trị, cụ thể: (i) mơi trường bị mất an ninh có thể dẫn đến xung đột vũ trang, bởi sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ dẫn đến các cuộc tranh chấp tài nguyên (tranh chấp tài nguyên nước, tài nguyên biển đảo…), những tranh chấp này có thể là ngịi nổ cho
xung đột vũ trang; (ii) mất an ninh mơi trường có thể dẫn đến khủng hoảng tồn bộ nền kinh tế đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước chủ yếu phát triển nông nghiệp, do nơi sản xuất bị phá hủy bởi thiên tai, thảm họa môi trường; (iii) mất An ninh môi trường sẽ làm cho cộng đồng dân cư của quốc gia bất ổn và thường dẫn đến tình trạng tị nạn môi trường. Khi môi trường mất an ninh, cộng đồng cư dân sẽ khơng có nơi trú ẩn an tồn (do thiên tai, sự cố, thảm họa mơi trường); (iv) khơng có nguồn tài nguyên do tài nguyên bị cạn kiệt sẽ trở nên nghèo đói lạc hậu, cộng đồng bị phá vỡ, phân tán có thể dẫn đến tị nạn mơi trường hoặc bùng phát các xung đột trong tranh giành tài nguyên, không gian sống…xã hội bất ổn định; (v) mất an ninh mơi trường có thể đe dọa hịa bình và an ninh thế giới, bởi những bất đồng giữa các quốc gia về phân chia tài nguyên thiên nhiên hoặc ô nhiễm xuyên biên giới dẫn đến leo thang thành xung đột quân sự giữa các quốc gia.
Tóm lại, đề cập đến vấn đề an ninh môi trường thực chất là bàn về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Mối quan hệ này cần được phát triển hài hịa để đảm bảo rằng mơi trường vẫn trong lành, kinh tế vừa phát triển và xã hội ln ổn định, vững bền.
Tại Việt Nam, trước tình hình diễn biến mơi trường như hiện nay, an ninh môi trường đang bị đe dọa bởi những vấn đề sau: Một là, tình trạng ơ nhiễm mơi
trường; Hai là, biến đổi khí hậu đe dọa môi sinh; Ba là, xung đột môi trường nước;
Bốn là, “xâm lược sinh thái” đe dọa an ninh môi trường.25
Như vậy, ô nhiễm môi trường là một trong những yếu tố có tác động lớn đến an ninh môi trường hiện nay. Xuất phát từ đặc trưng của thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường là rất lớn, diễn ra trên diện rộng và ảnh hưởng đến nhiều người, cộng với trách nhiệm pháp lý chủ yếu phát sinh ngoài hợp đồng khiến cho tranh chấp mơi trường trở nên khó kiểm sốt, khó dung hịa và dễ chuyển hóa thành các xung đột có quy mơ lớn, đe dọa an ninh môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự xã hội và an toàn pháp lý. Trong những năm gần đây có rất nhiều vụ tranh chấp về môi trường đã diễn ra, trong đó phải kể đến một số vụ việc điển hình như: Vụ vi phạm của cơng ty Vedan tại lưu vực sông Thị Vải gây ô nhiễm thiệt hại lớn cho các hộ dân tại 3 tỉnh: Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh (9/2008), sự cố môi trường tại công
25 Lê Thị Thanh Hà (2018), Tạp chí Lý luân chính trị số 7/2018, Viện Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh năm 2016 đã làm ô nhiễm môi trường biển 4 tỉnh Miền Trung… Những vụ tranh chấp này đã dẫn đến những khiếu nại, khiếu kiện kéo dài và đã xuất hiện những cuộc biểu tình ở một số địa phương gây mất trật tự an ninh.
Vào Năm 2016, sau sự cố Formosa làm cá chết hàng loạt tại 04 tỉnh miền trung, lợi dụng sự bức xúc của người dân về việc gây ô nhiễm môi trường của Công ty Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, các đối tượng xấu “phát động” những chương trình được gọi là “xuống đường vì mơi trường”, “chọn cá khơng chọn
thép”. Trên nhiều trang mạng xã hội, chúng tung ra những lời lẽ kích động người dân,
hơ hào một cuộc “tổng biểu tình”, “xuống đường bảo vệ mơi trường biển Việt Nam,
bảo vệ sự sống cho chính chúng ta và gia đình”… Cho rằng, các cấp lãnh đạo “vì lợi ích nhóm mà bỏ qn mơi trường”, “biết kết quả nhưng che giấu thông tin”, tạo sự
nghi ngờ, bức xúc trong dư luận, rồi kích động người dân tụ tập, tuần hành, xuống đường. Ở một số địa điểm tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Quảng Bình,... xuất hiện những lời kêu gọi người dân, nhất là giới trẻ tụ tập, tuần hành nhân sự cố môi trường. Ngay sau khi sự cố Formosa xảy ra, Chính phủ và cả hệ thống chính trị đã vào cuộc và thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ cho ngư dân tại 4 tỉnh miền Trung. Các cơ quan chức năng đã sớm tìm ra nguyên nhân, thủ phạm, buộc đối tượng gây ra sự cố phải bồi thường thiệt hại và khắc phục triệt để các tồn tại, vi phạm, đồng thời đã tích cực triển khai bồi thường thiệt hại một cách công khai, minh bạch, được đại đa số người dân đồng tình, ủng hộ. Sau khi Bộ tài ngun mơi trường và các Bộ, ngành có liên quan cơng bố biển miền Trung đã an toàn, nhiều ngư dân đã phấn khởi, quay trở lại ra khơi đánh bắt.26
Thông qua dẫn chứng nêu trên có thể thấy mức độ tác động của ơ nhiễm mơi trường đến an ninh mơi trường nói riêng, an ninh quốc gia nói chung là vơ cùng lớn. Việc sớm tìm ra nguyên nhân, thủ phạm và buộc đối tượng gây ô nhiễm phải thực hiện việc bồi thường thiệt hại cơng khai, minh bạch đã góp phần giải quyết các tranh chấp phát sinh, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, đồng thời củng cố niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Ngồi ra, với việc cơng khai minh bạch
26 N. Hằng, “Sự cố môi trường Formosa - Một năm nhìn lại”, Tạp chí Mơi trường số 5/2017.
http://tapchimoitruong.vn/pages/article.aspx?item=S%E1%BB%B1-c%E1%BB%91-m%C3%B4i- tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-Formosa---M%E1%BB%99t-n%C4%83m-nh%C3%ACn-l%E1%BA%A1i- 46219
mức bồi thường thiệt hại cịn có tác động răn đe, giáo dục các chủ thể khác trong xã hội không thực hiện hành vi gây ơ nhiễm, giúp kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường và góp phần ổn định an ninh mơi trường.
1.3.3. Cần có sự tham gia của các cơ quan nhà nước
Khi xảy ra ô nhiễm môi trường, việc giải quyết tranh chấp môi trường phát sinh không chỉ là mong muốn riêng của các bên tranh chấp mà còn là trách nhiệm của Nhà nước. Chức năng quản lý xã hội và nghĩa vụ bảo đảm phúc lợi công cộng của Nhà nước không cho phép các Cơ quan nhà nước đứng ngoài những quan hệ xung đột mang tính xã hội sâu sắc này. Hay nói cách khá, trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, sự can thiệp của Cơ quan nhà nước vào việc giải quyết tranh chấp cần được xem là loại trách nhiệm công vụ hay cịn gọi là cơng quyền đương nhiên can thiệp. Sự tham gia của các cơ quan nhà nước được thể hiện qua các nội dung dưới đây:
Thứ nhất, là chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường
Xuất phát từ nguyên tắc các nguồn tài nguyên thiên nhiên (đồng thời là các yêu tố môi trường) là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Vì vậy, khi các thành phần mơi trường bị xâm hại Nhà nước thông qua các cơ quan quản lý là chủ thể duy nhất đóng vai trị là người đại diện cho lợi ích cơng địi khơi phục lại chất lượng mơi trường đã bị xâm hại, thơng qua đó duy trì lợi ích cơng cho tồn thể xã hội. Mối quan hệ giữa các bên trong trường hợp này là mối quan hệ giữa hai bên đương sự, trong đó Nhà nước là đại diện cho bên bị hại có quyền yêu cầu bên gây hại (chủ thể có hành vi xâm hại môi trường) phải bồi thường thiệt hại.
Thứ hai, là chủ thể đại diện cho tổ chức, cá nhân bị thiệt hại
Trong thời gian qua, đa số các vụ tranh chấp môi trường tại Việt Nam được giải quyết ở giai đoạn thương lượng, hòa giải với sự tham gia của các cấp chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường (thanh tra môi trường) ở các mức độ khác nhau. Vai trị của các cấp chính quyền và cơ quan quản lý nhà nước về môi trường trong hoạt động này thể hiện ở chỗ họ vừa với tư cách là cơ quan chuyên môn xem xét xác định nguyên nhân gây ô nhiễm, các mức độ ô nhiễm, mức độ thiệt hại, vừa là cơ quan đầu mối trong việc đánh giá chứng cứ pháp lý, nêu cơ sở giải quyết và phân tích các mối quan hệ xã hội đan xen, tạo cơ hội cho các bên tranh chấp tự giải quyết các xung đột mà khơng cần đưa vụ việc ra Tịa án giải quyết. Quá
trình giải quyết tranh chấp thường được tổ chức dưới dạng các “cuộc họp” hoặc “hội
nghị” với phương châm: thận trọng, mềm dẻo, hiệu quả và khơng ngồi mục đích duy
trì mối quan hệ lâu dài giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh gây thiệt hại với cộng đồng dân cư sở tại để bảo vệ môi trường chung.
Trong vụ việc Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh xả thải làm ô nhiễm môi trường, các cơ quan nhà nước đã thực hiện vai trò đại diện cho tổ chức, cá nhân bị thiệt hại đúng đắn và kịp thời. Bên cạnh việc yêu cầu Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh nhận trách nhiệm, chấm dứt hành vi vi phạm và khắc phục sự cố môi trường, làm hải sản chết hàng loạt tại 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế trong thời gian vừa qua, Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh còn phải bồi thường thiệt hại kinh tế cho người dân và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp; bồi thường xử lý ô nhiễm và phục hồi môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung của Việt Nam với tổng số tiền tương đương trên 11.500 tỷ đồng