Dấu hiệu định khung

Một phần của tài liệu Tội tham ô tài sản theo luật hình sự việt nam (Trang 25 - 29)

1.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội tha mơ tài sản

1.2.2. Dấu hiệu định khung

Điều 353 BLHS năm 2015 về tội tham ô tài sản quy định cấu thành tội phạm cơ bản của tội tham ô tài sản tại Khoản 1 và quy định ba cấu thành tội phạm định khung tăng nặng tại Khoản 2, 3 và 4 của Điều luật này, bao gồm các dấu hiệu sau đây:

Phạm tội có tổ chức: Cũng tương tự như các trường hợp phạm tội có tổ chức khác,

tham ơ tài sản có tổ chức là trường hợp có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm này, trong đó có người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. Tuy nhiên, không phải vụ án tham ô tài sản có tổ chức nào cũng có đủ những người đồng phạm trên. Các yếu tố để xác định phạm tội có tổ chức được quy định tại Điều 17 BLHS năm 2015. Ngoài ra, phạm tội tham ơ tài sản có tổ chức có những đặc điểm riêng như:

Người thực hành trong vụ án tham ơ tài sản có tổ chức phải là người có chức vụ, quyền hạn trực tiếp thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản như: Thủ quỹ lấy tiền trong két, sửa chữa sổ sách; kế toán viết phiếu thu chi khống, sửa chữa sổ sách hoặc xác nhận các phiếu thu chi khống để hợp thức hoá việc chiếm đoạt tài sản.

Tham ơ tài sản có tổ chức thường khó bị phát hiện, vì việc thu, chi khống đã được hợp thức hoá bằng một hệ thống sổ sách, hoá đơn chứng từ. Chỉ khi nào một trong những người đồng phạm tố giác thì sự việc mới bị phát hiện.

Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm: Dùng thủ đoạn xảo quyệt khi thực hiện hành

vi tham ô tài sản là trường hợp người phạm tội có những mánh khoé, cách thức thâm hiểm làm cho cơ quan, tổ chức, người quản lý tài sản và những người khác khó lường trước để đề phịng như: Thủ quỹ, kế toán sửa chữa sổ sách để chiếm đoạt tài sản bằng các hố chất rất khó phát hiện hoặc sau khi đã chiếm đoạt được tài sản người phạm tội tạo hiện trường giả như phá khoá cửa tạo vụ trộm cắp giả, giả vờ bị cướp, bị cướp giật, bị trộm cắp... để che giấu hành vi tham ơ tài sản của mình.

20

Dùng thủ đoạn nguy hiểm khi thực hiện hành vi tham ô tài sản là trường hợp người phạm tội có những thủ đoạn chiếm đoạt tài sản hoặc thủ đoạn che giấu hành vi tham ô tài sản gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ của con người như: Thủ kho sau khi lấy tài sản trong kho do mình quản lý, đã đốt kho để phi tang; người bảo vệ hồ cá dùng hoá chất hoặc thuốc trừ sâu, diệt chuột đổ xuống ao, hồ để cá chết nổi dẫn đến ô nhiễm nguồn nước sạch gây nguy hại đến tính mạng, sức khoẻ của nhiều người.

Phạm tội 2 lần trở lên: Tham ô tài sản 02 lần trở lên là trường hợp có từ 02 lần

tham ơ tài sản trở lên, mỗi lần tham ô tài sản đều đã cấu thành tội phạm và nay bị đưa ra xét xử cùng một lúc, không phụ thuộc vào khoảng cách thời gian từ lần phạm tội trước đến lần phạm tội sau.

Tuy nhiên, chỉ coi là phạm tội 02 lần trở lên nếu tất cả những lần phạm tội đó chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu trong các lần phạm tội đó, chỉ có 01 lần phạm tội tham ơ tài sản, cịn các lần khác chỉ là vi phạm kỷ luật hoặc đã bị xét xử hoặc đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 27, 28 BLHS năm 2015) thì khơng được tính để xác định là phạm tội tham ô tài sản 02 lần trở lên.

Dấu hiệu về tài sản chiếm đoạt:

Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 1 . . đồng đến dưới 5 . . đồng: Nếu tài

sản bị chiếm đoạt khơng phải là tiền mà là tài sản thì giá trị tài sản được xác định căn cứ vào giá thị trường vào thời điểm phạm tội, vì trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của một người khi thực hiện hành vi phạm tội. Trong trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng không tự mình xác định được giá trị tài sản thì phải trưng cầu giám định (định giá).

Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 5 . . đồng đến dưới 1.0 . . đồng:

Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 353 BLHS năm 2015, chỉ khác là tài sản bị chiếm đoạt trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

Cũng tương tự như các trường hợp phạm tội khác, nếu tài sản bị chiếm đoạt không phải là tiền mà là tài sản thì giá trị tài sản được xác định căn cứ vào giá thị trường vào thời điểm phạm tội, vì trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của một người khi thực hiện hành vi phạm tội. Trong trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng khơng tự mình xác định được giá trị tài sản thì phải trưng cầu giám định (định giá).

21

Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có cơng với cách mạng; các loại quỹ dự phịng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn.

Tham ơ tài sản là tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn gây ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của nhà nước; làm mất uy tín của Đảng, nhà nước và đội ngũ cán bộ, cơng chức; gây thiệt hại đến quyền, lợi ích của những đối tượng, những địa phương cần được quan tâm, hỗ trợ đặc biệt. Vì vậy, nếu tham ơ tài sản là tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có cơng với cách mạng; các loại quỹ dự phịng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn thì chỉ cần (thỏa mãn 01 trong 03 trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 353 BLHS năm 2015), người phạm tội tham ô tài sản sẽ bị xét xử theo khoản 2 Điều 353 BLHS năm 2015, với hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

Bên cạnh đó, BLHS 2015 cũng phi tội phạm hóa đối với trường hợp tham ơ tài sản có giá trị dưới 2 triệu đồng gây hậu quả nghiêm trọng. Theo BLHS năm 1999 thì hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá dưới 2 triệu đồng cấu thành tội tham ô tài sản nếu thuộc một trong các trường hợp: Gây hậu quả nghiêm trọng; đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; đã bị kết án về một trong các tội tham nhũng, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm. Theo Điều 353 BLHS 2015 thì tham ơ tài sản trị giá 2 triệu đồng chỉ cấu thành tội phạm nếu đã bị xử lý ky luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm. Như vây, BLHS 22015 đã bỏ đi trường hợp “gây hậu quả nghiêm trọng” đã dẫn đến việc phi hình sự hóa đối với hành vi tham ơ tài sản dưới 2 triệu đồng gây hậu quả nghiêm trọng.

Dấu hiệu về hậu quả:

Gây thiệt hại về tài sản từ 1. . . đồng đến dưới 3. . . đồng: Tham

22

đồng là trường hợp ngồi hành vi tham ơ tài sản (thỏa mãn 01 trong 03 trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 353 BLHS năm 2015), người phạm tội tham ơ tài sản cịn gây thiệt hại (khác) về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng.

Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.0 . đồng đến dưới 5. . . đồng: Là

trường hợp ngoài hành vi tham ô tài sản (thỏa mãn 01 trong 03 trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 353 BLHS năm 2015), người phạm tội tham ơ tài sản cịn gây thiệt hại (khác) về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.

Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức: Là trường hợp ngồi hành vi tham ơ tài sản (thỏa mãn 01

trong 03 trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 353 BLHS năm 2015), người phạm tội tham ơ tài sản cịn gây ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức như bị chậm lương, bị mất tiền thưởng, bị mất việc làm...

Người phạm tội tham ô tài sản thuộc một trong các trường hợp nêu trên, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội tham ơ tài sản theo khoản 2 Điều 353 BLHS năm 2015, Toà án cần căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VIII BLHS năm 2015 (từ Điều 50 đến Điều 59).

Nếu người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của BLHS năm 2015, khơng có tình tiết tăng nặng, thì Tịa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật (từ 02 năm tù đến dưới 07 năm tù). Nếu người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trị khơng đáng kể thì Tịa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật (dưới 02 năm tù).

Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 52 BLHS năm 2015, khơng có tình tiết giảm nhẹ thì có thể bị phạt đến 15 năm tù.

Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội: Là trường hợp hành vi

tham ô tài sản gây phẫn nộ, bất bình trong nhân dân có thể dẫn đến gây rối, biểu tình; hoặc có thể bị các thế lực thù địch lợi dụng tiến hành hoạt động nhằm làm suy

23

yếu chính quyền nhân dân, phá rối an ninh... Vì vậy, nếu tham ơ tài sản gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an tồn xã hội thì chỉ cần thỏa mãn 01 trong 03 trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 353 BLHS năm 2015, người phạm tội tham ô tài sản sẽ bị xét xử theo khoản 3 Điều 353 BLHS năm 2015.

Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động: Là

trường hợp ngoài hành vi tham ô tài sản (thỏa mãn 01 trong 03 trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 353 BLHS năm 2015), người phạm tội tham ô tài sản còn dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.

Người phạm tội tham ô tài sản thuộc một trong các trường hợp nêu trên, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm.

Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội tham ô tài sản theo khoản 3 Điều 353 BLHS năm 2015, Toà án cần căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VIII BLHS năm 2015 (từ Điều 50 đến Điều 59).

Nếu người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của BLHS năm 2015, khơng có tình tiết tăng nặng, thì Tịa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật (từ 07 năm tù đến dưới 15 năm tù). Nếu người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trị khơng đáng kể thì Tịa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật (dưới 07 năm tù).

Nếu tài sản bị chiếm đoạt không phải là tiền mà là tài sản thì giá trị tài sản được xác định căn cứ vào giá thị trường vào thời điểm phạm tội, vì trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của một người khi thực hiện hành vi phạm tội. Trong trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng khơng tự mình xác định được giá trị tài sản thì phải trưng cầu giám định (định giá).

Một phần của tài liệu Tội tham ô tài sản theo luật hình sự việt nam (Trang 25 - 29)