Tổng quan về thực tiễn áp dụng pháp luật xử lýtội tham ôtài sản

Một phần của tài liệu Tội tham ô tài sản theo luật hình sự việt nam (Trang 42 - 44)

1.4.1 .Quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về chống thamnhũng

2.1. Tổng quan về thực tiễn áp dụng pháp luật xử lýtội tham ôtài sản

Theo quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, thực tiễn đóng vai trị là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý, kiểm tra tính chân lý của q trình nhận thức. Thực tiễn áp dụng quy định của luật hình sự về tội tham ơ tài sản khơng chỉ là mục đích của việc xây dựng, hồn thiện pháp luật hình sự mà cịn là tiêu chuẩn để kiểm tra tính hợp lý, hiệu quả của các văn bản pháp luật hình sự. Chính vì vậy, khi xem xét, đánh giá tội tham ơ tài sản trong BLHS hiện hành thì cần phải xem xét việc áp dụng tội danh này trong thực tế để có một cái nhìn tồn diện.

Qua nghiên cứu, tác giả xin đánh giá tổng quan về tình hình thực tiễn xét xử tội tham ô tài sản như sau:

Trong những năm gần đây, vì nhiều nguyên nhân mà tình hình tội phạm nói chung, tội tham ơ tài sản nói riêng diễn biến rất phức tạp. Số liệu thống kê của TANDTC cho thấy từ năm 2013 đến năm 2017, TAND các cấp đã đưa ra xét xử tổng cộng là 576 vụ án hình sự về tội tham tơ tài sản, với 1182 bị cáo (bảng 1).

Bảng 2.1: Tình hình xét xử sơ thẩm tội tham ơ tài sản (2013 đến 2017)

Năm Số vụ án Số bị cáo 2013 113 245 2014 121 257 2015 118 233 2016 115 226 2017 111 218 Tổng cộng 576 1182

(Nguồn tổng hợp số liệu: Tòa án nhân dân Tối cao)

Bảng thống kê trên cho thấy tình hình tội phạm tham ơ tài sản trên địa bàn các tỉnh thành trong cả nước từ năm 2013 đến năm 2017 nhìn chung có xu hướng giảm.

37

Về cơ cấu tội phạm,theo thống kê của TANDTC cho thấy tội tham ô tài sản luôn là một trong những tội chiếm tỷ lệ cao trong tổng số tội phạm tham nhũng bị đưa ra xét xử nói chung. Điều này được thể hiện qua bảng thống kê số 2 như sau:

Bảng 2.2: Số vụ án xét xử sơ thẩm về tội tham ô tài sảnso với tổng số vụ án xét xử sơ thẩm về tội phạm tham nhũng (2013 đến 2017)

Năm Tội tham ô tài sản (Số vụ án) (1) Tội phạm tham nhũng (Số vụ án) (2) Tỷ lệ (%) (1) so với (2) 2013 113 282 40 2014 121 271 44.6 2015 118 260 45.4 2016 115 255 45.1 2017 111 248 44.8

(Nguồn tổng hợp số liệu: Tòa án nhân dân Tối cao)

Qua bảng thống kê trên, có thể thấy trong cơ cấu xét xử sơ thẩm hình sự về tội phạm tham nhũng nói chung từ năm 2013 đến năm 2017 thì tội tham ơ tài sản vẫn ln chiếm tỷ lệ cao và có xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể, vào năm 2013, số vụ án xét xử sơ thẩm hình sự về tội tham ơ tài sản chiếm tỷ lệ 40% tổng số vụ án xét xử sơ thẩm về tội phạm tham nhũng nói chung, nhưng đến năm 2017 tỷ lệ này đã tăng đến 44.8%.

Về việc sửa đổi bản án, hủy, tạm đình chỉ, đình chỉ bản án, theo thống kê của TANDTC cho thấy cũng có xu hướng giảm dần theo các năm. Điều này được thể hiện qua bảng thống kê số 3 như sau:

Bảng 2.3: Số bản ản bị sửa đổi, hủy, tạm đình chỉ, đình chỉ (2013 đến 2017) Năm Sửa bản án Hủy bản án Tạm đình chỉ Đình chỉ

2013 27 7 19 23

2014 24 9 21 17

2015 26 4 26 18

2016 23 6 22 14

2017 21 6 24 16

(Nguồn tổng hợp số liệu: Tòa án nhân dân Tối cao)

Về việc án treo, theo thống kê của TANDTC cho thấy việc áp dụng án treo lại tương đối phổ biến. Điều này được thể hiện qua bảng thống kê số 4 như sau:

38

Bảng 2.4: Tình hình án treo đối với tội tham ơ tài sản (2013 đến 2017) Năm Án treo Tỷ lệ 2013 66 58.4% 2014 70 57.85% 2015 52 44.06% 2016 56 48.7% 2017 62 55.85%

(Nguồn tổng hợp số liệu: Tòa án nhân dân Tối cao)

Số liệu tổng hợp của TANDTC từ năm 2012 đến năm 2016 cho thấy tình hình tội phạm tham ơ tài sản có xu hướng giảm dần về số vụ án cũng như số bị cáo bị đưa ra xét xử sơ thẩm. Tuy nhiên, đây mới chỉ là số liệu thống kê những vụ án đã bị phát hiện và xử lý. Bên cạnh đó, cịn có những trường hợp tham ô tài sản bị "ẩn", tức khơng bị phát hiện vì nhiều ngun nhân khác nhau như cơ quan chức năng không phát hiện được.

Những hạn chế trong cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm tham ơ tài sản có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau như từ công tác phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm của các cơ quan THTT nhưng cũng có thể xuất phát từ chính các quy định về tội phạm tham ô tài sản trong BLHS. Vì thế, một trong những yêu cầu cấp thiết đang đề ra chính là nhận định được những vướng mắc, bất cập trong quy định về tội phạm tham ơ tài sản và tiếp tục hồn thiện các quy định của BLHS về tội phạm này.

Một phần của tài liệu Tội tham ô tài sản theo luật hình sự việt nam (Trang 42 - 44)