Phân biệt Tội tham ôtài sản với một số tội phạm khác

Một phần của tài liệu Tội tham ô tài sản theo luật hình sự việt nam (Trang 31)

Trong nhóm tội phạm liên quan đến chức vụ, tham ô là loại tội phạm có tỉ lệ phạm tội cao, do đặc trưng về mục tiêu phạm tội cũng như khách thể bị tác động tới. So với một số tội có cấu thành gần giống (tội nhận hối lộ, tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, nhóm tội trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản) thì tội tham ơ tài sản có những dấu hiệu giống hoặc gần giống cần được phân biệt để có thể hiểu đúng và chính xác từng tội phạm cụ thể, tránh sự nhầm lẫn trong áp dụng pháp luật, đặc biệt là nhằm điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Phân biệt tội tham ô tài sản với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản:

Trong các tội phạm về chức vụ theo BLHS năm 2015, tội tham ô tài sản (Điều 353 BLHS) và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355 BLHS) gây ra nhiều lúng túng trong việc xác định tội danh bởi cả hai loại tội phạm này giống nhau về chủ thể (người có chức vụ quyền hạn), do lỗi cố ý trực tiếp, tội cấu thành vật chất và đều xâm hại quan hệ sở hữu.Vì vậy, cần phải phân biệt những đặc trưng cơ bản của 2 tội này để hạn hế những nhẫm lẫn trong việc xác định tội danh. Thứ nhất, về đối tượng tác động của tội phạm: Với tội tham ô tài sản thì tài sản do người phạm tội quản lí một cách hợp pháp (do chức vụ, quyền hạn đem lại), với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản không nằm trong sự quản lý của chủ tài sản vì thế người phạm tội phải vượt ra ngồi quyền hạn của mình mới chiếm đoạt được tài sản.

Thứ hai, hành vi đặc trưng của tội phạm: Hành vi của tội tham ô tài sản là người phạm tội sử dụng chức vụ như một phương tiện để biến tài sản của mình được giao quản lý thành tài sản các nhân; sử dụng quyền hạn để thực hiện không đúng chức trách hoặc làm trái chế độ quản lí tài sản; sử dụng quyền hạn quá giới hạn cho phép nhưng có liên quan đến cương vị cơng tác nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản; đối với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản thì người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn như một phương tiện để làm một việc vượt ra ngoài trách nhiệm được giao nhằm chiếm đoạt tài sản. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn uy hiếp tinh thần

26

chủ tài sản buộc họ phải giao tài sản (tương tự hành vi của tộicưỡng đoạt tài sản). Lạm dụng chức vụ, quyền hạn lừa dối người khác nhằm chiếm đoạt tài sản (tương tự hành vi của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản); hoặc lạm dụng tín nhiệm của chủ tài sản dựa vào chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (tương tư hành vi của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản).

Phân biệt tội tham ơ tài sản với nhóm tội trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:

Điểm chung giữa tội tham ô tài sản và các tội trộm cắp, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản là đềutác động vào khách thể chiếm đoạt tài sản, trong đó chủ yếu là tài sản vật chất đểthỏa mãn nhu cầu cá nhân và gây tổn hại tới khách thể chịu sự tác động. Tuy nhiên, giữa hai tội danh này vẫn có những điểm khác biệt về chủ thể và khách thể. - Về chủ thể: Đối với tội tham ô tài sản, chủ thể của hành vi này là chủ thể đặc biệt là người có chức vụ, quyền hạn và có trách nhiệm quản lý tài sản bị chiếm đoạt. Ngược lại các tội danh liên quan tới trộm cắp, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm có chủ thể đa dạng, là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và trong đó người phạm tội hoặc là hồn tồn khơng liên quan gì đến tài sản và khơng có chức vụ, quyền hạn và khơng có trách nhiệm quản lý tài sản và do đó, khơng có quyền định đoạt, chiếm hữu, sử dụng tài sản bị chiếm đoạt. Ví dụ: Một tên trộm trèo vào nhà hàng xóm để trộm cắp tài sản thì bản thân hắn khơng liên quan đến quản lý, định đoạt về tài sản trộm cắp và không chức vụ, hay quyền hạn gì liên quan... Vì chủ thể khác nhau nên điều kiện khách quan của các hành vi phạm tội này khác nhau, người tham ơ thì sử dụng cơng cụ để chiếm đoạt tài sản là địa vị, chức vụ và quyền hạn của mình, các hành vi khác thì sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau.

- Về khách thể: Tội tham ô tài sản ngồi tác động đến quan hệ sở hữu cịn tác động tới hoạt động bình thường của cơ quan tổ chức, gây ra những thiệt hại về uy tín chính trị, gây hoang mang dư luận, gây xói mịn lịng tin vào sự minh bạch và hiệu quả quản lý kinh tế của nhà nước... nhưng trong nhóm tội trộm cắp, lừa đảo thì khách thể thiệt hại về tài sản cịn có thể bị thiệt hại về tính mạng, thân thể, vì vậy hậu quả của hai hành vi này khác nhau.

Tóm lại, để xác định đặc trưng về tội tham ô tài sản thì việc phân tích dấu hiệu pháp lý của tội danh này cũng cần làm rõ những điểm chung và điểm khác biệt với các tội danh tương tự là cần thiết; nhằm nhận thức đầy đủ về dấu hiệu tội phạm,

27

qua đó giúp các nhà làm luật xây dựng hệ thống luật pháp chặt chẽ, phù hợp, tiến bộ để đấu tranh có hiệu quả với tội phạm hiện nay.

1.4. Quy định của Công ƣớc Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng và pháp luật một số nƣớc về tội Tham ô tài sản

1.4.1.Quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng

Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (United Nations Convention Against Corruption, viết tắt là UNCAC), được thông qua tại Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 31/10/2003 tại Nghị quyết 58/4 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 14/12/2005. Đây là một điều ước quốc tế đa phương do các quốc gia và các tổ chức quốc tế thoả thuận xây dựng nên thông qua quá trình đàm phán, với mục tiêu là hình thành một khuôn khổ pháp lý toàn cầu cho sự hợp tác giữa các quốc gia nhằm phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả với tình trạng tham nhũng. Mục đích của Cơng ước là hình thành khn khổ pháp lý tồn cầu cho sự hợp tác giữa các quốc gia trong hoạt động phịng, chống tham nhũng thơng qua các biện pháp phòng, chống hữu hiệu.

Nội dung của công ước bao gồm tổng cộng 8 Chương và 71 Điều. Ngay tại Điều 1 của Công ước đã khẳng định: “Thúc đẩy và tăng cường các biện pháp nhằm đấu

tranh phịng, chống tham nhũng có hiệu lực, hiệu quả hơn… Thúc đẩy, tạo điều kiện và hỗ trợ hợp tác quốc tế và trợ giúp kỹ thuật trong phòng, chống tham nhũng, bao gồm cả việc thu hồi tài sản”7.Điều 17 của Công ước cũng quy định rõ tham ô là “hành vi của công chức tham ơ, biển thủ hoặc chiếm đoạt dưới các hình thức khác cho bản thân hoặc cho người hay tổ chức khác công quỹ hoặc tư quỹ hoặc chứng khốn hay bất cứ thứ gì có giá trị mà cơng chức này được giao quản lý do địa vị của mình”.

Cơng ước đặt ra việc phịng, chống tham nhũng ở cả khu vực công và khuvực tư.Cụ thể, ở khu vực công, các quốc gia thành viên cần nỗ lực ban hành, duy trì và củng cố các chính sách nhằm tăng cường minh bạch, hiệu quả hoạt động của khu vực công, bao gồm: cải cách chế độ tuyển dụng, thuê, sử dụng, đề bạt và hưu trí đối với công chức; thúc đẩy sự liêm chính, trung thực và trách nhiệm trong đội ngũ công

7 “Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng”, Thư viện pháp luật online

[https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Cong-uoc-chong-tham-nhung-cua-Lien-Hop-quoc-

28

chức, trong đó có việc nghiên cứu ban hành và tổ chức thực hiện những quy tắc hoặc chuẩn mực xử sự đối với công chức; xây dựng các cơ chế mua sắm công phù hợp, cạnh tranh và khách quan; áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm tăng cường minh bạch và trách nhiệm trong quản lý tài chính cơng; tăng cường minh bạch trong quản lý hành chính cơng cùng với các hoạt động tổ chức, thực hiệnchứcnăng và ra quyết định. Ở khu vực tư, Điều 12 của Công ước quy định các quốc gia thành viên Công ước, trên cơ sở luật pháp quốc gia, áp dụng các biện pháp phòng ngừa tham nhũng liên quan đến khu vực tư, tăng cường các chuẩn mực kế toán, kiểm toán liên quan đến khu vực tư; ban hành các chế tài dân sự, hành chính hoặc hình sự có hiệu lực đối với các hành vi vi phạm.

Từ cách đặt vấn đề nêu trên, Công ước đặt ra nghĩa vụ cho các Quốc gia thành viên phải hình sự hố các hành vi quy định từ Điều 15 đến Điều 25 của Công ước, gồm: hối lộ công chức quốc gia; hối lộ cơng chức nước ngồi hoặc của tổ chức quốc tế công; tham ô, biển thủ hoặc các dạng chiếm đoạt tài sản khác bởi công chức; Lạm dụng ảnh hưởng để trục lợi; Lạm dụng chức năng; Hối lộ trong khu vực tư; Biển thủ tài sản trong khu vực tư; Che dấu tài sản; Cản trở hoạt động tư pháp. Đối với việc hình sự hố hành vi làm giàu bất hợp pháp (Điều 20) và hành vi tẩy rửa tiền và tài sản do phạm tội mà có (Điều 23), các quốc gia thực hiện dựa trên cơ sở phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc gia. Chủ thể của tội phạm là công chức nhà nước. Hành vi khách quan của tội phạm là tham ô, biển thủ hoặc các hành vi chiếm đoạt tài sản khác. Công ước không định nghĩa như thế nào là hành vi tham ô hoặc biển thủ. Luật quốc gia điều chỉnh các vấn đề này. Tài sản bị chiếm đoạt là tài sản được giao được giao cho công chức quản lý do vị trí chức vụ làm việc của họ. Việt Nam là một trong những nước đầu tiên thực hiện sáng quyền lập pháp, với việc tham gia chủ động và đầy đủ 07 vòng đàm phán xây dựng Công ước và là một trong những quốc gia đầu tiên ký Công ước. Ngày 30/6/2009, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Quyết định số 950/2009/QĐ-CTN về việc phê chuẩn Công ước về chống tham nhũng. Trên cơ sở quyết định phê chuẩn của Chủ tịch nước và thực hiện đồng bộ với Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020, ngày 7/4/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng. Việc hình sự hóa tội tham ơ tài sản đã được pháp luật hình sự Việt Nam hình sự từ trước khi phê chuẩn Công ước, thể hiện quan điểm về chống tham nhũng và chính sách hình sự của của Đảng

29

và Nhà nước Việt Nam, đồng thời cũng phản ánh quá trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực pháp luật của Việt Nam trong những năm gần đây. Về cơ bản các hành vi liên quan đến tội phạm về chức vụ và tham nhũng đã được luật hóa trong Luật hình sự nước ta, đặc biệt là BLHS năm 2015.

1.4.2.Pháp luật của một số quốc gia trên thế giới quy định về tội tham ôtài sản

Tội tham ô tài sản trong BLHS của Trung Quốc

Trung Quốc là một trong những đất nước được đánh giá có mức độ thamnhũng cao trên thế giới, do đó hệ thống luật pháp của nước này đã quy định khá rõ về nhóm tội tham nhũng. Vào năm 1988 ở Trung Quốc, Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc đã ban hành Văn bản: “Quy định bổ sung liên quan đến việc trừng trị các tội phạm tham ơ, hối lộ”.Sau đó, Trung Quốc tiến hành sửa đổi, bổ sung và cho ra đời BLHS năm 1997. BLHS Trung Quốc hiện hành bao gồm 2 phần: phần chung gồm 5 chương; Phần các tội phạm gồm 10 chương. Bộ luật đã quy định tham nhũng bao gồm các tội: tham ô, hối lộ, lừa đảo, đồng thời còn xác định thêm một số hành vi khác cũng bị truy cứu về tội tham nhũng như chiếm đoạt công quỹ, che giấu các khoản tiền gửi ở ngân hàng, nhận các loại quà tặng có giá trị lớn.Tội tham ô được quy định tại Chương VIII - Tội tham ô, hối lộ của BLHS nước này và thể hiện ở hai Điều 382 và Điều 383.

Về chủ thể của tội phạm:

Theo Điều 382 BLHS Trung Quốc thì chủ thể của tội tham ơ tài sản có thể là những đối tượng sau:

Nhân viên nhà nước lợi dụng chức vụ chiếm đoạt, lừa gạt hoặc bằng các thủ đoạn khác chiếm hữu phi pháp tài sản của công dân.

Những người được cơ quan nhà nước, cơng ty, xí nghiệp quốc doanh, đơn vị hành chính sự nghiệp, đồn thể nhân dân ủy quyền quản lý, kinh doanh tài sản của Nhà nước, lợi dụng chức vụ chiếm đoạt, lừa gạt hoặc các thủ đoạn khác chiếm hữu phi pháp tài sản công.

Người câu kết với những người nêu ở 2 khoản trên để cùng tham ô, sẽ bị xử lý dưới hình thức đồng phạm.

30

Cũng trong nội dung điều luật đã chỉ rõ chủ thể thực hiện hành vi tham ô phải là “nhân viên nhà nước”, tức là cán bộ công chức được giao quyền và trách nhiệm cơng vụ mà có hành vi chiếm đoạt tài sản.

Về loại tài sản:

Theo quy định tại Điều 382 BLHS Trung Quốc thì tài sản bị chiếm đoạt có thể là tài sản của công dân hoặc tài sản của Nhà nước. Điều đó cho thấy trong luật hình sự của Trung Quốc quy định rõ cả tội tham ô trong lĩnh vực tư.

Về hình phạt:

Điều 383 BLHS Trung Quốc quy định 4 mức độ nặng, nhẹ khác nhauvới các mức độ từ phạt cải tạo không giam giữ đến tử hình. Việc quy định mức hình phạt này đã cho thấy tinh thần cương quyết trong chống tham ô, tham nhũng của Trung Quốc. Điều này đã được áp dụng mạnh mẽ trong thực tiễn những năm gần đây khi Trung Quốc áp dụng chính sách chống tham nhũng ở quốc gia này.

Như vậy, có thể thấy rằng quy định của BLHS Trung Quốc về tội tham ô có nhiều điểm tương đồng với quy định của BLHS Việt Nam về chủ thể phạm pháp và mức hình phạt. Trung Quốc cũng đã tiến bộ hơn Việt Nam khi quy định trước cả nội dung tham ô trong lĩnh vực tư. Điều này thì các nhà làm luật nước ta đã học hỏi và sửa đổi, bổ sung trong BLHS năm 2015.

Tội tham ô tài sản trong quy định trong BLHS Thụy Điển

Đối với BLHS Thụy Điển, nội dung về tội tham ô tài sản được quy định tại Chương 10 (Tội tham ô và các tội lạm dụng tín nhiệm khác) thuộc Phần hai – Các tội phạm, bao gồm 3 Điều luật (Từ Điều 1 đến Điều 3 thuộc Chương 10.

Về chủ thể tội phạm:

Theo quy định tại Điều 1 Chương 10 của BLHS Thụy Điển thì:

“Người nào thay mặt người khác quản lý tài sản và chịu trách nhiệm chuyển giao hoặc giải trình đối với tài sản thơng qua một hợp đồng hoặc dịch vụ công cộng hoặc tư nhân hoặc các hoàn cảnh tương tự, mà chiếm đoạt tài sản đó hoặc có hànhvi khác khơng tn thủ các quy định trong việc thực hiện trách nhiệm của mình và nếu hành

31

vi đó mang lại lợi ích của mình và gây thiệt hại cho chủ sở hữu thì bị phạt tù đến hai năm về tội tham ô”8.

Với quy định này, pháp luật hình sự của Thụy Điển coi hành vi tham ô trong cảlĩnh vực tư và công, chủ thể của tội phạm này là người có trách nhiệm quản lý; cho thấy quan niệm về khách thể của tội này rộng hơn quan niệm trong pháp luật của nước ta hiện nay nhưng chủ thể thì có sự tương đồng với quy định trong luật của nước ta. Về hình phạt:

Đối với tội danh này, Luật Hình sự của Thụy Điển quy định mức hình phạt thấp hơn so với BLHS của Trung Quốc, cụ thể là chỉ có hình phạt tù có thời hạn chứ khơng có hình phạt chung thân và tử hình.

Tội tham ơ tài sản quy định trong BLHS Nhật Bản

BLHS của Nhật Bản bao gồm 264 điều, tội tham ô được quy định tại Điều 253

Một phần của tài liệu Tội tham ô tài sản theo luật hình sự việt nam (Trang 31)