Hạn chế trong việc định tội danh

Một phần của tài liệu Tội tham ô tài sản theo luật hình sự việt nam (Trang 45 - 57)

1.4.1 .Quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về chống thamnhũng

2.2. Hạn chế trongthực tiễn áp dụng pháp luật xử lýtội tham ôtài sản

2.2.1. Hạn chế trong việc định tội danh

Hạn chế trong việc xác định khách thể của tội tham ơ tài sản

Như đã trình bày ở trên, tội tham ơ tài sản xâm hại đến hai khách thể trực tiếp là hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức (khách thể trực tiếp cơ bản) và quan hệ sở hữu về tài sản (khách thể trực tiếp phụ). Tuy nhiên, nghiên cứu thực tiễn xét xử tội tham ô tài sản thông qua nhiều bản án cho thấy các cơ quan có thẩm quyền THTT vẫn chưa nhận thức đầy đủ và chính xác về khách thể trực tiếp cơ bản của tội phạm tham ô tài sản là hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức. Trong khi đó, nội dung khách thể trực tiếp phụ của tội tham ô tài sản là quan hệ sở hữu về tài sản thì lại được nhấn mạnh, thậm chíbao gồm cả những quan hệ không phải là khách thể của tội phạm tham ô tài sản. Trên thực tế, có nhiều dạng nhầm lẫn về khách thể của tội phạm tham ô tài sản, cụ thể như sau:

Thứ nhất, chỉ xác định khách thể trực tiếp phụ mà bỏ qua khách thể trực tiếp chính

là hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức.

Khi xác định khách thể tội phạm tham ô tài sản, một số Thẩm phán chưa thể hiện được nhận thức đầy đủ về khách thể trực tiếp cơ bản của tội phạm mà chỉ nêu khách thể trực tiếp phụ là quan hệ sở hữu về tải sàn. Đây là một dạng nhầm lẫn phổ biến nhất thường xảy ra trong thực tiễn xét xử tội tham ô tài sản.

Chẳng hạn, tại Bản án sơ thẩm số 169/2008/HSST ngày 14/3/2008 của TAND thành phố Hồ Chí Minh đối với bị cáo Lê Thanh Hồng Ân, bị xét xử về tội “tham ơ tài sản”, Hội đồng xét xử đã nhận định như sau:

“Xét hành vi của bị cáo Lê Thanh Hoàng Ân đã lợi dụng nhiệm vụ được giao chiếm đoạt tài sản do bị cáo quản lý là tài sản của chính cơ quan của bị cáo, Trung tâm thương mại CMC là đơn vị trực thuộc doanh nghiệp nhà nuớc. Hành vi của bị cáo Lê Thanh Hoàng Ân đã cấu thành tội Tham ô tài sản”.

Nhận định này đã không nêu rõ ràng và đầy đủ về khách thể mà tội phạm xâm hại, mà chỉ có thể được hiểu là hành vi của tội phạm đã xâm phạm sở hữu tài sản. Nói cách khác thì khách thể của tội phạm trong trường hợp này chỉ là quyền sở hữu tài sản, còn khách thể trực tiếp cơ bản thể hiện bản chất tham nhũng của tội phạm tham ô tài sản lại không được đề cập đến.

40

Thử hai, xác định thừa khách thể trực tiếp của tội tham ô tài sản (bên cạnh khách

thể phụ là quyền sở hữu tài sản, còn xác định khách thể khác mà không phải là khách thể trực tiếp của tội phạm).

Chẳng hạn, tại Bản án sơ thẩm số 338/2011/HSST ngày 14/12/2011 của TAND thành phố Hồ Chí Minh, đối với bị cáo Nguyễn Tuấn Anh bị xét xử về tội “Tham ô tài sản”, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

“Hành vi tham ô tài sản do Nguyễn Tuấn Anh thực hiện và hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có do Trương Cơng Quốc thực hiện là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, đã trực tiếp xâm phạm đến sở hữu nhà nước đồng thời trực tiếp xâm phạm đến trật tự công cộng, trật tự pháp luật và ánh hưởng xấu đến cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm ở địa phương”.

Xét thấy, nhận định trên đã có sự nhầm lẫn trong việc xác định khách thể của hành vi tham ô tài sản. Bên cạnh quan hệ sở hữu cịn có trật tự công cộng, trật tự pháp luật và ánh hưởng xấu đến cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm ở địa phương. Đây thực tế không phải là khách thể của hành vi tham ô tài sản.

Thứ ba, xác định khách thể của tội tham ô tài sản chưa chính xác (xác định khách

thể tội phạm tham ơ tài sản là những quan hệ xã hội khác, không phải là khách thể trực tiếp của tội tham ô tài sản).

Chẳng hạn, tại Bản án số 2875/2009/HSST ngày 23/9/2009 của TAND thành phố Hồ Chí Minh, đối với bị cáo Lê Bào Văn và đồng phạm, bị xét xử về tội “Tham ô tài sản’’, Hội đồng xét xử nhận định: “Xét tính chất vụ án là nghiêm trọng, các bị cáo đã lợi dụng vào chức vụ quyền hạn khi được giao thi công cơng trình để rồi bớt xén vật tư gây ảnh hưởng đến chất lượng tuổi thọ cơng trình, gây mất trật tự trị an xã hội”. Nhận định trên đã khơng làm rõ tính nguy hiểm của tội phạm tham ô tài sản khi xác định khách thể bị xâm phạm là trật tự trị an xã hội. Ngoài ra, hai khách thể trực tiếp của tội tham ô tài sản là hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức (khách thể trực tiếp cơ bản) và quan hệ sở hữu về tài sản (khách thể trực tiếp phụ) thì lại không được đề cập đến.

Hoặc tại Bản án số 224/2016/HSST ngày 23/6/2016 của Tịa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh có nội dung: “Trong q trình thực hiện việc tiếp quỹ, kiểm quỹ ATM, từ cuối năm 2011, lợi dụng sự tin tưởng của các bị cáo Đinh Thị Thu Ngân, Đỗ Hữu Khương và Phạm Thị Thanh Hương, khi tiếp quỹ, bị cáo Nhàn chỉ báo cáo miệng mà không

41

làm giấy đề nghị tiếp quỹ và được Ngân giao tiền theo đề nghị của bị cáo Nhàn, để Nhàn tự bỏ tiền vào các hộp đựng tiền mà khơng có sự chứng kiến của các bị cáo Hương và Khương, không dán niêm phong các hộp đựng tiền, rồi tự áp tải, vận chuyển tiền từ kho quỹ vào thang máy. Trong quá trình vận chuyển tiền, lợi dụng khi khơng có mặt các bị cáo Phạm Thị Thanh Hương và Đỗ Hữu Khương, bị cáo Nhàn đã lén lút mở hộp đựng tiền ra lấy nhưng không lấy hết tiền trong hộp mà mỗi lần lấy từ 100.000.000 đồng đến 900.000.000 đồng. Tổng cộng bị cáo Nhàn lấy khoảng 30 lần với tổng số tiền chiếm đoạt tính đến ngày 11/10/2012 là 20.371.840.000 đồng.” Hội đồng xét xử đã tuyên bị cáo Nguyễn Thanh Nhàn phạm tội “trộm cắp tài sản”. Tuy nhiên, vụ án này đã được thụ lý từ năm 2012 Viện kiểm sát TP. Hồ Chí Minh truy tố lần đầu tiên với tội danh là “tham ơ tài sản”. Sau đó, Tịa án đã thực hiện 4 lần trả hồ sơ điều tra bổ sung lần lượt theo các quyết định: quyết định số 147/2014/HSST-QĐ ngày 12/09/2014; quyết định số 93/2015/HSST-QĐ ngày 13/5/2015; quyết định số 310/2015/HSST-QĐ ngày 29/09/2015; quyết định số 23/2016/HSST-QĐ ngày 22/01/2016. Sau khi điều tra bổ sung thì VKSND TP. Hồ Chí Minh thay đổi Cáo trạng số 173/VKS-P3 ngày 19/4/2016 truy tố đổi tội danh mới thành “tội trộm cắp tài sản”. Hội đồng xét xử nhận định bị cáo Nhàn lén lút lấy tiền trong hộp và xác định tài sản khơng cịn nằm trong sự quản lý của Ban quản lý ATM để đưa ra phán quyết là tội trộm cắp tài sản. Theo quan điểm của tác giả điều này là không hợp lý. Hội đồng xét xử đã không xác định khách thể trực tiếp bị xâm phạm là hoạt động đúng đắn của cơ quan tổ chức, cụ thể ở đây là Ngân Hàng Agrbank. Còn khách thể quan hệ sở hữu về tài sản là khách thể trực tiếp phụ lấy làm

căn cứ định tội danh.

Nhìn chung, thực tiễn nêu trên phần nào phản ảnh sự nhận thức không đầy đủ, thiếu chính xác về khách thể của tội phạm tham ơ tài sản, thậm chí trong một số trường hợp cịn nhận thức sai về khách thể của tội phạm tham ô tài sản. Việc sai lầm trong nhận thức về khách thể tội phạm có thể sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội tham ô tài sản, ảnh hưởng đến việc quyết định hình phạt đối với tội tham ơ tài sản.

Hạn chế trong việc xác định mặt khách quan của tội tham ô tài sản

Nghiên cứu thực tiễn định tội đối với tội tham ô tài sản cho thấy việc xác định mặt khách quan của tội tham ô tài sản là một trong những vấn đề gặp nhiều hạn chế

42

nhất, đặc biệt là đối với hành vi khách quan. Hành vi khách quan của tội tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà người phạm tội quản lý. Do đó, hành vi phạm tội tham ô tài sản trước hết là hành vi chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, trong thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử tội tham ô tài sản cho thấy việc xác định hành vi chiếm đoạt tài sản của tội tham ơ tài sản cịn nhiều hạn chế, dẫn đến cịn tồn tại nhiều sai sót trong việc định tội danh. Cụ thể là:

Thứ nhất, vì cịn hạn chế trong việc xác định hành vi chiếm đoạt ở giai đoạn điều

tra, nên khi xét xử không chứng minh được hành vi chiếm đoạt, dẫn đến Tòa án xác định tội danh là một tội khác.

Chẳng hạn, tại Bản án sơ thẩm số 40/2010 HSST ngày 04/02/2010 của TAND thành phố Hồ Chí Minh, xét xử bị cáo Đặng Nam Trung bị VKSNDTC truy tố về tội tham ô tài sản theo Điểm a Khoản 4 Điều 278 BLHS năm 1999. Các cơ quan có thẩm quyền THTT đã khơng có đủ chứng cứ để chứng minh bị cáo Trung chiếm đoạt số tiền 1.300.000.000 đồng của Cơng ty IDC, mà chỉ có thể chứng minh bị cáo Trung làm sai các nguyên tắc tài chính gây thiệt hại cho Cơng ty IDC với số tiền trên. Do đó, Tịa án đã tun xử bị cáo Trung phạm tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo khoản 3 Điều 165 BLHS năm 1999.

Hoặc tại Bản án sở thẩm số 237/2011/HSST ngày 11/10/2011 của TAND thành phố Hồ Chí Minh, xét xử bị cáo Trần Thị Giang và đồng phạm, bị VKSNDTC truy tố về tội tham ô tài sản theo điểm a khoản 4 Điều 278 BLHS năm 1999. Các cơ quan có thẩm quyền THTT đã không chứng minh được bị cáo Giang chiếm đoạt tiền của Công ty Prosimex, mà chỉ có thể chứng minh bị cáo Giang không tuân thủ những quy định về quản lý kinh tế gây thiệt hại cho Công ty nên tuyên xử bị cáo Giang phạm tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Tương tự, tại Bản án 266/2011/HSST ngày 29/8/2011 của TAND tỉnh Hưng Yên, xét xử bị cáo Phạm Kim Huệ bị VKSNDTC truy tố về tội tham ô tài sản theo điểm a khốn 4 Điều 278 BLHS năm 1999. Do khơng chứng minh được bị cáo Huệ chiếm đoạt tiền của Cơng đồn Cơng ty STP, mà chỉ có thể chứng minh bị cáo Huệ khơng kiểm soát được quỹ của Cơng đồn dẫn đến thất thốt tiền nên tun xử bị cáo Huệ

43

phạm tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Thứ hai, vì chưa làm rõ được hành vi chiếm đoạt tài sản, Tòa án cấp phúc thẩm phải

hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại.

Chẳng hạn, tại Bản án phúc thẩm số 464/2014/HSPT của Tòa phúc thẩm TANDTC tại Thành phố Hồ Chi Minh xét xử phúc thẩm đối với vụ án bị cáo Lê Tuấn Kiệt tham ô tài sản, đã được xét xử tại Bản án số 09/2014/HSST ngày 17 - 18/4/2014 của TAND thành phố Hồ Chí Minh. Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định như sau: “Bán án sơ thẩm quy kết bị cáo Kiệt chiếm đoạt số tiền 50.000.000 đồng và xét xử bị cáo Kiệt về tội “tham ô tài sản” đối với số tiền chiếm đoạt nêu trên nhưng lại chưa làm rõ một số tinh tiết quan trọng của vụ án đó là bị cáo Kiệt có dùng số tiền bị quy kết về tội “tham ô tài sản” nêu trên để mua sắm các tài sản sử dụng trong cơ quan hay không? Là việc điều tra chưa đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung được và tuyên hủy phần này của bản án sơ thấm”.

Qua thực tiễn xét xử về tội tham ơ tài sản, có thể thấy rằng việc xác định hành vi khách quan của tội tham ô tài sản gặp phải hạn chế chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân chủ quan của cơ quan THTT, cụ thể là khi xét thấy có thiệt hại về tài sản của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức thì các cơ quan THTT chỉ tập trung vào việc chứng minh các khoản chi hợp pháp, đầu ra của tài sản từ người có trách nhiệm quản lý tài sản. Trong khi đó, đối với các khoản chi không hợp pháp hoặc không thể chứng minh được thì lại quy kết người có trách nhiệm quản lý tài sản đã chiếm đoạt mà không chứng minh trực tiếp việc chiếm đoạt của họ. Cách quy kết như vậy đã phần nào tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan THTT, bởi lẽ những chứng cứ dùng để chứng minh hành vi chiếm đoạt rất khó thu thập, vơ hình chung đẩy trách nhiệm chứng minh về phía bị cáo phải tự chứng minh các khoản chi. Cách làm này đã vi phạm nguyên tắc nghĩa vụ chứng minh của cơ quan THTT.

Thứ ba, có hành vi chiếm đoạt tài sản rõ ràng nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng

lại tập trung vào các dấu hiệu khác của hành vi khách quan.

Thực tiễn cho thấy có một số trường hợp hành vi khách quan của người phạm tội có dấu hiệu chiếm đoạt thể hiện rất rõ ràng nhưng cơ quan tiến hành tố tụng lại tập trung vào các dấu hiệu khác của hành vi khách quan làm cho việc định tội danh khơng đúng với tính chất, mức độ củatội phạm. Chẳng hạn, đối với vụ án tham ô tài

44

sản của Vũ Quốc Hảo tại Tổng Giám đốc Cơng ty Cho th Tài chính II (ALC II) có nội dung như sau:

Năm 2003, với mục đích rút tiền Nhà nước, Vũ Quốc Hảo cùng một số đồng phạm bàn bạc thành lập Công ty cổ phần Cát Long Hải (Cơng ty Cát Long Hải), có vốn điều lệ 16 tỷ đồng, nhưng thực tế vốn do Hảo đi vay hoặc phát sinh từ việc thuê tài chính với Cơng ty ALC II. Hảo biết một người nước ngoài đang sở hữu một thiết bị lặn tên hiệu Tinro2, sản xuất năm 1975, đang khai thác sử dụng tại Bà Rịa - Vũng Tàu, nhưng thiết bị này khơng có hồ sơ pháp lý, chưa được đăng ký, đăng kiểm về hàng hải.

Để hợp thức thiết bị lặn Tinro2 trở thành tài sản của Công ty Cát Long Hải, tháng 6/2007, Phạm Minh Tuấn, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cát Long Hải (bị can trong vụ án này) đã thuê tàu biển chở thiết bị lặn Tinro2 ra địa phận cảng Hải Phịng, mục đích để lực lượng Hải quan kiểm tra, bắt giữ, sau đó xin mua lại thiết bị lặn Tinro2 thì mới có hồ sơ pháp lý cho thiết bị lặn này, làm cơ sở để đưa thiết bị lặn Tinro2 trở thành tài sản hợp pháp cho Cơng ty Cát Long Hải. Đúng theo tính tốn của Hảo và đồng phạm, thiết bị lặn Tinro2 sau khi bị tạm giữ đã được sung cơng quỹ Nhà nước ở TP Hải Phịng.

Đến tháng 7/2007, thiết bị lặn Tinro2 được cơ quan chức năng Hải Phòng định giá bán 100 triệu đồng. Ngay sau đó Phạm Minh Tuấn đã liên hệ thủ tục để Công ty Cát Long Hải mua lại thiết bị lặn Tinro2 không qua đấu giá với mức giá nêu trên.

Với mục đích là sử dụng thiết bị lặn Tinro2 để xử lý nợ xấu cho 3 Công ty với công ty ALC II, trong đó có Cơng ty Cát Long Hải là "sân sau" của Hảo, Phạm Minh Tuấn và Lê Thị Minh Huệ, nguyên kế tốn trưởng Cơng ty Cát Long Hải (bị can trong vụ án này) đã đặt vấn đề với bị can Hoàng Lộc, giám định viên, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần thẩm định giá Việt Nam (Vivaco) đề nghị Lộc nâng giá trị thiết bị lặn Tinro2 từ 100 triệu đồng lên khoảng 100 tỷ đồng để Công ty Cát Long Hải bán và th tài chính với Cơng ty ALC II.

Mặc dù biết rõ thiết bị lặn Tinro2 không đủ điều kiện để thẩm định giá do khơng có Giấy chứng nhận đăng ký, đăng kiểm, tình trạng kĩ thuật, hư hỏng, không hoạt động được, nhưng Lộc vẫn chỉ đạo bị can Lê Phúc Đức, giám định viên Vivaco lập khống hồ sơ giám định, thẩm định giá, "phù phép" thiết bị lặn Tinro2 còn 85% chất lượng

45

để Lộc ký ban hành Chứng thư thẩm định giá, kết luận thiết bị lặn có trị giá 130 tỷ

Một phần của tài liệu Tội tham ô tài sản theo luật hình sự việt nam (Trang 45 - 57)