Kiến nghị khác

Một phần của tài liệu Tội tham ô tài sản theo luật hình sự việt nam (Trang 66 - 75)

1.4.1 .Quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về chống thamnhũng

2.3. Những kiến nghị cụ thể

2.3.4 Kiến nghị khác

Bên cạnh những kiến nghị về xây dựng pháp luật, kiến nghị trong thực tiễn pháp luật, tác giả mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị khác như sau:

61

Nâng cao vai trò của các cơ quan kiểm toán, thanh tra nội bộ, thanh tra chuyên ngành trong phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng

Để nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý tham ô, tham nhũng, cần có sự kết hợp nhiều biện pháp khác nhau, đặc biệt là sự phối hợp giữa các cơ quan kiểm toán, thanh tra trong điều tra các vụ án tham nhũng. Các hoạt động kiểm toán tài chính và thanh tra nội bộ, thanh tra chuyên ngành nhằm đảm bảo hoạt động của cơ quan, tổ chức đúng pháp luật, qua đó phát hiện các sai phạm trong quản lý tài sản cũng như điều hành hoạt động của các tổ chức, đơn vị để có biện pháp xử lý, điều chỉnh cho phù hợp. Từ hoạt động kiểm tra, kiểm toán này cũng xác định mức độ vi phạm và dấu hiệu phạm tội trong quản lý tài chính để từ đó đề nghị các cơ quan tố tụng điều tra, giải quyết.

Thực tiễn xử lý tội phạm tham ô trong những năm qua cho thấy, nhiều vụ án tham ô lớn được phát hiện và điều tra đều thông qua hoạt động của các cơ quan này, tuy nhiên việc phát huy vai trị của các đơn vị kiểm tốn độc lập và thanh tra trong phát hiện điều tra tội phạm còn nhiều hạn chế; biểu hiện cơ chế phối hợp chưa chặt chẽ dẫn tới nhiều vụ sai phạm có dấu hiệu nhưng chưa được điều tra cụ thể; Việc đưa ra kết luận thanh, kiểm tra còn chậm, đồng thời chuyển đề nghị các cơ quan chức năng tiến hành điều tra sai phạm để khởi tố còn chưa kịp thời dẫn tới cá nhân, tổ chức bị thanh tra có thời gian tẩu tán tài sản, xóa dấu vết hoặc bỏ trốn, gây nên nhiều khó khăn cho cơng tác điều tra, xử lý sau này.

Do vậy, cần nâng cao vai trị của những tổ chức thanh tra, kiểm tốn nhằm phát hiện các dấu hiệu tham ô, tham nhũng, kịp thời tiến hành các biện pháp xử lýtội phạm. Để nâng cao vai trò của các tổ chức này, cần có những quy định chặt chẽ hơn nữa về quyền và trách nhiệm của các đơn vị này trong thanh tra, xử lý các sai phạm về quản lý kinh tế; ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan này dưới sự chỉ đạo của “Ban chỉ đạo Phịng chống tham nhũng” nhằm đảm bảo tính thống nhất trong xử lý tội phạm tham nhũng

Nâng cao vai trị của hệ thống chính trị, vai trị giám sát của cơ quan dân cử, của dư luận xã hội và quần chúng nhân dân

- Vai trò của Đảng

Với tư cách là tổ chức lãnh đạo mọi hoạt động của hệ thống chính trị, lập pháp, hành pháp và tư pháp, Đảng cộng sản Việt Nam phải chịu trách nhiệm trước nhân

62

dân về đảm bảo hoạt động đúng định hướng của mọi tổ chức trong xã hội vàxử lý các vấn đề tham nhũng.

Trong những năm qua, Đảng ta đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết để phòng chống tham nhũng, đặc biệt Nghị quyết Trung ương IV khóa XI với “về những vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay” cũng tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ trong công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng. Tuy nhiên, tệ nạn tham nhũng vẫn đang diễn ra phức tạp, ở nhiều lĩnh vực với mức độ nghiêm trọng hơn, vấn đề xử lý tội phạm tham ô, tham nhũng chưa thực sự quyết liệt; nhiều biểu hiện tham ô, tham nhũng chưa được phát hiện, xử lý; các quy định của pháp luật và quan điểm chỉ đạo của Đảng chưa được thực hiện nghiêm túc.

Do vậy, để giải quyết được vấn nạn tham ô, tham nhũng và phát huy tối đa quan điểm phòng chống tội phạm tham nhũng. Đảng Cộng sản Việt Nam cần quán triệt sâu sắc đến mọi tầng lớp nhân dân về quan điểm phòng chống tham nhũng; thực hiện mạnh mẽ, triệt để việc chống tham nhũng trong Đảng; có chính sách đồng bộ để giải quyết vấn đề này, trong phòng, phát hiện, điều tra và xử lý tội phạm tham ô tham nhũng. Đảng cần thể hiện rõ quyết tâm chống tham nhũng, xử lý tội phạm ở tất cả các lĩnh vực; khơng có vùng cấm đối với tội phạm này; đồng thời chỉ đạo các cơ quan thực hiện chức năng bảo vệ pháp luật nghiêm túc vận dụng các chế tài đểxử lý triệt để tội phạm trên

- Vai trị của Khối Nội chính

Là cơ quan chuyên trách trong công tác bảo vệ nội bộ, bảo vệ Đảng và hoạtđộng của mọi tổ chức trong bộ máy nhà nước, nên khối nội chính có vai trị quan trọng trong đấu tranh chống tội phạm tham nhũng. Với việc tái thành lập các Ban nội chính của Đảng đã khẳng định điều đó. Do vậy, để cùng với các tổ chức khác trong phịng chống tội phạm tham ơ, tham nhũng, các cơ quan này cần:

Tham mưu cho cấp trên, chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động các cơ quan nội chính, nhất là thanh tra, cơng an, viện kiểm sát, tòa án, thi hành án, hải quan,... Đưa vào chương trình kiểm tra, giám sát hằng năm trong việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chính sách, pháp luật về cơng tác nội chính và PCTN nói chung, cơng tác thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án nói riêng, nhất là về các vụ việc, vụ án tham nhũng.

63

Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, pháp luật nhà nước về PCTN đã có, nhất là về trách nhiệm và sự gương mẫu của người đứng đầu; cơng khai, minh bạch; kiểm sốt tài sản, thu nhập; cải cách hành chính; xây dựng các quy định nội bộ; xử lý nghiêm những người có hành vi tham nhũng đã được phát hiện.

Tập trung vào công tác phát hiện, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng. Ban Nội chính cần dựa vào các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán để phát hiện tham nhũng; chủ trì, phối hợp với viện kiểm sát để pháthiện, chuyển cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu tội phạm tham nhũng để xử lý theo quy định. Giám sát, chỉ đạo các cơ quan tố tụng để đôn đốc, tháo gỡ hoặc tham mưu cấp ủy tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong điều tra, truy tố, xét xử, xử lý các vụ việc tham nhũng; tham mưu, định hướng về chủ trương, quan điểm xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận quan tâm.

Tiếp tục rà sốt, hồn thiện các quy chế, quy định nội bộ; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, tiếp nhận, nâng cao chất lượng cán bộ. Tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách để thu hút được số cán bộ có kiến thức, kinh nghiệm, bản lĩnh trong cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án, thanh tra, kiểm tra, các ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng; mạnh dạn, năng động trong tổ chức thực hiện; tăng cường nghiên cứu, học hỏi; bám chức năng, nhiệm vụ, báo tình hình địa bàn để chủ động triển khai các mặt công tác.

- Vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, báo chí

Với khả năng thơng tin mạnh mẽ, rộng khắp, nhanh chóng, báo chí Việt Nam ln ý thức rất rõ trách nhiệm của mình trong phịng, chống tham nhũng.. Mặt khác, Mặt trận tổ quốc là tổ chức để mọi tầng lớp nhân dân bày tỏ quan điểm, phản ánh các vấn đề xã hội lên các cơ quan nhà nước, chính nhờ vai trị của Mặt trận để góp phần tuyên truyền tích cực, phổ biến các quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tham nhũng; đồng thời tác động và giúp đỡ các cơ quan tổ chức thực hiện chức năng bảo vệ pháp luật xử lý tội phạm này. Để phát huy hơn nữa vai trò của các tổ chức này đối với công tác xử lý tham ô tham nhũng, cần làm tốt các nhiệm vụ:

Tuyên truyền phổ biến đường lối, quan điểm, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Phản ánh những thông tin do nhân

64

dân cung cấp về những hiện tượng, sự việc có biểu hiện tham nhũng cho các cơ quan chức năngCung cấp chính xác những vụ việc tham nhũng đang được điều tra, xử lý… tích cực góp phần tạo dư luận xã hội để đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Giám sát, phản biện hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong đấu tranh phịng chống tham nhũng.

Hồn thiện hệ thống pháp luật về quản lý tài sản để hạn chế nguyên nhân điều kiện phạm tội

Trong nhóm tội phạm tham nhũng, tham ơ là hành vi có tỉ lệ cao, đây là hành vi của người nào đó đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý. Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham ô chothấy, nguyên nhân cơ bản dẫn tới hành vi này là do chúng ta không quản lý tài sản nên khơng ngăn chặt được, hơn nữa khơng có căn cứ để buộc tội hành vi tham ô của các đối tượng này. Do vậy, để ngăn ngừa hành vi này, các quy định pháp luật về quản lý tài sản nhà nước phải thật chặt chẽ, đặc biệt là trong quá trình phát triển kinh tế hiện nay nhà nước đang tham gia ở mọi lĩnh vực.

Trong nhiều lĩnh vực thường xảy ra tham ơ thì tài sản nhà nước trong cácdoanh nghiệp nhà nước và nhà nước góp vốn với vai trị điều hành (51% vốn). Vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp chính là cơ sở để hành vi tham ơ diễn ra, bởi theo quy định để cho doanh nghiệp tự định giá, rồi sau đó là tạo ra hội đồng định giá và với những quy định này, móc ngoặc tham ơ có cơ hội thực hiện. Do vậy, về phương pháp xác định giá trị vốn nhà nước trong khi tiến hành cổ phần hóa, cần sớm có quy định chuyển dần từ hội đồng định giá doanh nghiệp sang hình thức đấu giá theo cơ chế thị trường.

Mặt khác, trong quản lý tài sản, các loại tài sản cố định như: đất đai, nhà xưởng có nhiều bất cập; theo của xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa là giá trị quyền sử dụng đất có được tính vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa hay khơng. Trong vấn đề này có hai Nghị định của Chính phủ quy định hai cách khác nhau: Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ban hành ngày 29 tháng 10 năm 2004 quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật đất đai thì quy định giá trị quyền sử dụng đất phải được tính vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa. Tuy nhiên, Nghị định 187 ban hành ngay sau đó thì lại loại trừ giá trị quyền sử dụng đất ra khỏi cổ phần hóa. Đây là ví dụ điển hình cho vấn đề quản lý tài sản của nhà

65

nước; việc ban hành các văn bản quy định về quản lý tài sản trong quá trình chuyển đổi kinh tế nếu khơng chặt chẽ có thể tạo kẽ hở trong cho tội phạm thực hiện hành vi phạm tội của mình.

Thực tiễn các vụ án tham nhũng lớn thời gian qua cho thấy có những lỗ hổng trong quản lý tài sản nhà nước dẫn tới thất thốt tài sản và hành vi tham ơ dễ nảy sinh. Từ việc phân tích các biện pháp quản lý tài sản của nhà nước trong quá trình chuyển đổi, tái cơ cấu hệ thống doanh nghiệp, có thể thấy các văn bản pháp lý trong hoạt động cổ phần hóa chưa đầy đủ, từ nhiều năm nay cổ phần hóa được điều chỉnh bằng các nghị định của Chính phủ. Tuy nhiên, sau nhiều lần bổ sung, sửa đổi các văn bản này vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp với thực tiễn. Do vậy, vấn đề đặt ra cần có văn bản được ban hành với sự tham gia của đông đảo lực lượng có chun mơn và tính pháp lý cao hơn như Quốc hội để q trình cổ phần hóa doanh nghiệp diễn ra đúng luật và hiệu quả hơn, thu hẹp dần "mảnh đất màu mỡ" để người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng địa vị của mình tham ơ tài sản.

Tóm lại, trong cơng tác phịng chống tệ nạn tham ơ, tham nhũng thì vấn đề quản lý tài sản của các đơn vị doanh nghiệp cổ phần là một trong những vấn đề quan trọng. Tuy nhiên chỉ có thể xét xử các vụ án tham ô hiệu quả khi vấn đề quản lý tài sản của xã hội được giải quyết hợp lý; bởi chỉ khi quản lý tài sản của xã hội chúng ta mới có thể nắm được nguồn gốc tài sản của người dân và từ đó có thể sớm tìm ra tài sản bị tham ô; trong nhiều vụ án có dấu hiệu tham ơ nhưng khơng chứng minh được bởi người phạm tội đã tẩu tán tài sản hoặc hợp lý hóa tài sản ở dạng khác, khiến cho cơ quan bảo vệ pháp thiếu căn cứ trong xác định tội danh và đồng thời khó thu hồi tài sản của nhà nước.

Vì vậy, cần thiết phải có những chế tài hợp lý trong quản lý tài sản của cá đơn vị quản lý tài sản công đồng thời phải có biện pháp quản lý tài sản của xã hội nhằm giám sát và phát hiện kịp thời tham ô, tham nhũng.

66

Kết luận chƣơng 2

Nhìn chung, thơng qua việc phân tích, nhận xét, đánh giá các quy định của pháp luật cũng như những ý kiến, bình luận của các nhà nghiên cứu trên bình diện khoa học, Chương 2 đã góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề sau:

Thứ nhất, trình bày tổng quan thực tiễn áp dụng pháp luật đối với tội tham ô tài sản trong giai đoạn từ năm 2013-2017.

Thứ hai, trình bày và phân tích một số hạn chế từ thực tiễn áp dụng pháp luật trong công tác xử lý tội phạm tham ô tài sản.

Thứ ba, từ những hạn chế nêu trên, tác giả đánh giá và đưa ra những kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong công tác xử lý tội phạm tham ô tài sản.

67

KẾT LUẬN

Tham ô tài sản là một tội phạm gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho xã hội. Trong Bộ luật Hình sự năm 2015, tội tham ơ tài sản thuộc nhóm tội phạm tham nhũng, được quy định ngay ở vị trí đầu tiên trong chương các tội phạm về chức vụ. Điều đó phần nào thể hiện quan điểm, chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta thực sự đề cao yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm này. Mặt khác, thực tiễn thời gian qua tội phạm tham ô được phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử luôn chiếm tỷ lệ cao trong các tội phạm tham nhũng đã chứng tỏ mức độ phổ biến, mức độ nghiêm trọng và phức tạp của tội phạm tham ô tài sản.

Do đó, với Luận văn nghiên cứu đề tài “Tội tham ơ tài sản theo Luật Hình sự Việt Nam”, tác giả đã hệ thống lại những kiến thức cơ bản về mặt lý luận của tội tham ô tài sản, những quy định về tội tham ô tài sản theo Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng, của một số quốc gia trên thế giới cũng như trong pháp luật hình sự Việt Nam, phân biệt tội tham ô tài sản với các tội danh có cấu thành tội phạm gần giống, dễ gây nhầm lẫn.

Trên cơ sở lý luận về tội tham ơ tài sản, tác già cũng đã trình bày và phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật đối với công tác điều tra, truy tố, xét xử về tội phạm này. Thông qua thực trạng áp dụng pháp luật trong việc xử lý tội phạm tham ô tài sản trong giai đoạn 2013 – 2017, tác giả thấy rằng công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham ô đạt nhiều kết quả tích cực, thể hiện ở tỷ lệ số vụ án và số bị cáo phạm tội tham ô tài sản ngày càng giảm.

Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc xử lý tội tham ơ tài sản cũng cịn bộc lộ một số mặt hạn chế chẳng hạn như: còn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau trong việc xác định hành vi khách quan, chủ thể và khách thể của tội phạm, chưa thống nhất trong việc áp dụng các tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm

Một phần của tài liệu Tội tham ô tài sản theo luật hình sự việt nam (Trang 66 - 75)