1.4.1 .Quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về chống thamnhũng
2.2. Hạn chế trongthực tiễn áp dụng pháp luật xử lýtội tham ôtài sản
2.2.2 Hạn chế trong quyết định hình phạt
Thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc ra quyết định hình phạt của tội tham ô tài sản cho thấy, năng lực xét xử của cơ quan tư pháp còn hạn chế nên áp dụng hình phạt khơng đúng, khơng thể hiện được tính răn đe đối với tội phạm.
Một ví dụ điển hình là vụ án “tham ơ tài sản tại Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Phú Yên”. Theo bản Cáo trạng, từ đầu năm 2007 đếntháng 11/2009, Việt Nam và Thụy Điển hợp tác thực hiện chương trình SEMLA tại Phú Yên. Trong quá trình triển khai thực hiện chương trình về xây dựng hương ước bảo vệ môi trường tại các xã An Chấn, huyện Tuy An; xã Xuân Thọ 2, thị xã Sông Cầu; xây dựng hệ thống quan trắc môi trường tỉnh, điều tra khảo sát vùng ngập mặn tại huyện Tuy An và thị xã Sông Cầu, với kinh phí hơn 13,5 tỉ đồng. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn vừa là Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh vừa là Giám đốc chương trình này, Nguyễn Kim Phúc đã chỉ đạo, thông đồng với 9 cán bộ dưới quyền lập chứng từ khống, nâng khống chứng từ thanh toán chiếm đoạt hơn 430.000.000 đồng của dự án để chia nhau.
Ngày 17/8/2012, TAND tỉnh Phú Yên đã đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Nguyễn Kim Phúc 3 năm tù giam về tội tham ô tài sản; 2 bị cáo Hà Thượng Trúc và Nguyễn Văn Mẫu mỗi bị cáo 2 năm 6 tháng tù giam; 7 bị cáo còn lại bị tuyên phạt từ 2 năm đến 2 năm 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Ngày 22/11/2012, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng đưa vụ án ra xét xử, chấp nhận kháng cáo của các bị cáo Phúc, Mẫu, Trúc và sửa bản án sơ thẩm. Khi sửa án sơ thẩm, hội đồng xét xử cấp phúc thẩm đã áp dụng điểm c, d khoản 2, khoản 5 Điều 278 BLHS năm 1999; các điểm b, p và s khoản 1 Điều 46 và Điều 47; điểm i, khoản 1 Điều 48, Điều 60 BLHS năm 1999, xử phạt Nguyễn Kim Phúc 3 năm tù cho hưởng án treo, thời hạn thử thách 5 năm tính từ ngày tuyên án phúc thẩm, Hà Thượng Trúc 2 năm 6 tháng tù, cho hưởng án treo, thời hạn thử thách 4 năm 2 tháng 8 ngày tính từ ngày tuyên án, Nguyễn Văn Mẫu 2 năm 6 tháng tù, cho hưởng án treo.
Sau đó Chánh án TAND tối cao Trương Hịa Bình ban hành quyết định hủy toàn bộ bản án phúc thẩm và xét xử lại; cho thấy hành vi phạm tội của các bị cáo là rất
52
nghiêm trọng, thuộc trường hợp được quy định tại các điểm c và d khoản 2, Điều 278 BLHS năm 1999 có khung hình phạt tù từ 7 đến 15 năm. Tuy nhiên, ở phiên xử sơ thẩm, TAND tỉnh Phú Yên đã quá nhấn mạnh đến việc các bị cáo đã khắc phục hậu quả, nhân thân được tặng nhiều giấy khen, bằng khen, các bị cáo bị mắc nhiều bệnh để xử phạt dưới khung hình phạt. Trong đó, bị cáo đứng đầu vụ án chỉ phạt 3 năm tù và chỉ có 3 bị cáo bị phạt tù. Đặc biệt, cấp sơ thẩm lại cho các bị cáo: Võ Văn Dũng, Nguyễn Thị Thanh Vy, Trần Thị Na, Võ Ngọc Tuân, Phan Thị Kim Oanh, Phan Thế Quốc và Lưu Phạm Bá Luân được hưởng án treo là khơng đánh giá đúng tính chất nghiêm trọng của vụ án và hành vi phạm tội của từng bị cáo; nhất là áp dụng không đúng quy định của pháp luật về chế định án treo, chưa thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật và khơng đáp ứng được yêu cầu đấu tranh, phòng chống tội phạm tham ơ tài sản.
Từ việc phân tích vụ án trên cho thấy, Tịa phúc thẩm TANDTC tại Đà Nẵng cũng khơng thấy được sai sót của cấp sơ thẩm để chấp nhận kiến nghị xem xét giám đốc thẩm, mà còn nhận định: “Số tiền các bị cáo chiếm đoạt gần 500 triệu đồng nhưnglà do cộng dồn của nhiều năm (từ năm 2007 đến năm 2009) và chủ yếu nâng khống số ngày, số người đi công tác và các bị cáo khơng phải là đối tượng thối hóa, ăn chơi sa đọa…” nên đã sửa án sơ thẩm cho các bị cáo Phúc, Trúc, Mẫu được hưởng án treo là không đúng với BLHS về chế định áp dụng án treo, khơng đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và tác dụng răn đe, phòng ngừa đối với loại tội này. Ngoài ra, việc cấp phúc thẩm tuyên “Cấm các bị cáo đảm nhiệm chức vụ quản ký kinh tế trong thời hạn 2 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù” là khơng đúng pháp luật. Vì trong trường hợp này, cấp phúc thẩm cần phải tuyên “Cấm các bị cáo đảm nhiệm chức vụ quản lý kinh tế trong thời hạn 2 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật”. Bởi lẽ, theo quy định tại Điều 36 BLHS về cấm đảm nhiệm chức vụ thì thời hạn cấm là từ 1 đến 5 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.
Đây là một vụ án tham ô lớn được xét xử cả 2 cấp nhưng vẫn tồn tại những sai sót trong q trình vận dụng nội dung luật về tội phạm tham ô; cho thấy năng lực xét xử của cơ quan tư pháp còn hạn chế; mặt khác đặt ra các câu hỏi về tính trách nhiệm của các cơ quan phòng chống tham nhũng và những góc khuất trong trấn áp tội phạm liên quan đến chức vụ.
53