Chính sách xử lý đối với tội gián điệp

Một phần của tài liệu Tội gián điệp theo luật hình sự việt nam (Trang 30 - 31)

1.1. Một số vấn đề chung về tội gián điệp

1.1.4. Chính sách xử lý đối với tội gián điệp

Điều 110 BLHS hiện hành quy định 4 khung, trong đó có 3 khung quy định hình phạt và khung 4 quy định về miễn trách nhiệm hình sự. Khung 1 (khung quy định cấu thành cơ bản) quy định phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Khung 2 (khung quy định cấu thành giảm nhẹ) quy định phạt tù từ 5 năm đến 15 năm. Hình phạt trong khung 2 áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng. Khung 3 quy định hình phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với người chuẩn bị thực hiện tội phạm. Quy định ở khung 3 là điểm mới được bổ sung đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội trong quy định tại Điều 110 BLHS năm 2015. Như vậy, tù có thời hạn, tù chung thân và tử hình là những hình phạt chính được nhà làm luật quy định và áp dụng đối với người phạm tội gián điệp. Ngồi hình phạt chính, người phạm tội gián điệp có thể bị áp dụng một số hình phạt bổ sung theo quy định tại Điều 32 và Điều 122 BLHS hiện hành như: bị tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Từ quy định về hình phạt và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm gián điệp, có thể thấy tội gián điệp là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Theo quy định tại khoản 3 điều 110 BLHS năm 2015, người chuẩn bị phạm tội gián điệp phải chịu TNHS. Chuẩn bị phạm tội theo quy định tại Điều 14 BLHS năm 2015 là tìm kiếm, sửa soạn cơng cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này. So với BLHS năm 1999, BLHS năm 2015 đã bổ sung một khoản trong tội gián điệp quy định về trách nhiệm hình sự đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội. BLHS năm 2015 quy định rõ trong 25 tội danh thuộc 04 nhóm tội phạm cụ thể về người có hành vi chuẩn bị phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự. Trên cơ sở đó, lần đầu tiên, BLHS năm 2015 đã quy định một khung hình phạt riêng đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội ngay trong từng điều luật quy định về các tội danh cụ thể, trong đó có tội gián điệp. Quy định khung hình phạt đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội gián điệp trong BLHS năm 2015 là từ 1 năm đến 5 năm. Đối chiếu với quy định của BLHS năm 1999 thì BLHS năm 2015 đã thu hẹp đáng kể phạm vi và mức độ truy cứu TNHS đối với giai đoạn chuẩn bị phạm tội nói chung và người có hành vi chuẩn bị phạm tội gián điệp nói

riêng. BLHS 1999 quy định nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội là khơng q hai mươi năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt khơng q một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.

Tội gián điệp như đã phân tích, là một trong những tội phạm đặc biệt nguy hiểm xâm phạm ANQG. Đối với tội gián điệp, Nhà nước ta ln có đường lối xử lý rất nghiêm khắc và kiên quyết. Bởi lẽ, ổn định và giữ vững ANQG bao giờ cũng là vấn đề sống cịn vơ cùng quan trọng của bất kỳ quốc gia nào. Tuy nhiên, xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo, căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, Nhà nước ta vẫn có chính sách xử lý riêng đối với người phạm tội gián điệp trong trường hợp và điều kiện nhất định. Khoản 4 Điều 110 quy định “Người

đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì được miễn trách nhiệm hình sự về tội này”. Đây là một trong những trường hợp miễn TNHS đặc biệt ngoài

những trường hợp được quy định tại Điều 29 BLHS hiện hành. Theo đó, người phạm tội mặc dù đã nhận lời làm gián điệp nhưng sau đó ăn năn, hối hận, nhận thức được về lỗi lầm của mình hoặc do điều kiện, hồn cảnh dẫn đến việc người đó phạm tội do bị ép buộc, mua chuộc hay bị dụ dỗ mà nhận nhiệm vụ. Nếu họ không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình thì căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhận thấy người phạm tội đã thực sự ăn năn, hối cải nên việc truy cứu trách nhiệm với họ là khơng cịn cần thiết thì họ được miễn TNHS. Miễn TNHS được quy định và áp dụng trong trường hợp này như là một biện pháp nhằm hạn chế áp dụng chế tài đối với người phạm tội gián điệp nhưng vẫn đạt được hiệu quả trong đấu tranh phòng chống tội phạm, thực hiện chính sách phân hóa TNHS và thể hiện phương châm “nghiêm trị kết hợp với khoan hồng”, “trừng trị kết hợp với giáo dục, thuyết phục, cải tạo” trong đường lối xử lý.

Một phần của tài liệu Tội gián điệp theo luật hình sự việt nam (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)