2.2. Một số bất cập trong quy định và áp dụng tội gián điệp theo luật hình sự
2.2.1. Bất cập trong quy định và áp dụng dấu hiệu định tội của tội gián điệp
- Bất cập trong xác định hành vi khách quan:
+ Trong các bản án gián điệp, nhiều trường hợp hành vi khách quan được thực hiện trên thực tế nhưng không được phản ánh trong các bản án như là dấu hiệu định tội danh. Điển hình là hành vi gây cơ sở để hoạt động tình báo, gián điệp chống nước CHXHCNVN; gây cơ sở để hoạt động tình báo, gián điệp theo sự chỉ
đạo của nước ngoài. Chẳng hạn như vụ án T.Q phạm tội gián điệp năm 2005.60
T.Q nhập ngũ ngành công an từ tháng 10/1976 học trung cấp an ninh. Năm 1991, T.Q nghỉ việc theo chế độ 176. Tháng 10/1999 T.Q sang nước ngoài. Trong thời gian này, T.Q bị cơ quan tình báo nước ngồi móc nối, tuyển lựa làm cơ sở gián điệp. Từ tháng 9/1999 đến ngày bị bắt, T.Q đã gặp cơ quan tình báo nước ngồi 28 lần, trong đó có 27 lần thực hiện việc cung cấp, chuyển giao nhiều tài liệu, tin tức quan trọng của Đảng, Nhà nước Việt Nam, cơ cấu tổ chức nhân sự lãnh đạo chủ chốt của tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Công an, Biên phòng tại địa phương. Tuy nhiên, tại bản án hình sự số 13/HSST ngày 25/01/2005, Tịa án nhân dân tỉnh Lạng Sơn dựa vào quy định tại điểm c khoản 1 điều 80 về hành vi “Cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật nhà nước cho nước ngoài” để tuyên phạt T.Q. Tại bản án phúc thẩm số 594/HSPT ngày 26/5/2005 tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm áp dụng điểm c khoản 1 điều 80; điểm p khoản 1, khoản 2 điều 46; điểm g khoản 1 điều 48 BLHS xử phạt T.Q 19 năm tù về tội gián điệp. Hoặc như vụ án N.N.H và V.Đ.T phạm tội gián điệp năm 2007.61 Qua hoạt động hợp tác kinh doanh gỗ, khoáng sản, N.N.H đã bị L.H.H (người của cơ quan tình báo nước ngồi) móc nối. Thơng qua mối quan hệ quen biết với N.H.T (cán bộ một ủy ban cấp Bộ), N.N.H đã thu thập và cung cấp cho nước ngoài nhiều tài liệu quan trọng về tình hình kinh tế, xuất nhập khẩu của Việt Nam. Theo sự chỉ đạo của L.H.H, N.N.H đã móc nối với V.Đ.T cùng thu thập thơng tin và biên soạn tài liệu
60
Bản án 13/2005/HSST ngày 25/01/2005, Tòa án nhân dân Lạng Sơn. Bản án 594/2005/HSPT ngày 26/5/2005, Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội. 61
gởi cho nước ngoài. Cả N.N.H và V.Đ.T đều biết rõ những người nhận tài liệu là người của cơ quan tình báo nước ngồi, đều nhận thức được các tài liệu chúng thu thập, soạn thảo nếu chuyển cho nước ngoài sẽ sử dụng gây hại cho Việt Nam nhưng vẫn quyết tâm thực hiện. Tại bản án hình sự sơ thẩm số 52/2007/HSST ngày 28/6/2007, Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã áp dụng điểm c khoản 1 Điều 80 tuyên phạt N.N.H 7 năm tù và V.Đ.T 6 năm tù về tội gián điệp. Như vậy, trong các trường hợp này, rõ ràng có hành vi gây cơ sở để hoạt động tình báo chống nước CHXHCNVN của cơ quan tình báo nước ngồi, gây cơ sở để nước ngồi hoạt động tình báo theo sự chỉ đạo nước ngồi của công dân Việt Nam, tuy nhiên, các dấu hiệu về hành vi khách quan là dấu hiệu định tội nêu trên không được phản ánh trong các quyết định tố tụng.
+ Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài khảo sát các bản án gián điệp cũng không đề cập đến các hành vi chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc hành vi khác giúp người nước ngồi hoạt động tình báo, phá hoại. Nhóm hành vi này được bổ sung trong BLHS 1985 xuất phát từ đường lối, chính sách đấu tranh chống gián điệp; đặc biệt là gián điệp biệt kích của Mỹ - Ngụy trong cuộc chiến tranh chống đế quốc mỹ, chống các hoạt động xâm nhập gián điệp của các thế lực thù địch và bọn phản động qua biên giới Việt Nam những năm đầu sau giải phóng năm 1975. Xuất phát từ tính chất đặc biệt của các hành vi chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường có vai trị quyết định đến sự thành cơng của các nhiệm vụ gián điệp thời điểm này. Nếu người nào thực hiện những hành vi nêu trên sẽ bị trừng trị nghiêm khắc để phòng ngừa các trường hợp công dân Việt Nam thực hiện hành vi giúp sức cho người nước ngoài hoạt động gián điệp. Tuy nhiên, thời điểm hiện nay, với sự mở cửa hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam, các cơ quan tình báo nước ngồi với nhiều phương thức, thủ đoạn hoạt động hợp pháp, hiện đại khác nhau như tạo vỏ bọc hợp pháp để hoạt động, tuyển lựa công dân Việt Nam hoạt động tình báo và tận dụng tối đa lợi thế của công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để hoạt động, vì vậy những hành vi như chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường không được thực hiện hoặc xử lý trên thực tế.
+ Thực tiễn định tội danh cũng chưa có thống kê cụ thể về trường hợp nào bị xử lý tội gián điệp với hành vi thám báo và phá hoại. Như đã phân tích, tội gián điệp được đặc trưng bởi hành vi hoạt động tình báo, có thể đó là hoạt động thu thập tình báo chiến thuật, hoạt động tình báo chiến lược hoặc các chiến dịch tình báo. Hành vi thám báo và phá hoại cũng được nhà làm luật quy định từ BLHS 1985 xuất phát từ yêu cầu đấu tranh chống tình báo phá hoại và xâm phạm an ninh lãnh thổ của các đối tượng gián điệp biệt kích. Tuy nhiên, hành vi thám báo và phá hoại không được nhắc đến như là hành vi khách quan đặc trưng của tội gián điệp trong giai đoạn hiện nay.
Bởi vì hành vi thám báo và phá hoại được nhà làm luật quy định ở rất nhiều tội danh khác nhau trong BLHS. Chính sự sự giao thoa hành vi “thám báo”, “phá hoại” giữa tội gián điệp với các tội xâm phạm ANQG khác cũng gây rất nhiều khó khăn trong áp dụng pháp luật. Tại điểm a và điểm b của điều 110 BLHS hiện hành quy định thám báo và phá hoại là hành vi khách quan của tội gián điệp. Tuy nhiên, như đã phân tích ở tiểu mục 1.2.1 thuộc chương I, hành vi “phá hoại” còn được quy định trong các tội phạm khác ở chương các tội xâm phạm ANQG gồm: tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội, tội phá hoại chính sách đồn kết lần lượt được quy định lần lượt tại Điều 114, Điều 115, Điều 116 BLHS hiện hành. Hành vi “thám báo” bản chất cũng là hoạt động tình báo trong tội gián điệp hoặc hoạt động xâm phạm an ninh lãnh thổ quy định tội xâm phạm an ninh lãnh thổ. Có thể thấy, việc quy định khơng cụ thể hành vi “thám báo” và “phá hoại” cũng như chưa có văn bản pháp lý nào hiện nay giải thích rõ các hành vi nêu trên đã dẫn đến sự giao thoa, chồng lấn dấu hiệu hành vi khách quan trong các cấu thành tội phạm. Sự giao thoa chồng lấn hành vi này gây khơng ít khó khăn trong việc chứng minh tội phạm và thực tiễn định tội danh tội gián điệp nói riêng và các tội xâm phạm ANQG nói chung. Qua nghiên cứu từ năm 2000 đến 2017 cho thấy, hầu hết các vụ án gián điệp, các đối tượng gián điệp đều bị xét xử chủ yếu bởi hành vi quy định tại điểm c khoản 1 điều 80 BLHS 1999 mà không đề cập đến hành vi “thám báo” hoặc “phá hoại”.
- Bất cập trong xác định dấu hiệu về mối liên hệ với “nước ngoài”
Theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam thì giữa tội gián điệp và một số tội xâm phạm ANQG khác chưa có ranh giới phân định rõ ràng về dấu hiệu mối liên hệ với “nước ngoài” dẫn đến nhiều bất cập trong nhận thức, áp dụng pháp luật.
Trường hợp thứ nhất: Vụ án P.H.S phạm tội gián điệp xảy ra tại Hà Nội năm
2002.62 Trong khoảng thời gian từ 12/2001 đến tháng 3/2002, P.H.S thu thập nhiều
thơng tin, tài liệu có liên quan đến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam và trao đổi với số đối tượng phản động lưu vong ở nước ngoài để chúng sử dụng chống Nhà nước Việt Nam. P.H.S đã trực tiếp thu thập thông tin, tài liệu tán phát trên mạng internet và gởi ra nước ngoài cho tổ chức phản động lưu vong “THDCĐN” do N.G.K cầm đầu. Sau khi nhiều lần nhận được tài liệu của P.H.S, các đối tượng phản động lưu vong ở nước ngoài như T.N, N.P.L, B.Đ.T đã chỉ đạo P.H.S cách thức hoạt động cũng như chuyển tiền để P.H.S và các đối tượng trong nước hoạt động chống chính quyền nhân dân. P.H.S đã bị tịa án nhân dân Hà Nội xét xử về tội gián điệp theo điểm c khoản 1 Điều 80 BLHS 1999 với mức án 5 năm
62
tù giam. Trong trường hợp này, tổ chức phản động “THDCĐN” và nhóm người Việt lưu vong ở nước ngồi có hoạt động chống chính quyền nhân dân Việt Nam được xem “nước ngoài” trong tội gián điệp.
Trường hợp thứ hai: Bản Kết luận điều tra của Cơ quan ANĐT Cơng an Tp. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ quá trình phạm tội của bị can N.Đ.Q. Ngày 17/3/2003, Cơ quan ANĐT Cơng an Tp. Hồ Chí Minh đã có quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam N.Đ.Q về tội “Gián điệp” khi có hành vi thu thập và cung cấp thơng tin, tài liệu cho nước ngồi nhằm chống chính quyền nhân dân. Cụ thể là thu thập, soạn thảo các tài liệu về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước để tán phát các tài liệu cho một số người ở trong nước và thông qua internet để truyền ra nước ngồi, trong đó N.Đ.Q trực tiếp gửi ra nước ngồi cho tổ chức phản động lưu vong “CTND” của N.Q.Q (là anh ruột ông N.Đ.Q) ở nước ngồi nhằm xun tạc chính sách tự do tơn giáo, tự do báo chí của Nhà nước, tạo nên những nhầm tưởng về tình hình bất ổn ở Việt Nam, gây cản trở công cuộc phát triển kinh tế - xã hội cũng như quá trình hội nhập kinh tế thế giới của đất nước. Căn cứ bắt và khởi tố bị can vì N.Đ.Q có dấu hiệu tội phạm căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 80 BLHS 1999:
“Cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài; thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước CHXHCN Việt Nam”. Tuy nhiên, ngày 24/5/2004, Cơ quan ANĐT Công an
Tp.HCM đã ra quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can, từ tội “gián điệp” sang
tội “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”63. Trong trường hợp
này, nếu xác định tổ chức phản động lưu vong “CTND” là “nước ngồi” thì hồn tồn có cơ sở pháp lý để xử lý N.Đ.Q về tội gián điệp.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công dân Việt Nam tại nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam có thể đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam và không phải từ bỏ quốc tịch nước ngồi. Q trình thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, trên thực tế đã có tình trạng công dân Việt Nam định cư ở một số nước mà ở đó khi nhập quốc tịch nước sở tại không bắt buộc phải thôi quốc tịch Việt Nam, dẫn đến số lượng khá đông người Việt Nam định cư ở nước ngồi có hai quốc tịch. Chẳng hạn, các trường hợp nêu trên khi các tổ chức phản động lưu vong người Việt ở nước ngồi thu thập thơng tin, tài liệu thuộc bí mật Nhà nước hoặc tin tức, tài liệu khác nhằm sử dụng chống chính quyền nhân dân hoặc cơng dân Việt Nam thu thập thông tin, tài liệu thuộc bí mật Nhà nước hoặc tin tức, tài liệu khác để cung cấp cho các tổ chức phản động lưu vong người Việt ở nước ngồi nhằm chống chính quyền nhân dân thì
63
Công an Thành phố Hồ Chí Minh, Cơ quan ANĐT, số 128/KLĐT ngày 30/5/2004, vụ án Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam do N.Đ.Q thực hiện, tr 6 – 7.
bị xử lý về tội gián điệp nếu xác định cá nhân, tổ chức phản động người Việt ở nước ngoài là dấu hiệu “nước ngoài” trong tội gián điệp. Nghiên cứu Luật quốc tịch năm 2008, Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 cũng khơng quy định hoặc giải thích rõ về dấu hiệu “nước ngồi”.
Như vậy, trong nhiều trường hợp, nhận thức, đánh giá và áp dụng dấu hiệu về mối liên hệ với “nước ngồi” trong tội gián điệp khơng thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.
2.2.2. Bất cập trong quy định và áp dụng tình tiết định khung về tội gián điệp
Qua nghiên cứu, trong tội gián điệp, tình tiết định khung giảm nhẹ “phạm tội
trong trường hợp ít nghiêm trọng” chưa có sự thống nhất trong nhận thức và áp dụng
pháp luật vì chưa có văn bản giải thích chính thức từ phía các cơ quan có thẩm quyền. Vì quy định của luật cịn khái quát nên công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm gián điệp trên thực tiễn còn vướng mắc, bất cập, nhất là những trường hợp cần thực hiện chính sách khoan hồng đối với người phạm tội. Chẳng hạn như trong bản án phúc thẩm số 31/2008/HSPT ngày 04/6/2008 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã nhận thấy: hành vi phạm tội mà bị cáo N.X.T thực hiện đã xâm phạm tới ANQG, mang tính chất đặc biệt nghiêm trọng nên phải xử phạt nghiêm khắc mới có tác dụng giáo dục và phịng ngừa chung. Mức phạt đã tuyên trong bản án sơ thẩm đối với bị cáo N.X.T là 5 năm tù. Khi xử phạt bị cáo N.X.T mức hình phạt dưới mức khởi điểm của khoản 1 Điều 80 BLHS năm 1999 trong khi bị cáo N.X.T khơng có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 BLHS để được áp dụng Điều 47 BLHS
năm 1999 là một thiếu sót của bản án sơ thẩm cần được rút kinh nghiệm64
. Hoặc như bản án sở thẩm 109/2018/HSST ngày 12/2/2018 của TAND Tp. Hồ Chí Minh xét xử bị cáo N.H.D thì lại đánh giá: khi lượng hình Hội đồng xét xử có xem xét thái độ của bị cáo khai báo thành khẩn, tỏ ra ăn năn hối cải, nhân thân bị cáo phạm tội lần đầu và chưa có tiền án, tiền sự, đặc biệt hậu quả vụ án được ngăn chặn kịp thời nên các tài liệu bị cáo thu thập chưa bị phát tán, do vậy cần xem xét hậu quả vụ án có phần hạn
chế.65 Những tình tiết được đánh giá nêu trên được Hội đồng xét xử ghi nhận là các
tình tiết giảm nhẹ TNHS cho N.H.D. Trên cơ sở đó, Tịa án đã tun phạt N.H.D 7 năm tù về tội gián điệp tại điểm c khoản 1 BLHS 1999. 7 năm tù cũng là mức án dưới mức khởi điểm của Khoản 1 và nằm trong khoản 2. Tuy nhiên, trong trường hợp này, tịa án lại khơng áp dụng tình tiết định khung tại khoản 2 “phạm tội trong trường hợp
ít nghiêm trọng” mặc dù có những tình tiết được đánh giá là phạm tội trong trường
hợp ít nghiêm trọng nêu trên.
64
Bản án 391/2008/HSPT ngày 04/6/2008, Tòa Tòa án nhân dân tối tại Hà Nội.
65
2.2.3. Bất cập trong quy định hình phạt và quy định miễn trách nhiệm hình sự về tội gián điệp
Như đã phân tích, thực tiễn áp dụng hình phạt và các biện pháp miễn giảm