Tội gián điệp trong Bộ luật hình sự Liên bang Nga

Một phần của tài liệu Tội gián điệp theo luật hình sự việt nam (Trang 39 - 40)

1.3. Quy định của pháp luật hình sự một số nước về tội gián điệp

1.3.2. Tội gián điệp trong Bộ luật hình sự Liên bang Nga

BLHS Liên Bang Nga quy định tội gián điệp tại Điều 276 chương 29 – Các tội xâm phạm hiến pháp và ANQG 37. Tội gián điệp trong BLHS Liên Bang Nga quy định các hành vi khách quan bao gồm: chuyển giao, thu thập, đánh cắp hay tàng trữ nhằm mục đích chuyển cho nước ngoài, tổ chức nước ngoài hay đại diện của những tổ chức đó những tin tức bí mật Nhà nước, cũng như chuyển giao hay thu thập theo nhiệm vụ của tình báo nước ngồi những tin tức khác để sử dụng gây thiệt hại đến an ninh đối ngoại của Liên Bang Nga. Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Bộ luật này quy định chủ thể của tội phạm là người có quốc tịch nước ngồi hoặc người khơng có quốc tịch thực hiện hành vi nêu trong mặt khách quan của tội phạm. Công dân Liên bang Nga thực hiện hành vi nêu trên

36

Hồ Thế Hòe, Lê Nguyễn Thị Ngọc Lan (2013), tlđd (9). 37

Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Bộ luật hình sự Liên Bang Nga, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 514-515.

không phải là chủ thể của tội phạm này. Hình phạt quy định cho tội gián điệp trong BLHS Liên Bang Nga là phạt tù từ mười đến hai mươi năm.

Tội gián điệp trong pháp luật Việt Nam và Liên Bang Nga có nhiều điểm tương đồng, cụ thể như: tội gián điệp là loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm ANQG; tội phạm này có cấu thành hình thức nên dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của tội gián điệp chỉ bao gồm hành vi phạm tội, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm; tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp và đều có mục đích xâm phạm đến ANQG. Pháp luật hình sự của hai quốc gia đều có những chế tài nghiêm khắc dành cho tội gián điệp.

Bên cạnh những điểm tương đồng, quy định về cấu thành tội gián điệp của Việt Nam và Liên Bang Nga cũng có nhiều điểm khác biệt. Xét về nội dung, quy định về tội phạm này trong BLHS Liên Bang Nga ngắn gọn hơn so với BLHS Việt

Nam. Trong BLHS Liên bang Nga không mô tả hành vi “phá hoại, gây cơ sở để

hoạt động tình báo, phá hoại” hoặc hành vi “chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc có hành vi khác giúp người nước ngồi hoạt động tình báo, phá hoại” như trong

Điều 110 BLHS Việt Nam. Về chủ thể của tội phạm có những nét khác biệt như: BLHS Liên bang Nga quy định chủ thể của tội gián điệp chỉ là người nước ngồi và người khơng có quốc tịch. Nếu cơng dân Liên Bang Nga làm gián điệp cho nước ngồi hoặc có hành vi chuyển giao bí mật Nhà nước hoặc có bất kỳ hành vi nào khác giúp người nước ngoài hay tổ chức nước ngoài tiến hành hoạt động thù địch gây thiệt hại đến an ninh đối ngoại của Liên Bang Nga thì bị xử lý theo Điều 275 về tội phản bội tổ quốc. Về hình phạt, BLHS Việt Nam có sự phân chia khung hình phạt đối với điều luật cụ thể hơn so với pháp luật Liên Bang Nga. Trong khi Việt Nam quy định 03 khung hình phạt dành cho tội phạm này thì Liên Bang Nga chỉ quy định một khung hình phạt là phạt tù từ mười đến hai mươi năm.

Một phần của tài liệu Tội gián điệp theo luật hình sự việt nam (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)