1.2. Phân biệt tội gián điệp với một số tội phạm khác theo Luật Hình sự
1.2.1. Phân biệt tội gián điệp với một số tội xâm phạm an ninh quốc gia
Các tội phạm xâm phạm ANQG là những hành vi do người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Căn cứ vào điều kiện, tình hình cụ thể của Việt Nam và quốc tế trong điều kiện lịch sử cụ thể, đồng thời dựa trên kinh nghiệm đấu tranh phòng, chống các tội
phạm xâm phạm ANQG cũng như kinh nghiệm lập pháp hình sự trong lĩnh vực này, BLHS nước ta đã quy định từ Điều 108 đến Điều 121, 14 tội danh khác nhau thuộc chương Các tội xâm phạm ANQG, gồm các tội danh: Tội phản bội Tổ quốc (Điều 108), Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 109), Tội gián điệp (Điều 110), Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ (Điều 111), Tội bạo loạn (Điều 112), Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 113), Tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 114), Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội (Điều 115), Tội phá hoại chính sách đồn kết (Điều 116), Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 117), Tội phá rối an ninh (Điều 118), Tội chống phá cơ sở giam giữ (Điều 119), Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngồi nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 120), Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 121). Các tội xâm phạm ANQG có nhiều điểm chung phản ánh bản chất của nhóm tội phạm này. Việc phân biệt tội gián điệp với các tội xâm phạm ANQG khác khơng chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà cịn có ý nghĩa lớn về thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự.
- Phân biệt tội gián điệp với tội phản bội Tổ quốc
BLHS năm 2015 quy định công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước CHXHCNVN, tiềm lực quốc phịng an ninh thì bị xử lý về tội phản bội tổ quốc. Tội gián điệp và tội phản bội Tổ quốc là hai tội xâm phạm ANQG được quy định lần lượt tại Điều 110 và Điều 108 BLHS. Hai tội này có nhiều điểm tương đồng nên có thể dẫn đến một số khó khăn trong nhận thức và áp dụng. Dựa trên tìm hiểu cấu thành tội phạm của từng tội phạm cụ thể, tác giả so sánh và rút ra những điểm giống và khác nhau giữa hai tội phạm trên như sau:
+ Điểm giống nhau: Hai tội phạm này có cùng khách thể loại là sự an tồn, vững mạnh của chính quyền nhân dân; cùng dấu hiệu về mặt chủ quan là tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp; có cùng mục đích chung là nhằm chống chính quyền nhân dân; cả hai tội phạm nêu trên đều có yếu tố nước ngồi.
+ Điểm khác nhau:
Thứ nhất, hai tội phạm này khác nhau về chủ thể, chủ thể của tội phản bội Tổ quốc chỉ là công dân Việt Nam, còn chủ thể của tội gián điệp là bất kì ai đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự.
Thứ hai, phân biệt yếu tố nước ngoài trong tội gián điệp và tội phản bội tổ quốc. Đối với tội phản bội Tổ quốc thì mặt khách quan được thể hiện ở hành vi
công dân Việt Nam “câu kết” với nước ngoài. Yếu tố nước ngoài của tội gián điệp được thể hiện thông qua hành vi hoạt động tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo phá hoại chống Việt Nam của người nước ngồi hoặc cơng dân Việt Nam gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài... Theo hướng dẫn trong Nghị quyết NQ/04-HĐTPTANDTC của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 29/11/1986, hành vi “câu kết với nước ngoài” trong tội phản bội Tổ quốc được thể hiện như: bàn bạc với người nước ngồi về mưu đồ chính trị và các mặt khác như: kế hoạch, tổ chức, hình thức hoạt động…; nhận sự giúp đỡ của nước ngoài như: tiền của, vũ khí hoặc mọi lợi ích vật chất
khác…; hoạt động dựa vào thế lực nước ngoài hoặc tiếp tay cho nước ngoài31
. Về nội dung, “câu kết” trong tội phản bội Tổ quốc được biểu hiện dưới những dạng hoạt động cụ thể như: bàn bạc với nước ngoài để chống lại Việt Nam; nhận sự giúp đỡ của nước ngoài hoặc dựa vào thế lực nước ngoài để xâm hại tới độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ chính trị của Việt Nam. Chính vì vậy, hình thức “câu kết” trong tội phản bội Tổ quốc phải là sự liên kết giữa hai thế lực chống đối, một bên là nước ngoài, một bên là thế lực chống đối trong nước. Đối với tội gián điệp, yếu tố nước ngoài thể hiện ở việc chủ thể là công dân Việt Nam nhận sự chỉ đạo của tổ chức, nhân viên tình báo nước ngồi hoặc cá nhân, tổ chức khác ở nước ngoài và hoạt động theo sự chỉ đạo của chúng.
Thứ ba, là phạm vi hoạt động của gián điệp rất rộng, bao trùm tất cả các lĩnh vực (chính trị, kinh tế, nhân sự, khoa học công nghệ...) và mức độ nguy hại của hành vi gián điệp tùy thuộc vào mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các quốc gia. Tội gián điệp nhằm xâm phạm đến sự vững mạnh của chính quyền nhân dân, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh đối ngoại của Việt Nam. Trong khi đó, Hiến pháp quy định “Phản bội tổ quốc” là tội nặng nhất. Tội phản bội tổ quốc do công dân Việt Nam thực hiện nhằm mục đích thay đổi chế độ, xâm hại trực tiếp đến sự tồn tại của chính quyền nhân dân. Nếu hành vi gián điệp do công dân Việt Nam thực hiện có câu kết với nước ngồi nhằm lật đổ chính quyền nhân dân thì phải bị xử lý về tội phản bội tổ quốc.
- Phân biệt tội gián điệp với tội xâm phạm an ninh lãnh thổ
Hành vi của tội xâm phạm an ninh lãnh thổ được luật quy định một cách rất khái quát. Từ quy định của điều luật32 và dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội xâm phạm an ninh lãnh thổ có thể rút ra hành vi khách quan của tội phạm này như sau:
31
Nghị quyết 04/1986/NQ-HDTPTANDTC Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự ngày 29/11/1986.
32
Một là, hành vi xâm nhập lãnh thổ và có hành động gây phương hại cho an ninh lãnh thổ. Điểm nổi bật của hành vi này là hoạt động mang tính vũ trang. Các đối tượng phạm tội từ bên ngoài xâm nhập trái phép vào lãnh thổ Việt Nam để thực hiện một số hoạt động nhất định như phá hoại cầu đường, kho tàng, bắt cóc cán bộ và khai thác tài liệu, thu thập tin tức tình báo chiến thuật, đánh cướp tù binh…
Hai là, hành vi làm sai lệch đường biên giới quốc gia. Thông thường để thực hiện hành vi này, người phạm tội phải xâm nhập vào biên giới lãnh thổ Việt Nam. Khi dịch chuyển cột mốc biên giới vào đất Việt Nam, người phạm tội đã xâm nhập trái phép lãnh thổ. Với hành vi này, can phạm có thể thực hiện bằng biện pháp vũ trang, bán vũ trang hoặc có thể lén lút, bí mật thực hiện khơng cần sử dụng biện pháp vũ trang, vũ khí hỗ trợ.
Ba là, hành vi khác gây phương hại cho an ninh lãnh thổ. Hành động khác ở đây có thể là bất kỳ hoạt động nào gây phương hại cho an ninh lãnh thổ mà không phải hai hành vi kể trên. Hành động khác có thể là từ vùng biển, vùng trời, vùng đất liền bên ngoài biên giới pháo kích vào lãnh thổ Việt Nam. Hoạt động khác ở đây cũng có thể là hành vi của những người đồng phạm.
Có thể thấy, tội gián điệp và tội xâm phạm an ninh lãnh thổ giống và khác nhau ở những điểm sau đây:
Điểm giống nhau: Về chủ thể của tội phạm đều có thể do nhân viên cơ quan tình báo nước ngồi, các đối tượng là các cá nhân, tổ chức từ nước ngoài xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam. Cả hai điều luật đều quy định thám báo là dấu hiệu định tội trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm. Trường hợp các đối tượng gián điệp hoạt động dưới hình thức thám báo thì biểu hiện hành vi tương tự như tội xâm phạm an ninh lãnh thổ.
Điểm khác nhau giữa hai tội này là hành vi xâm phạm an ninh lãnh thổ chủ yếu xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam bất hợp pháp, hoạt động mang tính vũ trang, và có thể được thực hiện bởi bọn gián điệp biệt kích; cịn đối tượng gián điệp thơng thường xâm nhập bằng đường hợp pháp (thông qua vỏ bọc hợp pháp) hoặc bất hợp pháp, nguyên tắc hoạt động bí mật, khơng mang tính vũ trang. Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ thường xảy ra trong thời chiến, hoặc khi có tranh chấp biên giới lãnh thổ giữa hai quốc gia; còn tội gián điệp được thực hiện trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. Các mặt hoạt động của thám báo chủ yếu là thu thập tình báo chiến thuật, phá hoại cơ sở vật chất kỹ thuật, kho tàng, thiết bị quan trọng về an ninh, quân sự của đối phương. Nếu bọn thám báo hoạt động thu thập tin tức tình báo thì về bản chất đó là hoạt động tình báo trong tội gián điệp; cịn trường hợp xâm nhập lãnh thổ và
có hành vi làm phương hại cho an ninh lãnh thổ quốc gia (hoạt động kiểu gián điệp biệt kích) thì bản chất pháp lý của hành vi này là xâm phạm an ninh lãnh thổ.
- Phân biệt tội gián điệp với một số tội phạm xâm phạm An ninh quốc gia mà
có sự giao thoa về hành vi phá hoại
Hành vi phá hoại được bổ sung vào mặt khách quan của cấu thành tội gián điệp từ BLHS năm 1985. Bên cạnh quy định “phá hoại” là hành vi khách quan của tội gián điệp, hành vi này còn được quy định trong các tội phạm xâm phạm ANQG khác như: Tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 114), Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội (Điều 115), Tội phá hoại chính sách đồn kết (Điều 116). Để phân biệt tội gián điệp với các tội phạm có sự giao thoa về hành vi phá hoại nêu trên cần nắm vững quy định hành vi phá hoại trong các điều luật như sau:
Một là, tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định hành vi phá hoại cơ sở vật chất – kĩ thuật trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học – kĩ thuật, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phịng. Hành vi phá hoại ở đây có thể là hành vi hủy hoại tồn bộ hoặc làm hư hỏng một phần bằng các phương tiện, công cụ và phương thức, thủ đoạn khác nhau đối với các đối tượng thuộc cơ sở vật chất – kĩ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hai là, tội phá hoại việc thực hiện chính sách kinh tế - xã hội quy định hành vi cản trở việc thực hiện chính sách kinh tế - xã hội bằng bất kỳ thủ đoạn nào. Hành vi cản trở việc thực hiện các chính sách này có thể thể hiện dưới các dạng hành vi cụ thể khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh, địa vị pháp lý của chủ thể đối với chính sách cần thực hiện như trì hỗn việc triển khai thực hiện, triển khai thực hiện không đúng, khơng thực hiện, lơi kéo, kích động người khác phá hoại chính sách.
Ba là, trong tội phá hoại chính sách đoàn kết, gồm các hành vi sau: Hành vi chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với lực lượng vũ trang, với chính quyền nhân dân, với các tổ chức xã hội; Hành vi gây hằn thù, kì thị, chia rẽ dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; Hành vi gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, chia rẽ các tín đồ tơn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức xã hội; Hành vi phá hoại việc thực hiện chính sách đồn kết quốc tế. Những hành vi trên có thể là hành vi kích động, lơi kéo, lừa dối hoặc uy hiếp người khác có hành vi tạo ra sự chia rẽ toàn dân, chia rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo, chia rẽ giữa Nhà nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam với các nhà nước, các dân tộc khác và các tổ chức quốc tế.
Từ phân tích nêu trên có thể rút ra những điểm giống và khác nhau của các tội phạm nêu trên như sau:
Điểm giống nhau: Các tội trên đều quy định phá hoại là hành vi khách quan trong cấu thành tội phạm; chủ thể của tội phạm đều là người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự; lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp; mục đích mà người phạm tội thực hiện là nhằm chống chính quyền nhân dân.
Điểm khác nhau cơ bản giữa các tội phạm trên là ở đối tượng tác động của tội phạm. Đối với tội phá hoại việc thực hiện chính sách kinh tế - xã hội có thể là tất cả các chính sách của Nhà nước nhằm đạt mục đích nhất định về kinh tế, về xã hội. Đối với tội phá hoại cơ sở vật chất – kĩ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ sở vật chất – kỹ thuật thuộc các lĩnh vực khác nhau như trụ sở các cơ quan nhà nước; hệ thống, thiết bị, phương tiện phục vụ an ninh quốc phòng; nhà máy, hầm mỏ; trụ sở các cơ quan nghiên cứu, các phịng thí nghiệm; các bảo tàng, khu di tích lịch sử, các bệnh viện, trường học… Đối với tội phá hoại chính sách đồn kết là chính sách của Nhà nước trên các lĩnh vực đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đồn kết tơn giáo và đoàn kết quốc tế. Tuy nhiên, tội gián điệp không quy định đối tượng bị phá hoại. Đối tượng tác động của tội gián điệp có thể là bất kỳ đối tượng nào của các tội phạm nêu trên. Nếu tên gián điệp thực hiện một trong các hành vi phá hoại nêu trên thì chỉ bị xử lý về một tội gián điệp.