Một số thuận lợi, khó khăn từ thực tiễn xử lý tội phạm gián điệp

Một phần của tài liệu Tội gián điệp theo luật hình sự việt nam (Trang 50 - 56)

2.1. Thực tiễn áp dụng quy định về tội gián điệp theo luật hình sự Việt Nam

2.1.2. Một số thuận lợi, khó khăn từ thực tiễn xử lý tội phạm gián điệp

- Thứ nhất, đánh giá một số thuận lợi:

Gián điệp là hoạt động bất hợp pháp, gây nguy hại nghiêm trọng đến sự ổn định, vững mạnh về chính trị, kinh tế, xã hội và chủ quyền quốc gia. Vì vậy, ngay từ khi giành được chính quyền, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đấu tranh, xử lý với loại tội phạm này, qua việc ban hành nhiều văn bản pháp luật thể hiện chính sách xử lý nghiêm khắc đối với những người có hành vi phạm tội gián điệp. Ngày 30/10/1967, Nhà nước ta ban hành Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng, trong đó quy định tội gián điệp. Ngày 28/6/1985, BLHS đầu tiên của nước ta được thông qua, trong đó tội gián điệp được quy định tại Điều 74 trong phần Các tội phạm, mục I – các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm ANQG thuộc chương I – Các tội xâm phạm ANQG. Qua các lần sửa đổi, bổ sung, về cơ bản tội gián điệp khơng có nhiều sự thay đổi. Đến nay, khi nghiên cứu BLHS năm 2015 nhận thấy rằng tội

50

Bản án 376/2007/HSST ngày 06/11/2007, Tòa án nhân dân Lào Cai. 51

gián điệp đã được nhà làm luật tiếp tục hoàn thiện, phản ánh quan điểm nhất quán của Nhà nước ta nghiêm trị đối với loại tội phạm này. Quy định tội gián điệp trong luật hình sự là cơ sở pháp lý quan trọng, thống nhất cho việc đấu tranh, xử lý hành vi nguy hiểm xâm phạm ANQG nói chung và tội phạm gián điệp nói riêng.

Trong các Cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát, Tịa án, cán bộ làm cơng tác bảo vệ pháp luật đều được giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng lập trường quan điểm, bản lĩnh chính trị, có trình độ chun mơn; chấp hành, qn triệt tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có tinh thần kiên quyết đấu tranh, trấn áp tội phạm; nhiều cán bộ có kinh nghiệm trong điều tra, truy tố, xét xử tội phạm gián điệp. Thời gian qua, công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm gián điệp cũng đã có nhiều thành cơng và hiệu quả nhất định. Kết quả xử lý các vụ án gián điệp về cơ bản đã đảm bảo tuân thủ nghiêm các nguyên tắc và quy định của pháp luật, không để xảy ra tình trạng oan sai; góp phần có hiệu quả trong đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn và răn đe đối với những cá nhân, tổ chức có âm mưu, hành động gián điệp xâm phạm ANQG Việt Nam.

Trong quá trình đấu tranh với tội phạm gián điệp, cơ quan có thẩm quyền đã áp dụng các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật để thu thập, củng cố thông tin, tài liệu chứng minh về hành vi vi phạm pháp luật hình sự của đối tượng. Đa số các vụ án gián điệp đã trải qua quá trình đấu tranh của lực lượng chuyên trách chống gián điệp. Những thông tin, tài liệu phản ánh hành vi phạm tội của các đối tượng được thu thập, tích lũy ở các giai đoạn đấu tranh khác nhau nên hồ sơ, tài liệu, chứng cứ ban đầu khá đa dạng, phản ánh tương đối khách quan về hoạt động phạm tội của chủ thể tội phạm, đã tạo điều kiện thuận lợi cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tịa án áp dụng pháp luật hình sự trong xử lý người phạm tội. Sau khi thống nhất ý kiến phối hợp, chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền và khi thời điểm thuận lợi thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tịa án tiến hành khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử theo quy định của pháp luật. Vì vậy, tỉ lệ án kết thúc điều tra, đề nghị truy tố, xét xử đạt tỷ lệ cao cả về số vụ và số bị can. Đa số các vụ án gián điệp đều có sự thống nhất cao của các cơ quan tiến hành tố tụng trong xác định tình tiết định tội, định khung cũng như áp dụng hình phạt và các biện pháp tha miễn TNHS.

Việc xử lý loại án gián điệp liên quan mật thiết đến hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và quan hệ đối ngoại của Nhà nước ta với các chủ thể quốc tế. Xuất phát từ tính chất đặc biệt của tội phạm gián điệp nên quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án gián điệp thường có sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy, lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Đồng thời, đây cũng là yêu cầu

đòi hỏi các Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tịa án trong q trình điều tra, truy tố, xét xử ln thận trọng, khách quan, đồng thời luôn chủ động, tập trung lực lượng, phương tiện để điều tra, khám phá nhanh chóng, xử lý kịp thời, linh hoạt các vụ án gián điệp, không để xảy ra những hậu quả nghiêm trọng cho ANQG Việt Nam. Công tác xử lý các vụ án gián điệp luôn bám sát phục vụ tốt các yêu cầu chính trị, đối ngoại, thực hiện nghiêm các ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; cấp ủy, lãnh đạo của các cơ quan Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án các cấp. Hoạt động trao đổi, phối hợp, xử lý thông tin giữa Cơ quan ANĐT và các lực lượng chuyên trách cũng như giữa Cơ quan ANĐT, Viện Kiểm sát, Tòa án được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục nên quá trình điều tra, truy tố, xét xử đảm bảo chặt chẽ, thống nhất, hiệu quả và đảm bảo được các yêu cầu đặt ra.

- Thứ hai, đánh giá một số khó khăn:

Đánh giá q trình áp dụng pháp luật qua kết quả thống kê các vụ án, bị can, bị cáo bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử cho thấy chưa phản ánh hết được thực tiễn hoạt động phạm tội này. So với các tội phạm khác thì tội gián điệp là loại tội phạm có tính chất đặc biệt. Hiện nay, tình hình tội phạm gián điệp ở Việt Nam có diễn biến phức tạp, với tính chất và mức độ nguy hiểm ngày càng gia tăng. Để phục vụ cho đường lối, chính sách chính trị, kinh tế, đối ngoại của mình, nhiều quốc gia ngày càng tăng cường các hoạt động tình báo, gián điệp chống Việt Nam. Các hoạt động xâm nhập gián điệp, tuyển lựa cơ sở gián điệp, thu thập tình báo, phá hoại, liên lạc gián điệp được tiến hành trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, các cá nhân, tổ chức nước ngoài tiếp tục tăng cường các hoạt động thu thập tin tức, tài liệu về Việt Nam, đẩy mạnh các hoạt động xâm nhập nội bộ, móc nối, tuyển lựa cơ sở gián điệp là công dân Việt Nam với nhiều phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, nguy hiểm hơn để phục vụ cho âm mưu, hoạt động chống Việt Nam.52 Mặc dù vậy, tội phạm gián điệp ở nước ta bị xử lý hình sự rất ít, có những trường hợp khơng xử lý hoặc khơng xử lý được người phạm tội gián điệp.

Một là, tội phạm gián điệp ln có sự chỉ đạo, móc nối của cá nhân, tổ chức

nước ngồi, đặc biệt là các tổ chức, cá nhân thuộc chính phủ của các quốc gia nên việc điều tra, truy tố, xét xử vụ án gián điệp có liên quan trực tiếp đến yêu cầu chính trị và quan hệ ngoại giao của Việt Nam với các quốc gia. Thực tiễn áp dụng pháp luật cho thấy, từ khi người phạm tội gián điệp bị phát hiện, mạng lưới gián điệp bị bóc gỡ, từ giai đoạn cơ quan điều tra tiến hành củng cố hồ sơ, tài liệu, chứng cứ để khởi tố, điều tra vụ án hình sự thì cá nhân, tổ chức, trong đó có cả chính phủ nước ngồi đã có

52

Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Cơng An (2018), Báo cáo tình hình, kết quả công tác an ninh điều tra năm

những hành vi can thiệp, tác động. Vì vậy, quá trình xử lý các vụ án gián điệp, các cơ quan tiến hành tố tụng gặp nhiều khó khăn khơng chỉ phải xử lý người phạm tội theo yêu cầu pháp luật mà còn đáp ứng linh hoạt các yêu cầu về chính trị, ngoại giao trong từng thời điểm lịch sử cụ thể. Quá trình xử lý phải cân nhắc bối cảnh chính trị, vừa thể hiện tinh thần kiên quyết xử lý người phạm tội gián điệp nhằm giữ vững ANQG; vừa phải xử lý đúng mực, chặt chẽ, linh hoạt, không tạo sơ hở để nước ngoài can thiệp; tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của dư luận trong nước và quốc tế; tạo mơi trường thuận lợi trong thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước có hiệu quả. Chẳng hạn như trong vụ án N.T.C cùng đồng bọn phạm tội gián điệp tại Thành

phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố khác năm 200153. N.T.H có quốc tịch và

thường trú tại nước ngoài là chủ tịch của cái gọi là “UBTDTGVN” có mối liên hệ với nước ngồi đã xâm nhập vào Việt Nam móc nối, lơi kéo các chức sắc trong các tơn giáo. N.T.H đã chuyển cho N.V.L 58.000USD, T.T.H 4000USD để hỗ trợ thu thập và cung cấp thông tin, tài liệu về tình hình chính trị của Việt Nam cho N.T.H nhằm sử dụng để chống Nhà nước CHXHCNVN. Để đáp ứng cho yêu cầu chính trị, đối ngoại thời điểm này, cơ quan có thẩm quyền Việt Nam đã xử lý hành chính và buộc N.T.H xuất cảnh khỏi Việt Nam ngày 27/11/2000.

Hai là, như đã phân tích, tội gián điệp có đặc trưng thường có mối liên hệ

với nước ngồi. Chính vì nhiều chủ thể liên quan trong các vụ án gián điệp chủ yếu là người nước ngồi nên cơ quan có thẩm quyền Việt Nam khơng có điều kiện xác minh, xử lý. Thực tiễn cho thấy sự chỉ đạo của nước ngoài đối với hoạt động phạm tội gián điệp tại Việt Nam được thực hiện thông qua các cơ quan, bộ phận, tổ chức tình báo của họ. Người được giao trực tiếp chỉ đạo hoạt động phạm tội gián điệp thường là những nhân viên các cơ quan tình báo nước ngồi. Những cá nhân, tổ chức này có thể trực tiếp xâm nhập vào Việt Nam để tiến hành xây dựng cơ sở gián điệp, thu thập tình báo, phá hoại, chỉ đạo các hoạt động gián điệp chống Việt Nam. Nếu các chủ thể này không trực tiếp xâm nhập vào Việt Nam, việc áp dụng pháp luật hình sự để xử lý chúng sẽ gặp nhiều khó khăn. Thực tế cho thấy, nhân viên các cơ quan tình báo nước ngồi khơng trực tiếp xâm nhập vào lãnh thổ quốc gia nhưng vẫn đạt được hiệu quả nhất định. Các bước trong quá trình hoạt động gián điệp từ tuyển lựa cơ sở, hoạt động tình báo, liên lạc gián điệp được tiến hành thông qua phương tiện điện tử đảm bảo ít gặp rủi ro nghề nghiệp, tránh được những nguy hiểm

và hình phạt nặng nề của đối phương trong trường hợp bị phát hiện.54 Chẳng hạn vụ

án N.N.H phạm tội gián điệp năm 2007 tại Quảng Ninh. N.N.H và V.Đ.T bị cơ

53

Bản án 2236/2001/HSST ngày 09/12/2001, Tòa án nhân dân TP.HCM. 54

Hồng Minh Sơn (2018), “Tìm hiểu hoạt động tuyển lựa điệp viên thông qua mạng Internet của các cơ quan đặc biệt nước ngồi”, Tạp chí an ninh nhân dân, Số 76, tr.52.

quan tình báo nước ngồi móc nối, lơi kéo. Cả N.N.H và V.Đ.T đều biết rất rõ những người nhận tài liệu là người của cơ quan tình báo nước ngồi, đều nhận thức được các tài liệu thu thập, soạn thảo nếu chuyển cho tình báo nước ngồi sẽ sử dụng gây hại cho ANQG Việt Nam nhưng vẫn quyết tâm thực hiện. Tại bản án hình sự sơ thẩm số 52/2007/HSST ngày 28/6/2007, Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã áp dụng điểm c khoản 1 Điều 80 tuyên phạt N.N.H 7 năm tù và V.Đ.T 6 năm tù về tội gián điệp. Cơ quan có thẩm quyền khơng có điều kiện điều tra, thu thập chứng cứ về những cá nhân, tổ chức tình báo nước ngồi đã móc nối, lơi kéo N.N.H và V.Đ.T

nên tịa án khơng thể xử lý được những cá nhân, tổ chức này.55

Ba là, với phương thức, thủ đoạn hoạt động tinh vi, tội gián điệp bao gồm rất

nhiều hành vi khách quan được tiến hành liên tục và diễn ra trong thời gian tương đối dài mới bị cơ quan có thẩm quyền Việt Nam phát hiện, ngăn chặn hoặc trường hợp người phạm tội ngừng hoạt động phạm tội tại Việt Nam. Chẳng hạn như người phạm tội gián điệp phải trải qua quá trình xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam hoặc nội bộ các cơ quan Đảng, Nhà nước, ngụy trang với vỏ bọc hợp pháp, chờ thời cơ thuận lợi để tiến hành thu thập tin tức tình báo, phá hoại. Hoặc như đối với hoạt động gây dựng cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại thì tên gián điệp cũng phải mất một thời gian tương đối dài để tuyển chọn, xây dựng, huấn luyện và sử dụng tên cơ sở gián điệp. Ngoài ra, một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của hoạt động gián điệp là “bí mật, đơn tuyến” nên hoạt động gián điệp thường được ngụy trang với

những vỏ bọc một cách kín đáo. Người phạm tội hoạt động với những phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, ln đảm bảo tuyệt đối bí mật về nhân thân, hoạt động, động cơ, mục đích… Chính vì hoạt động phạm tội gián điệp được ngụy trang kín đáo, tinh vi, xảo quyệt nên cơ quan tiến hành tố tụng gặp nhiều khó khăn trong phát hiện, ngăn chặn, thu thập chứng cứ và xử lý. Điển hình như trong vụ án phạm tội gián điệp của H.A.V năm 2013 tại Hà Nội. H.A.V sang nước ngoài 21 lần để chuyển giao tin tức, tài liệu tình báo và nhận nhiệm vụ cơ quan tình báo nước ngồi

trong vịng 10 năm mới bị phát hiện, xử lý56. Thậm chí có người cung cấp tin tức,

tài liệu thuộc nhiều lĩnh vực quan trọng về an ninh – quốc phịng của Việt Nam cho cơ quan tình báo nước ngồi trong suốt 18 năm mới bị cơ quan có thẩm quyền Việt Nam phát hiện như trong vụ án T.V.T phạm tội gián điệp năm 2006 bị kết án bởi Tòa án nhân dân Hà Nội57.

Bốn là, trong nhiều vụ án, người phạm tội thu thập tin tức tình báo nhưng qua các nguồn công khai, trên các phương tiện thông tin đại chúng; việc chuyển

55

Bản án 52/2007/HSST ngày 28/6/2007, Toà án nhân dân Quảng Ninh. 56

Bản án 151/2013/HSTP ngày 01/4/2013, Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội. 57

giao liên tài liệu, liên lạc gián điệp được thực hiện thông qua phương tiện truyền tin hiện đại. Cơ quan tiến hành tố tụng gặp khó khăn trong thu giữ tài liệu, thơng tin, xác định hiện trường vụ án hoặc tìm người làm chứng…; nhiều trường hợp tài liệu, chứng cứ ban đầu chỉ là lời khai của người phạm tội. Chẳng hạn như, cơ quan có thẩm quyền Việt Nam phát hiện cơ quan tình báo nước ngồi trang bị cho P.H.P những thiết bị, phần mềm chuyên dụng để kết nối với Internet chiếm đoạt quyền sử dụng máy tính, đột nhập mạng nội bộ từ xa nhằm thu thập tài liệu đồng thời chuyển giao cho nước ngoài. Hoặc như trong vụ “A.V.K hoạt động gián điệp”, cơ quan có thẩm quyền phát hiện tên này được cơ quan tình báo nước ngồi trang bị và hướng dẫn cách sử dụng radio, máy tính xách tay kết nối với điện thoại di động có cài sẵn chương trình, phần mềm chuyên dụng để thu thập và chuyển giao tài liệu cho nước ngoài.58 Tuy nhiên, qua đấu tranh, cơ quan có thẩm quyền Việt Nam quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự vì khơng đủ tài liệu, chứng cứ và cũng nhằm phục vụ cho công tác đấu tranh lâu dài với các thế lực thù địch và đối tượng phạm tội.

Một phần của tài liệu Tội gián điệp theo luật hình sự việt nam (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)