Thực tiễn xử lý tội phạm gián điệp

Một phần của tài liệu Tội gián điệp theo luật hình sự việt nam (Trang 44 - 50)

2.1. Thực tiễn áp dụng quy định về tội gián điệp theo luật hình sự Việt Nam

2.1.1. Thực tiễn xử lý tội phạm gián điệp

Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm xâm phạm ANQG diễn biến rất phức tạp, trong đó có tội phạm gián điệp. Cùng với sự mở rộng chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và sự phát triển của khoa học kĩ thuật, tính chất, mức độ tội phạm gián điệp ngày càng nguy hiểm, hoạt động gián điệp ngày càng gia tăng về mọi mặt, trở thành hoạt động mang tính phổ biến của các quốc gia đối với Việt Nam. Tội phạm gián điệp ngày càng được mở rộng về mục tiêu, phạm vi và đặc biệt chú ý đến các phương thức, thủ đoạn hoạt động tinh vi, hiện đại để đạt được mục đích, hiệu quả cao nhất cũng như tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng Việt Nam.

Theo số liệu thống kê từ năm 2000 đến 2017, cơ quan ANĐT các cấp đã khởi tố 48 vụ án gián điệp với 80 bị can, TAND các cấp đã xét xử sơ thẩm 42 vụ án với 69 bị cáo. Chỉ tính riêng trong năm 2017, về tội gián điệp, Lực lượng ANĐT toàn quốc đã khởi tố mới 01 vụ án, 01 bị can, thụ lý điều tra 3 vụ án với 04 bị can về tội gián điệp. Theo số liệu thống kê trên cho thấy rằng, tính từ năm 2000 đến năm 2017, trung bình mỗi năm có khoảng 2,3 vụ án gián điệp và 3,8 bị cáo bị đưa ra xét xử về tội danh này (Phụ lục, Bảng 2).

Nghiên cứu số liệu về tình hình tội phạm xâm phạm ANQG nói chung từ năm 2000 đến 2017 cũng cho thấy tội gián điệp và các tội xâm phạm ANQG khác bị khởi tố, điều tra có sự chênh lệch về số vụ án và số bị can (Phụ lục, Bảng 1). Đánh giá mối tương quan giữa tội gián điệp nói riêng với các tội phạm xâm phạm ANQG nói chung thì số vụ án về tội gián điệp được cơ quan có thẩm quyền khởi tố có tổng số 48 vụ án chiếm tỷ lệ 8,7% và tổng số 80 bị can chiếm tỷ lệ 4,9%. So sánh với tổng số 550 vụ án và 1.631 bị can bị khởi tố về các tội xâm phạm ANQG trong thời gian này cho thấy tội phạm gián điệp chiếm tỷ lệ thấp hơn về số vụ án hoặc số bị can so với một số tội xâm phạm ANQG khác như tội phá hoại chính sách đồn kết với 214 vụ án chiếm 38,9% và 856 bị can chiếm 52,5%; tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam với 119 vụ án chiếm 21,6% và 178 bị can chiếm 10,9%; tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân với 161 bị can chiếm 9,8%, tội phá rối an ninh với 158 bị can chiếm 9,7%... Tuy nhiên, nếu tính trung bình riêng về số vụ án và số bị can bị khởi tố về tội gián điệp qua các năm từ 2000 đến 2017 thì khơng có nhiều sự chênh lệch.

Qua kết quả khảo sát thực tế có thể khẳng định khơng phải tội gián điệp ít xảy ra mà do nhiều yếu tố khác nhau nên kết quả xử lý đối với tội phạm này là chưa cao. Triển khai Kế hoạch ngày 08/2/2012 của Bộ Công an về kiểm tra, đánh giá an ninh an toàn thông tin tại 26 cơ quan đơn vị địa phương, đơn vị chức năng của Bộ Công an đã phát hiện hệ thống thông tin của một số cơ quan bị nước ngoài khai thác lổ hổng bảo mật, tấn công xâm nhập, cài đặt mã độc khống chế, thu thập thông tin, chiếm đoạt nhiều tài liệu quan trọng trong nội bộ. Tại Việt Nam, đã phát hiện các nhóm gián điệp mạng đã phát động các cuộc tấn cơng trên quy mơ lớn có tổ chức chặt chẽ, gây tê liệt, ngưng trệ hoạt động hàng loạt hệ thống cổng thông tin, trang điện tử các bộ, ngành, địa phương trong đó có hệ thống mạng thơng tin của các cơ

quan trọng yếu.39 Tính riêng năm 2014, cơ quan có thẩm quyền đã phát hiện 6.000

trang thông tin điện tử bị các hacker của các cơ quan đặc biệt nước ngồi tấn cơng, chiếm quyền quản trị, chỉnh sửa nội dung, thu thập thơng tin (có 246 trang tên miền “gov.vn”). Đặc biệt, sau sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, tin tặc nước ngồi đã tấn cơng hơn 700 trang trong dịp Quốc khánh (02/9) để chèn các nội dung xuyên tạc chủ quyền của Việt Nam, xâm nhập các cơ sở dữ liệu, thu thập nhiều thông tin, tài liệu quan trọng của

Đảng, Nhà nước hoặc đăng tải các thông tin trái phép.40

Từ năm 2010 đến 2017 đã có 41.000 trang tin, cổng thơng tin điện tử có tên miền Việt Nam bị tấn cơng, trong đó có 1.500 trang tin, cổng thông tin của cơ quan Nhà nước bị tấn cơng với mục đích chính trị. Rõ nhất là vụ tấn cơng mạng máy tính điều hành của cảng hàng không Tân Sơn Nhất và Nội Bài khiến hoạt động điêu hành, quản lý bị tê liệt, làm thiệt hại về kinh tế và chính trị. Qua đánh giá cho thấy, các vụ việc thu thập thông tin hoặc phá hoại nêu trên trực tiếp hoặc gián tiếp có liên quan đến các cơ quan đặc

biệt nước ngoài.41… Mặc dù qua cơng tác nghiệp vụ, các cơ quan có thẩm quyền

phát hiện rất nhiều hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam có liên quan đến các cá nhân, tổ chức tình báo nước ngồi nhưng xuất phát từ những vấn đề về chính trị, đối ngoại hoặc những hạn chế, khó khăn trong thu thập tài liệu chứng cứ chứng minh tội phạm mà có những trường hợp, cơ quan có thẩm quyền Việt Nam không thể hoặc không xử lý bằng biện pháp pháp luật hình sự.

Qua nghiên cứu, phân tích số liệu thống kê về tình hình điều tra, truy tố, xét xử tội phạm gián điệp từ năm 2000 đến năm 2017 nhận thấy như sau:

39

Bộ Công an (2014), Báo cáo tổng kết công tác đấu tranh chống gián điệp giai đoạn 2001 – 2014. 40

Lê Tiến Thành (2018), “Hoạt động sử dụng mạng Internet tấn công không gian mạng Việt Nam của cơ quan đặc biệt TH và một số đề xuất về cơng tác an ninh”, Tạp chí an ninh nhân dân, Số 76.

41

Vũ Thành Hưng (2017), “Nâng cao hiệu quả khám xét trong điều tra các vụ sử dụng công nghệ thông tin, mạng viễn thông, mạng Internet xâm phạm An ninh quốc gia”, Tạp chí Khoa học và Chiến lược, Số 5.

Thứ nhất, việc áp dụng các dấu hiệu định tội của các cơ quan tiến hành tố tụng trong đa số các vụ án về cơ bản được thống nhất. Qua thống kê số liệu cho thấy, đa số các vụ án, các cơ quan tiến hành tố tụng xử lý tội phạm gián điệp căn cứ vào điểm c khoản 1 điều 80 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) nay là điểm c khoản 1 Điều 110 BLHS 2015. Khảo sát 25 vụ án gián điệp điển hình từ năm 2000 đến 2017 mà tác giả tiếp cận được cho thấy, có đến 23 vụ án, tòa án căn cứ vào quy định tại điểm c khoản 1 điều 80 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) để xử lý người phạm tội [Phụ lục, Bảng 3]. Nghĩa là các cơ quan có thẩm quyền chủ yếu căn cứ vào quy định về hành vi khách quan:“Cung cấp hoặc thu

thập nhằm cung cấp bí mật nhà nước cho nước ngồi; thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngồi sử dụng chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” để xử lý người phạm tội về tội gián điệp. Chẳng hạn như: Tại

bản án hình sự sơ thẩm số 45/2006/HSST ngày 13/4/2006, Toà án nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã áp dụng điểm c khoản 1 Điều 80; điểm p khoản 1 Điều 46; điểm g

khoản 1 Điều 48; Điều 34 BLHS, xử phạt T.V.T tù chung thân về tội gián điệp42.

Hoặc tại bản án hình sự sơ thẩm số 73/2009/HSST ngày 29/9/2009 Tịa án nhân dân tỉnh Lạng Sơn quyết định áp dụng điểm c khoản 1 Điều 80; Điều 38; khoản 2 Điều 46; Điều 92 BLHS xử phạt bị cáo H.M.T 15 năm tù giam về tội gián điệp và quản chế bị cáo 5 năm tại nơi cư trú sau khi mãn hạn tù43; Tại bản án hình sự sơ thẩm số 109/2018/HSST ngày 12/2/2018, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã áp

dụng điểm c khoản 1 Điều 80; Điều 33; Điều 45; các điểm b, p khoản 1, khoản 2

Điều 46; Điều 47 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) xử phạt N.H.D 7 năm tù

về tội gián điệp44… Hành vi cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngồi như đã phân

tích tại tiểu mục 1.1.3 của Chương 1 là hành vi của cơng dân Việt Nam giao bí mật mà mình đang nắm giữ, quản lý cho nước ngồi; Hành vi thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngồi là trường hợp cơng dân Việt Nam tuy khơng nắm giữ bí mật Nhà nước nhưng đã tìm cách để thu thập những bí mật này nhằm cung cấp cho nước ngoài. Để minh chứng rõ hơn cho lập luận này, qua thực tiễn xử lý tội gián điệp cũng cho thấy chủ thể tội gián điệp bị xử lý đa số đều là công dân Việt Nam (chủ thể thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 1 là công dân Việt Nam). Chẳng hạn như, khảo sát 25 vụ án với 41 bị cáo bị xét xử sơ thẩm về tội gián điệp từ năm 2000 đến 2017 cho thấy chủ thể tội phạm của đa số các vụ án bị xét xử đều là công dân Việt Nam [Phụ lục, Bảng 3].

42

Bản án 45/2006/HSST ngày 13/4/2006, Toà án nhân dân tỉnh Lạng Sơn. 43

Bản án 73/2009/HSST ngày 29/9/2009 Tòa án nhân dân tỉnh Lạng Sơn. 44

Thứ hai, qua nghiên cứu cũng cho thấy một số người phạm tội gián điệp là

phạm tội lần đầu và (hoặc) phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng. Người phạm tội trong trường hợp này là những người có điều kiện kinh tế khó khăn và (hoặc) bị nước ngoài lừa dối, lôi kéo, mua chuộc, khơng có ý thức chống đối chính quyền quyết liệt. Chẳng hạn như bị cáo N.H.D nguyên là sĩ quan công tác tại một đơn vị thuộc Bộ Cơng An. Vì sa ngã vào con đường cờ bạc dẫn đến nợ nần túng quẫn nên đã nảy sinh ý định bán tài liệu bí mật Nhà Nước cho nước ngồi. N.H.D đã nhiều lần sao chép các tài liệu mật của Nhà nước tại cơ quan công tác nhằm cung cấp cho nước ngồi. Khi lượng hình, Hội đồng xét xử có xem xét thái độ của bị cáo khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải, phạm tội lần đầu và chưa có tiền án, tiền sự, hậu quả vụ án được ngăn chặn kịp thời nên áp dụng điểm c khoản 1 và các tình tiết giảm nhẹ

tuyên phạt N.H.D 7 năm tù giam về tội gián điệp.45 Hay như vụ án H.M.T phạm tội

gián điệp năm 2009. Tháng 10/2002, H.M.T xuất cảnh qua Trạm kiểm soát Đồn Biên phịng Na Hình – tỉnh Lạng Sơn sang nước ngồi tìm người mua thuốc lá. Tại đây, H.M.T gặp L (nhân viên cơ quan tình báo nước ngồi), trao đổi số điện thoại và hẹn khi H.M.T mang thuốc lá sang thì điện cho Lương. Sau đó, L đặt vấn đề H.M.T thu thập thông tin, tài liệu cung cấp cho L. H.M.T đồng ý nhận nhiệm vụ và đã thu thập tin tức, tài liệu cho L. Nhận thấy bị cáo phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, Tòa án đã căn cứ vào Khoản 2 Điều 80 “Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng” xử phạt bị cáo H.M.T 08 năm tù về tội gián

điệp.46

Tuy nhiên, cũng có nhiều vụ án xử lý những bị cáo có q trình chống đối lâu dài, có ý thức chống đối chính quyền nhân dân rất quyết liệt. Chẳng hạn như vụ án T.Q phạm tội gián điệp năm 2005. T.Q sinh năm 1958, Nguyên bí thư chi bộ Đảng Cộng sản trên địa bàn thành phố Lạng Sơn – Đảng viên đã bị khai trừ. Từ tháng 9/1999 đến ngày bị bắt, T.Q đã gặp cơ quan tình báo nước ngồi 28 lần, trong đó có 27 lần thực hiện việc cung cấp, chuyển giao nhiều tài liệu, tin tức quan trọng của Đảng, Nhà nước Việt Nam, cơ cấu tổ chức nhân sự lãnh đạo chủ chốt của địa phương. Tại bản án hình sự số 13/HSST ngày 25/01/2005, Tòa án nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã tuyên phạt T.Q 19 năm tù về tội gián điệp.47

Thứ ba, qua nghiên cứu số liệu thống kê số vụ án và bị cáo phạm tội gián điệp

đã bị xét xử sơ thẩm từ năm 2000 đến 2017 thì Tịa án áp dụng nhiều loại hình phạt chính và bổ sung cho các bị cáo, trong đó: hình phạt tù dưới 3 năm có 6 bị cáo, chiếm 8,7%; hình phạt tù trên 15 năm và tù chung thân có 7 bị cáo, chiếm 10,1%. Hình phạt

45

Bản án 109/2018/HSST ngày 12/2/2018, Tòa án nhân dân TP.HCM. 46

Bản án 751/2009/HSPT ngày 29/12/2009, Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội. 47

chính được áp dụng chủ yếu là hình phạt tù từ 3 đến 15 năm có 56 bị cáo, chiếm 81,2%. Hình phạt chính khơng được áp dụng bao gồm: cải tạo khơng giam giữ, trục xuất và tử hình. Ngồi hình phạt chính, tịa án cịn quyết định áp dụng các hình phạt bổ sung như cấm cư trú và quản chế, cấm đảm nhiệm chức vụ và tước một số quyền công dân. Trong số 69 bị cáo bị xét xử sơ thẩm có 02 trường hợp được tịa án cho hưởng án treo. Trong xử lý tội phạm gián điệp, để thể hiện tinh thần nhân đạo của pháp luật Nhà nước ta, phục vụ yêu cầu chính trị, đối ngoại trong những thời điểm cụ thể, một số vụ án gián điệp đã được cơ quan có thẩm quyền vận dụng linh hoạt chế định miễn TNHS. Hiện nay, qua nghiên cứu chưa có số liệu thống kê cụ thể về các trường hợp miễn TNHS. Tuy nhiên, qua khảo sát ý kiến chuyên gia, xuất phát từ tính chất đặc biệt của loại tội phạm xâm phạm ANQG này mà trong thực tiễn, các vụ án gián điệp đều có sự thống nhất cao trong quá trình xử lý của các cơ quan có thẩm quyền. Chính vì vậy, khi xem xét thõa mãn các căn cứ miễn TNHS thì người phạm tội được miễn TNHS từ sớm ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự.

Vấn đề xử lý tội phạm gián điệp vừa phải đảm bảo tính nghiêm minh nhưng đồng thời cũng đảm bảo tính nhân đạo, khoan hồng trong chính sách xử lý của Đảng, Nhà nước và pháp luật Việt Nam. Qua nghiên cứu, số lượng các bị cáo bị áp dụng hình phạt chính là hình phạt tù có thời hạn từ 3 năm đến 15 năm chiếm đa số. Điều này được lý giải bởi số lượng các bị cáo là công dân Việt Nam bị các nhân viên, cơ quan tình báo nước ngồi móc nối, lơi kéo, mua chuộc chiếm đa số trong số các đối tượng bị tịa án xét xử. Thơng thường những bị cáo này thực hiện hành vi phạm tội xuất phát từ động cơ vụ lợi, ham muốn lợi ích vật chất, bị kích động, lơi kéo, dụ dỗ, mua chuộc hoặc khống chế. Ngồi ra, trong q trình điều tra, truy tố, xét xử cho thấy nhiều trường hợp sau khi bị bắt đã thật thà khai báo, nhận thức được lỗi lầm, ăn năn hối cải, mong muốn được hưởng khoan hồng của pháp luật, khơng có ý thức chống đối chính quyền quyết liệt. Thêm nữa, xử lý người phạm tội gián điệp ảnh hưởng về nhiều mặt, đặc biệt là cơng tác chính trị và đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta. Nếu áp dụng hình phạt quá nghiêm khắc dẫn đến người phạm tội càng tiếp tục nảy sinh ý thức bất mãn, chống đối chính quyền quyết liệt hơn, hoặc các cá nhân, tổ chức nước ngoài tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Điều này vừa khơng đáp ứng được mục đích của hình phạt, đồng thời dễ tạo những vấn đề phức tạp cho tình hình chính trị, đối ngoại của Việt Nam. Xuất phát từ những lý

Một phần của tài liệu Tội gián điệp theo luật hình sự việt nam (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)