1.3. Quy định của pháp luật hình sự một số nước về tội gián điệp
1.3.3. Tội gián điệp trong Bộ luật hình sự Cộng hịa liên bang Đức
Để đấu tranh, xử lý tội phạm gián điệp, Cộng hịa Liên bang Đức đã hình sự hóa tội phạm này trong BLHS nước này tại Chương thứ hai - Phản quốc và nguy hại
cho an ninh đối ngoại38. BLHS hiện hành của Cộng hòa liên bang Đức quy định tội
gián điệp ở nhiều điều luật tại Chương thứ hai - Phản quốc và nguy hại cho an ninh đối ngoại, bao gồm: Điều 94, Điều 95, Điều 96, Điều 98, Điều 99. Tội phạm gián điệp quy định trong BLHS hiện hành của Cộng hòa liên bang Đức cũng có một số điểm chung như quy định về tội phạm này trong BLHS Việt Nam và một số quốc gia như: Người phạm tội đã gây nguy cơ bất lợi nghiêm trọng cho ANQG và đặc
38
biệt là an ninh đối ngoại của Cộng hòa Liên bang Đức; Chủ thể tội phạm là người đủ điều kiện chủ thể đã thực hiện hành vi nêu trong điều luật; Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp; Mục đích nhằm làm bất lợi cho Cộng hịa Liên bang Đức hoặc nhằm tạo thuận lợi cho thế lực bên ngồi và qua đó gây ra nguy cơ bất lợi nghiêm trọng cho an ninh đối ngoại của Cộng hòa Liên bang Đức. Nếu BLHS Việt Nam quy định thống nhất các hành vi khách quan của tội gián điệp tại Điều 110 thì Bộ luật hình sự của Cộng hòa Liên bang Đức quy định các hành vi hoạt động gián điệp thành nhiều tội phạm cụ thể gồm:
Thứ nhất, Người thực hiện hành vi chuyển bí mật Nhà nước cho một thế lực
bên ngoài hoặc một trong những người trung gian của nó hoặc để cho người khơng có thẩm quyền biết một bí mật Nhà nước hoặc làm cho biết đến một cách rộng rãi điều này làm bất lợi cho Cộng hòa Liên bang Đức hoặc nhằm tạo thuận lợi cho thế lực bên ngồi và qua đó gây ra nguy cơ bất lợi nghiêm trọng cho an ninh đối ngoại của Cộng hịa Liên bang Đức thì phạm tội phản quốc được quy định tại Điều 94 bộ luật này. Tội phạm này quy định cho các đối tượng phạm tội là cơng dân Cộng hịa Liên bang Đức. Như vậy, quy định này của BLHS Cộng hòa liên bang Đức tương tự với quy định của BLHS Liên bang Nga. Bởi vì nếu cơng dân Liên Bang Nga làm gián điệp cho nước ngồi hoặc có hành vi chuyển giao bí mật Nhà nước hoặc có bất kỳ hành vi nào khác giúp người nước ngoài hay tổ chức nước ngoài tiến hành hoạt động thù địch gây thiệt hại đến an ninh đối ngoại của Liên Bang Nga thì cũng bị xử lý về tội phản bội tổ quốc. Tuy nhiên, với quy định của BLHS Việt Nam thì hành vi tương tự như trên sẽ bị xử lý về tội gián điệp.
Thứ hai, Người để cho người khơng có thẩm quyền biết một bí mật Nhà
nước hoặc làm cho biết đến một cách rộng rãi một bí mật Nhà nước mà điều này được bảo mật bởi một cơ quan có chức trách hoặc theo lệnh của cơ quan này và qua đó gây nguy cơ bất lợi nghiêm trọng cho an ninh đối ngoại của Cộng hịa Liên bang Đức thì phạm tội làm lộ bí mật nhà nước theo quy định tại Điều 95. Chủ thể quy định tại Điều 95 của BLHS Liên bang Đức là người có chức vụ, quyền hạn trong việc bảo vệ bí mật Nhà nước. Xét theo quy định của BLHS Việt Nam thì hành vi tương tự là hoạt động tình báo của người nước ngoài hoặc hành vi của công dân Việt Nam cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp cho nước ngồi thơng tin, tài liệu thuộc bí mật Nhà nước để nước ngoài sử dụng chống Việt Nam.
Thứ ba, Người nào tự tìm kiếm một bí mật Nhà nước nhằm tiết lộ cho các
thế lực nước ngồi hoặc người nào tìm kiếm một bí mật nhà nước mà điều này được bảo mật bởi một cơ quan có chức trách hoặc theo lệnh của cơ quan này nhằm làm lộ
nó thì phạm tội Do thám phản quốc; Dị la bí mật Nhà nước (Điều 96). Những hành vi này đều được quy định tương ứng trong tội gián điệp của BLHS Việt Nam.
Thứ tư, Người nào: (1) tiến hành một hoạt động cho một thế lực bên ngồi
hướng đến việc có được hoặc việc chuyển những bí mật Nhà nước; (2) hoặc bày tỏ sẵn sàng cho hoạt động như vậy với một thế lực bên ngoài hoặc một trong những người trung gian của họ thì phạm tội hoạt động tình báo phản quốc (Điều 98 BLHS Liên bang Đức). Quy định này tương tự như quy định tại điểm b khoản 1 Điều 110 BLHS Việt Nam là “Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của
nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước ngồi hoạt động tình báo, phá hoại”. Một điểm
tương đồng nữa là BLHS Liên bang Đức cũng quy định một khoản trong điều luật nhằm thể hiện tính nhân đạo và mềm mỏng trong đấu tranh với tội phạm này (Khoản 2 Điều 98): “Tòa án theo đánh giá của mình có thể giảm nhẹ hình phạt hoặc miễn xử phạt theo những quy định này nếu người thực hiện tội phạm tự nguyện dừng lại hành vi của họ và khai báo điều họ biết cho một cơ quan. Nếu người thực hiện tội phạm trong những trường hợp của khoản 1 câu 1 đã bị thúc ép đi đến hành vi của họ bởi thế lực bên ngoài hoặc một trong những người trung gian của họ thì họ khơng bị xử phạt theo quy định này nếu họ tự nguyện dừng hành vi của họ lại và khai báo điều họ biết không chậm trễ cho một cơ quan”. BLHS Việt
Nam quy định tương tự tại Khoản 4 về trường hợp miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội gián điệp.
Thứ năm, Người nào: (1) tiến hành một hoạt động mật vụ cho cơ quan mật
vụ của một thế lực bên ngồi chống Cộng hịa Liên bang Đức hướng đến việc chuyển hoặc việc cung cấp những sự việc, những đồ vật hay những thông tin, hoặc; (2) tự bày tỏ sẵn sàng cho một hoạt động như vậy đối với cơ quan mật vụ của một thế lực bên ngoài hoặc một trong những người trung gian của họ thì phạm tội hoạt động tình báo mật vụ (Điều 99).
Tóm lại, qua phân tích, tìm hiểu, so sánh về tội gián điệp trong pháp luật hình sự Việt Nam và một số quốc gia giúp chúng ta so sánh, đánh giá được khái quát về tội gián điệp trong BLHS Việt Nam hiện hành. Từ đó, chúng ta có thể thấy được nét tương đồng và khác biệt trong quy định của pháp luật hình sự Việt Nam với pháp luật hình sự một số quốc gia khác. Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng trong nhận thức và định hướng hồn thiện pháp luật hình sự Việt Nam về tội gián điệp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong Chương 1 của đề tài, trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về tội gián điệp theo Luật Hình sự Việt Nam, tác giả đã đưa ra được khái niệm tội gián điệp; khái quát những nội dung cơ bản trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về tội gián điệp; làm rõ những dấu hiệu pháp lý đặc trưng và chính sách xử lý của Nhà nước ta đối với tội gián điệp. Đặc biệt, Chương 1 của đề tài cũng đã tập trung phân tích làm rõ những điểm giống và khác nhau giữa quy định tội gián điệp và các tội phạm cụ thể có liên quan; nghiên cứu, tìm hiểu quy định của pháp luật hình sự một số quốc gia trên thế giới về tội gián điệp. Nắm vững những vấn đề cơ bản nêu trên có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn, là cơ sở để tác giả khảo sát, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự trong xử lý tội phạm và xây dựng các giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự về tội gián điệp trong thời gian tới ở Chương 2 của đề tài.
CHƯƠNG 2
THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ TỘI GIÁN ĐIỆP THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM