CHƯƠNG 3 : KHÁI QUÁT VỀ NHNo & PTNT HUYỆN CHỢ GẠO
3.2. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN CHỢ GẠO
3.2.2. Cơ cấu bộ máy quản lí
Hình 4: Cơ cấu bộ máy quản lí3.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 3.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Ban giám đốc: trực tiếp điều hành và quyết định toàn bộ hoạt động của
ngân hàng, tiếp nhận các chỉ thị nghị quyết của cấp trên và phổ biến lại cán bộ công nhân viên ngân hàng.
+ Giám Đốc: là nhà quản trị có thẩm quyền cao nhất, là người có những quyết định với tình hình nhân sự và hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp với ngân hàng cấp trên.
+ Phó Giám Đốc: gồm có 3 phó Giám Đốc, 1 phó Giám Đốc phụ trách Phịng Tín dụng, 1 phụ trách Phịng kế tốn ngân quỹ, 1 phụ trách ngân hàng cấp III Bến Tranh. Các Phó Giám Đốc có trách nhiệm tham mưu cho Giám Đốc về hoạch định chiến lược kinh doanh cũng như điều hành mọi công việc theo uỷ quyền của Giám Đốc.
Phịng tổ chức hành chánh– nhân sự: có những chức năng cơ bản sau:
+ Xây dựng các quy chế, quy định + Bố trí sắp xếp lao động tại chi nhánh
Giám Đốc
PhóGiám Đốc PhóGiám Đốc PhóGiám Đốc
Phịng tín dụng Phịng kế tốn – ngân quỹ NH khu vực Bến Tranh Phòng TC hành chánh– nhân sự
+ Nghiên cứu, đề xuất thực hiện định mức lao động, tiền lương, tiền thưởng theo chế độ khốn tài chính, quản lí quỹ lương dự phòng
+ Tham mưu sắp xếp mạng lưới kinh doanh tại chi nhánh
Phịng tín dụng: thực hiện các cơng việc sau:
+ Thống kê, phân tích thơng tin số liệu, đề xuất các chiến lược kinh doanh, kế hoạch đầu tư mang tính khả thi hiệu quả.
+ Thực hiện nghiệp vụ huy động vốn và cho vay các thành phần kinh tế theo sự chỉ đạo của Ban Giám Đốc.
+ Tổng hợp phân tích thơng tin kinh tế, quản lí danh mục khách hàng, báo cáo chuyên đề.
+ Xây dựng các mơ hình, dự án mẫu, thẩm định các dự án đầu tư, lựa chọn các dự án đầu tư tối ưu nhất.
+ Thu thập thông tin phòng ngừa rủi ro. + Thực hiện kế hoạch kinh doanh tháng, quý.
Phịng kế tốn – ngân quỹ:
+ Làm nhiệm vụ thu chi tiền mặt, dịch vụ kí gởi tài sản, các chứng từ có giá. + Trực tiếp hạch tốn các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn... + Thu thập, tổng hợp, xử lí cung cấp và lưu trữ thơng tin tại chi nhánh. + Thực hiện giải ngân nợ, kiểm tra danh mục hồ sơ pháp lí và hồ sơ vay vốn trước khi giải ngân.
+ Quản lí an toàn kho quỹ, thực hiện các qui định, qui chế về nghiệp vụ thu phát tiền, bảo quản vận chuyển tiền.
+ Kiểm tra, xem xét lại hồ sơ trước khi giải ngân.
Chi nhánh ngân hàng khu vực Bến Tranh
- Chi nhánh ngân hàng khu vực Bến Tranh là chi nhánh trực thuộc sự quản lý của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo. Do những đặc thù điểm về địa hình của huyện nên chi nhánh ngân hàng khu vực Bến Tranh ra đời nhằm đáp
ứng nhu cầu vay vốn và có thể huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư ở khu vực 7 xã vùng trên của huyện Chợ Gạo
- Chi nhánh ngân hàng Khu vực Bến Tranh có các chức năng:
+ Huy động vốn nhàn rỗi trong nhân dân tại địa phương để cho vay theo đúng chế độ của ngành và định hướng phát triển kinh tế huyện.
+ Thực hiện giải ngân, thu nợ trong địa bàn quản lí.
+ Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của cấp trên.
3.2.4. Thuận lợi, khó khăn củangân hàng
Thuận lợi
Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo nằm trên tuyến quốc lộ 50 thuộc trung tâm huyện Chợ Gạo tạo điều kiện thuận lợi cho công tác huy động vốn, dễ dàng thu hút vốn nhàn rỗi trong dân cư, tạo nguồnvốn cho quá trình cho vay của ngân hàng.
Ngân hàng ngày càng quan tâm đến trình độ của nhân viên, đặc biệt đối với nhân viên có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng. Ngân hàng được thành lập lâu đời tạo được uy tín trong dân cư.
Huyện Chợ Gạo là huyện có nền nơng nghiệp lâu đời và đang trên đà phát triển nên nhu cầu vốn cho sản xuất là luôn cao.
Để có vốn phục vụ cơng tác cho vay, cơng tác huy động vốn luôn được đánh giá là quan trọng. Vì vậy, để nâng cao công tác cho vay thì việc nâng cao khả năng huy động vốn là việc làm cần thiết.
Huyện có kế hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế và những dự án đã và đang được thực hiện nên nhu cầu vay lớn, là cơ hội tốt để ngân hàng thực hiện hoạt động cho vay của mình.
Sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Ban giám đốc và sự hỗ trợ tích cực của các cấp chính quyền địa phương cùng các ban ngành, đồn thể.
Đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, đầy kinh nghiệm, nhiệt tình, nắm vững điều lệ tín dụng trong q trình cho vay.
Mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng ngày càng gắn bó tạo được lịng tin nơi khách hàng.
Phong trào thi đua được phát động liên tục tạo sự hăng hái nhiệt tình hưởng ứng của tất cả cán bộ cơng nhân viên từ đó các nhiệm vụ cơng tác và chỉ tiêu kế hoạch đơn vị đều hồn thành tốt.
Tình hình kinh tế xã hội và an ninh địa phương ổn định, thu nhập của người dân ngày càng được nâng lên.
Các chế độ quy định của ngành đều được thực hiện tốt.
Những thuận lợi trên góp phần không nhỏ trong hoạt động của ngân hàng, giúp cho ngân hàng hoạt động có hiệu quả và đứng vững trên thị trường.
Khó khăn
Số lượng cánbộ tín dụng cịn ít, mỗi cán bộ phải đảm nhận nhiều công việc, nên đôi khi bị quá tải làm cho hiệu quả công việc bị giảm xuống. Việc kiểm tra công tác sử dụng vốn của hộ sản xuất nơng nghiệp có đúng như mục đích ghi trên hợp đồng tín dụng hay khơng là rất khó.
Nhu cầu thì lớn nhưng nguồn vốn lại hạn chế nên gây ra những khó khăn khi giải quyết cho hộ vay vốn.
Số lượng hộ sản xuất nơng nghiệp có nhu cầu vay nhiều nhưng lượng tiền vay thường ít nên khiến chi phí cho vay và quản lí các món vay tăng cao.
Nguồn vốn cho vay của ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào vốn điều chuyển, làm giảm lợi nhuận cho ngân hàng.
Sự cạnh tranh gay gắt của những ngân hàng còn lại trên địa bàn. Các ngân hàng này cũng đang đẩy mạnh hoạt động phát triển tín dụng.
Thị trường giá cả nông sản biến động theo quy luật cung cầu trên thị trường, khi được mùa thì giá cả giảm gây bất lợi cho ngân hàng trong công tác thu hồi nợ và phòng ngừa rủi ro.
Việc cho vay còn nhỏ lẻ chủ yếu là nông nghiệp chịu ảnh hưởng rất nhiều của điều kiện thiên nhiên.
Trình độ dân trí chưa cao gây trở ngại trong quan hệ tín dụng, ý thức chấp hành luật chưa nghiêm dẫn đến việc xử lý các món nợ của ngân hàng bị hạn chế, hiệu quả chưa cao.
3.2.5. Phương hướng phát triển năm 20103.2.5.1. Mục tiêu 3.2.5.1. Mục tiêu
Củng cố và mở rộng thị trường tín dụng nông nghiệp và nông thôn theo hướng phát triển kinh tế của địa phương, giữ vững khách hàng truyền thống là hộ nông dân, tiếp cận và mở rộng quan hệ với các loại hình doanh nghiệp, trang trại và hộ kinh doanh, cung cấp các sản phẩm dịch vụ và tiện ích đến mọi khách hàng.
Các chỉ tiêu chủ yếu phấn đấu thực hiện năm 2010
- Nguồn vốn huy động tăng 25% so với năm 2009 (số tuyệt đối tăng 78 tỉ đồng), số dư đạt 389 tỉ đồng.
- Tổng dư nợ thông thường tăng 17% so với năm 2009 (số tuyệt đối tăng 65 tỉ đồng), dư nợ đạt 446 tỉ đồng.
- Tỉ trọng nợ trung dài hạn chiếm 34% trên tổng dư nợ. - Tỉ nợ nợ xấu: < 3% tổng dư nợ.
- Kế hoạch thu hồi nợ XLRR: thu 70% số dư nợ XLRR năm 2009 và thu 100% nợ XLRR năm 2010.
- Bảo đảm thu nhập đủ bù chi phí bao gồm cả trích lập quỹ rủi ro và đạt mức tiền lương theo cơ chế khoán tài chính của NHNo & PTNT Việt Nam quy định.
3.2.5.2. Các giải pháp chính
Cơng tác huy động vốn
- Xác định đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh,ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Do đó, cần phải xem tăng trưởng nguồn vốn huy động tại chỗ là nhiệm vụ trọng tâm, nhằm đạt mục tiêu tăng dần tỉ trọng nguồn vốn tự lực tại địa phương, giảm dần tỉ trọng sử dụng vốn điều hoà của tỉnh.
- Tranh thủ với các cấp chính quyền, đồn thể tại địa phương để chủ động trong công tác huy động vốn trong các dự án triển khai trong năm 2010 về công tác đền bù, mở rộng kênh Chợ Gạo cho dân.
- Thành lập tổ huy động vốn, có chiến lược khuyến mãi, tiếp cận khách hàng lớn, để đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác. Trong huy động vốn tại địa phương phải cải cách nghiệp vụ gửi tiền sao cho phù hợp, nhanh chóng tạo tin tưởng cho người gửi và tạo thuận lợi cho ngân hàng.
- Cải tiến thái độ giao dịch, nâng cao ý thức cán bộ trong toàn cơ quan, nhất là đối với cán bộ tín dụng, giao dịch viên trực tiếp tiếp xúc khách hàng cần phải vui vẻ, ân cần, tạo sự thân mật, tạo niềm tin khi khách hàng gửi tiền.
Cơng tác tín dụng
- Phân cơng cơng tác tín dụng cho cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn phù hợp, đúng khả năng, chủ động quyền tự chủ để nâng cao chịu trách nhiệm trong công tác cho vay không lệ thuộc vào cấp lãnhđạo.
- Phân công lãnhđạo phụ trách theo dõiđịa bàn để từ đó có sự hỗ trợ trực tiếp với cán bộ tín dụng đồng thời đánh giá năng lực công tác của từng cán bộ tín dụng để khách quan công bằng trong công tác xét thi đua.
- Trong cơng tác phối hợp giữa phịng tín dụng và phịng kế tốn, các bộ phận liên quan cần có sự bàn bạc, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần đoàn kết nội bộ để đạt được các mục tiêu đề ra.
- Tính tốn lại chi phí đối với một số đối tượng đầu tư phổ biến tại cơ sở như đầu tư cho cây lúa, con heo... cho phù hợp với giá cả thị trường, lập tờ trình cấp trên phê duyệt để nâng định mức cho vay cho phù hợp với thực tế.
- Chuyển hướng đầu tư ưu tiên vốn cho các dự án có hiệu quả, tiếp tục lấy địa bàn nông nghiệp, nông thôn và kinh tế hộ là địa bàn chính làm nền tảng để phát triển kinh doanh, coi chất lượng tín dụng là sự nghiệp tồn tại và phát triển của ngân hàng.
- Nâng cao chất lượng tín dụng trên cơ sở chủ động kiểm tra, phân tích, phân loại được khách hàng và phân loại nợ, từ đó có chính sách thích hợp nhằm ngăn chặn rủi ro tín dụng; nghiêm chỉnh chấp hành quy trình điều hành và quy trình nghiệp vụ.
- Tăng cường cơng tác tín dụng, chủ động thực hiện được quản lí các nhóm nợ từ đó phân loại nhóm nợ kịp thời, trích lập dự phịng rủi ro, đồng thời tổ chức thu hồi nợ sau khi đã xử lí rủi ro một cách triệt để.
- Củng cố tổ chức hoạt động của ban quản lí và phân tích tín tín dụng xã và tổ LDTK và VV đồng thời mở rộng quan hệ với các đoàn thể tại địa phương. Thơng qua đó để mở rộng phạm vi và quy mơ tiếp cận đến nơng dân, nắm bắt nhu cầu tín dụng.
- Với tình hình cạnh tranh gay gắt trong giai đoạn hiện nay, tập thể cán bộ, công nhân viên NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo phải đoàn kết hơn nữa, phấn đấu hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanh trong năm 2010.
CHƯƠNG 4
THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNO& PTNT HUYỆN CHỢ GẠO
4.1. TÌNH HÌNH HUYĐỘNG VỐN
Vốn là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế, nên bất kỳ một tổ chức nào muốn hoạt động tốt đem lại hiệu quả kinh tế cao thìđiều trước tiên có nguồn vốn dồi dào.
NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo là một trong những đơn vị có nguồn vốn huy động thấp trong hệ thống NHNo & PTNT tỉnh Tiền Giang, việc tăng trưởng dư nợ phần lớn là nguồn điều hoà từ cấp trên. Vì vậy, trong thời gian tới đơn vị sẽ cố gắng trong việc tăng cường nguồn vốn tự lực tại địa phương, chú trọng đến những nguồn vốn có giá rẻ như khuyến khích mở và sử dụng tài khoản thanh toán, vận động nguồn tiền nhàn rỗi của các cơ quan tổ chức, nguồn vốn uỷ thác đầu tư…
Bảng1: Cơ cấu nguồn vốn của NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo qua 3 năm ( 2007-2009) ĐVT: Triệu đồng, % So sánh Năm Năm 2008 so với 2007 Năm 2009 so với 2008 Chỉ tiêu 2007 Tỷ trọng (%) 2008 Tỷ trọng (%) 2009 Tỷ trọng (%) Số tiền (+;-) % Số tiền (+;-) % Vốn huy động 157.357 46,53 300.143 82,33 312.586 76,19 142.786 90,74 13.826 4,6 Vốn điều chuyển 180.791 53,47 64.422 17,67 97.707 23,81 -116.369 -64,37 33.285 51,67 Tổng 338.148 100,00 364.565 100,00 410.293 100,00 26.417 7,81 45.728 12,54
4.1.1. Vốn huy động
Bảng 2 cho thấy tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng trưởng qua 3 năm. Cụ thể năm 2007 tổng nguồn vốn huy động là 157.357 triệu đồng đạt 103,06% kế hoạch giao. Đến năm 2008 tổng nguồn vốn huy động là 300.143 triệu đồng tăng so với năm 2007 là 90,74% tương đương với tăng 142.786 triệu đồng. Và năm 2009 con số này là 312.586 triệu đồng, tăng 4,6% so với năm 2008,tương đương với số tiền là 13.826 triệu đồng. Theo những số liệu vừa quan sát, có thể nhận thấy rằng nguồn vốn huy động của ngân hàng đều tăng qua các năm góp phần tăng nguồn vốn tự lực tại địa phương cũng như giảm áp lực sử dụng vốn điều chuyển của ngân hàng cấp trên. Sở dĩ đạt được kết quả như trên là do NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo đã nỗ lực đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn tại chỗ bằng nhiều hình thức như: phát hành kì phiếu dự thưởng mừng xuân Kỷ Sửu, tiết kiệm dự thưởng mừng ngày Quốc Tế Lao Động, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn dự thưởng, tiết kiệm dự thưởng mừng xuân Canh Dần…Bên cạnhđó, ngân hàng cũng đã đưa ra nhiều biện pháp hữu hiệu khác mà việc đa dạng hố các kì hạn tiền gửi là một trong số đó. Từ chỗ chỉ có kì hạn truyền thống như khơng kì hạn, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, lãnh lãi khiđáo hạn, Ngân hàngđãđưa ra các kì hạn mới như 1 tháng, 2 tháng, 4 tháng, 7 tháng... với kì hạn lãnh lãi hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm. Đặc biệt là hình thức tiết kiệm hưởng lãi bậc thang, đây là hình thức thu hút được nhiều khách hàng tham gia vì nó có nhiều chương trình thú vị như rút thăm trúng thưởng với những món quà có giá trị.
Ngoài ra, ngân hàng cũng đổi mới phong cách phục vụ, lịch sự, tạo sự thoải mái cho khách hàng đến giao dịch, xử lý nhanh chóng chính xác chứng từ máy tính cũng như trong kiểm đếm tạo được uy tín đối với khách hàng. Khách hàng ngày càng nhận được nhiều tiện ích mà Ngân hàng cung cấp nên lượng khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều. Vì vậy vốn huy động tại chi nhánh ngày càng tăng.
GVHD: Th.S Nguyễn Phạm Thanh Nam 40 SVTH: Phạm Thị Kim Ngân
Bảng 2: Vốn huy động của NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo qua 3 năm (2007-2009)
ĐVT: Triệu đồng, %