Phương hướng phát triển năm 2010

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nn và ptnt chi nhánh huyện chợ gạo (Trang 35)

CHƯƠNG 3 : KHÁI QUÁT VỀ NHNo & PTNT HUYỆN CHỢ GẠO

3.2. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN CHỢ GẠO

3.2.5. Phương hướng phát triển năm 2010

3.2.5.1. Mục tiêu

Củng cố và mở rộng thị trường tín dụng nông nghiệp và nông thôn theo hướng phát triển kinh tế của địa phương, giữ vững khách hàng truyền thống là hộ nông dân, tiếp cận và mở rộng quan hệ với các loại hình doanh nghiệp, trang trại và hộ kinh doanh, cung cấp các sản phẩm dịch vụ và tiện ích đến mọi khách hàng.

Các chỉ tiêu chủ yếu phấn đấu thực hiện năm 2010

- Nguồn vốn huy động tăng 25% so với năm 2009 (số tuyệt đối tăng 78 tỉ đồng), số dư đạt 389 tỉ đồng.

- Tổng dư nợ thông thường tăng 17% so với năm 2009 (số tuyệt đối tăng 65 tỉ đồng), dư nợ đạt 446 tỉ đồng.

- Tỉ trọng nợ trung dài hạn chiếm 34% trên tổng dư nợ. - Tỉ nợ nợ xấu: < 3% tổng dư nợ.

- Kế hoạch thu hồi nợ XLRR: thu 70% số dư nợ XLRR năm 2009 và thu 100% nợ XLRR năm 2010.

- Bảo đảm thu nhập đủ bù chi phí bao gồm cả trích lập quỹ rủi ro và đạt mức tiền lương theo cơ chế khốn tài chính của NHNo & PTNT Việt Nam quy định.

3.2.5.2. Các giải pháp chính

Công tác huy động vốn

- Xác định đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh,ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Do đó, cần phải xem tăng trưởng nguồn vốn huy động tại chỗ là nhiệm vụ trọng tâm, nhằm đạt mục tiêu tăng dần tỉ trọng nguồn vốn tự lực tại địa phương, giảm dần tỉ trọng sử dụng vốn điều hoà của tỉnh.

- Tranh thủ với các cấp chính quyền, đồn thể tại địa phương để chủ động trong công tác huy động vốn trong các dự án triển khai trong năm 2010 về công tác đền bù, mở rộng kênh Chợ Gạo cho dân.

- Thành lập tổ huy động vốn, có chiến lược khuyến mãi, tiếp cận khách hàng lớn, để đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác. Trong huy động vốn tại địa phương phải cải cách nghiệp vụ gửi tiền sao cho phù hợp, nhanh chóng tạo tin tưởng cho người gửi và tạo thuận lợi cho ngân hàng.

- Cải tiến thái độ giao dịch, nâng cao ý thức cán bộ trong toàn cơ quan, nhất là đối với cán bộ tín dụng, giao dịch viên trực tiếp tiếp xúc khách hàng cần phải vui vẻ, ân cần, tạo sự thân mật, tạo niềm tin khi khách hàng gửi tiền.

Cơng tác tín dụng

- Phân cơng cơng tác tín dụng cho cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn phù hợp, đúng khả năng, chủ động quyền tự chủ để nâng cao chịu trách nhiệm trong công tác cho vay không lệ thuộc vào cấp lãnhđạo.

- Phân công lãnhđạo phụ trách theo dõiđịa bàn để từ đó có sự hỗ trợ trực tiếp với cán bộ tín dụng đồng thời đánh giá năng lực công tác của từng cán bộ tín dụng để khách quan cơng bằng trong công tác xét thi đua.

- Trong công tác phối hợp giữa phịng tín dụng và phịng kế tốn, các bộ phận liên quan cần có sự bàn bạc, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần đoàn kết nội bộ để đạt được các mục tiêu đề ra.

- Tính tốn lại chi phí đối với một số đối tượng đầu tư phổ biến tại cơ sở như đầu tư cho cây lúa, con heo... cho phù hợp với giá cả thị trường, lập tờ trình cấp trên phê duyệt để nâng định mức cho vay cho phù hợp với thực tế.

- Chuyển hướng đầu tư ưu tiên vốn cho các dự án có hiệu quả, tiếp tục lấy địa bàn nơng nghiệp, nơng thơn và kinh tế hộ là địa bàn chính làm nền tảng để phát triển kinh doanh, coi chất lượng tín dụng là sự nghiệp tồn tại và phát triển của ngân hàng.

- Nâng cao chất lượng tín dụng trên cơ sở chủ động kiểm tra, phân tích, phân loại được khách hàng và phân loại nợ, từ đó có chính sách thích hợp nhằm ngăn chặn rủi ro tín dụng; nghiêm chỉnh chấp hành quy trình điều hành và quy trình nghiệp vụ.

- Tăng cường cơng tác tín dụng, chủ động thực hiện được quản lí các nhóm nợ từ đó phân loại nhóm nợ kịp thời, trích lập dự phịng rủi ro, đồng thời tổ chức thu hồi nợ sau khi đã xử lí rủi ro một cách triệt để.

- Củng cố tổ chức hoạt động của ban quản lí và phân tích tín tín dụng xã và tổ LDTK và VV đồng thời mở rộng quan hệ với các đồn thể tại địa phương. Thơng qua đó để mở rộng phạm vi và quy mô tiếp cận đến nơng dân, nắm bắt nhu cầu tín dụng.

- Với tình hình cạnh tranh gay gắt trong giai đoạn hiện nay, tập thể cán bộ, công nhân viên NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo phải đoàn kết hơn nữa, phấn đấu hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanh trong năm 2010.

CHƯƠNG 4

THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNO& PTNT HUYỆN CHỢ GẠO

4.1. TÌNH HÌNH HUYĐỘNG VỐN

Vốn là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế, nên bất kỳ một tổ chức nào muốn hoạt động tốt đem lại hiệu quả kinh tế cao thìđiều trước tiên có nguồn vốn dồi dào.

NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo là một trong những đơn vị có nguồn vốn huy động thấp trong hệ thống NHNo & PTNT tỉnh Tiền Giang, việc tăng trưởng dư nợ phần lớn là nguồn điều hồ từ cấp trên. Vì vậy, trong thời gian tới đơn vị sẽ cố gắng trong việc tăng cường nguồn vốn tự lực tại địa phương, chú trọng đến những nguồn vốn có giá rẻ như khuyến khích mở và sử dụng tài khoản thanh toán, vận động nguồn tiền nhàn rỗi của các cơ quan tổ chức, nguồn vốn uỷ thác đầu tư…

Bảng1: Cơ cấu nguồn vốn của NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo qua 3 năm ( 2007-2009) ĐVT: Triệu đồng, % So sánh Năm Năm 2008 so với 2007 Năm 2009 so với 2008 Chỉ tiêu 2007 Tỷ trọng (%) 2008 Tỷ trọng (%) 2009 Tỷ trọng (%) Số tiền (+;-) % Số tiền (+;-) % Vốn huy động 157.357 46,53 300.143 82,33 312.586 76,19 142.786 90,74 13.826 4,6 Vốn điều chuyển 180.791 53,47 64.422 17,67 97.707 23,81 -116.369 -64,37 33.285 51,67 Tổng 338.148 100,00 364.565 100,00 410.293 100,00 26.417 7,81 45.728 12,54

4.1.1. Vốn huy động

Bảng 2 cho thấy tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng trưởng qua 3 năm. Cụ thể năm 2007 tổng nguồn vốn huy động là 157.357 triệu đồng đạt 103,06% kế hoạch giao. Đến năm 2008 tổng nguồn vốn huy động là 300.143 triệu đồng tăng so với năm 2007 là 90,74% tương đương với tăng 142.786 triệu đồng. Và năm 2009 con số này là 312.586 triệu đồng, tăng 4,6% so với năm 2008,tương đương với số tiền là 13.826 triệu đồng. Theo những số liệu vừa quan sát, có thể nhận thấy rằng nguồn vốn huy động của ngân hàng đều tăng qua các năm góp phần tăng nguồn vốn tự lực tại địa phương cũng như giảm áp lực sử dụng vốn điều chuyển của ngân hàng cấp trên. Sở dĩ đạt được kết quả như trên là do NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo đã nỗ lực đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn tại chỗ bằng nhiều hình thức như: phát hành kì phiếu dự thưởng mừng xuân Kỷ Sửu, tiết kiệm dự thưởng mừng ngày Quốc Tế Lao Động, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn dự thưởng, tiết kiệm dự thưởng mừng xuân Canh Dần…Bên cạnhđó, ngân hàng cũng đã đưa ra nhiều biện pháp hữu hiệu khác mà việc đa dạng hố các kì hạn tiền gửi là một trong số đó. Từ chỗ chỉ có kì hạn truyền thống như khơng kì hạn, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, lãnh lãi khiđáo hạn, Ngân hàngđãđưa ra các kì hạn mới như 1 tháng, 2 tháng, 4 tháng, 7 tháng... với kì hạn lãnh lãi hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm. Đặc biệt là hình thức tiết kiệm hưởng lãi bậc thang, đây là hình thức thu hút được nhiều khách hàng tham gia vì nó có nhiều chương trình thú vị như rút thăm trúng thưởng với những món q có giá trị.

Ngồi ra, ngân hàng cũng đổi mới phong cách phục vụ, lịch sự, tạo sự thoải mái cho khách hàng đến giao dịch, xử lý nhanh chóng chính xác chứng từ máy tính cũng như trong kiểm đếm tạo được uy tín đối với khách hàng. Khách hàng ngày càng nhận được nhiều tiện ích mà Ngân hàng cung cấp nên lượng khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều. Vì vậy vốn huy động tại chi nhánh ngày càng tăng.

GVHD: Th.S Nguyễn Phạm Thanh Nam 40 SVTH: Phạm Thị Kim Ngân

Bảng 2: Vốn huy động của NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo qua 3 năm (2007-2009)

ĐVT: Triệu đồng, %

Nguồn: Phịng tín dụng

So sánh

Năm Năm 2008 so với

2007 Năm 2009 so với 2008 Chỉ tiêu 2007 Tỷ trọng (%) 2008 Tỷ trọng (%) 2009 Tỷ trọng (%) Số tiền (+;-) % Số tiền (+;-) %

1. Tiền gởi không kì hạn 15.907 10,11 31.946 10,69 23.678 7,57 16.039 100,82 -8.268 -25,88

2. Tiền gởi kì hạn dưới 12 tháng 44.687 28,40 226.188 75,71 245.925 78,67 181.501 406,16 19.737 8,72 3. Tiền gởi kì hạn từ 12 tháng

trở lên 96.763 61,49 42.009 13,60 42.983 13,76 -54.754 -56,58 974 2,31

0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 1. Tiền gởi khơng kì hạn 2. Tiền gởi kì hạn dưới 12 tháng 3. Tiền gởi kì hạn từ 12 tháng trở lên T ri ệ u đ ồ n g 2007 2008 2009

Hình 5: Tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo qua ba năm (2007-2009)

4.1.1.1. Tiền gửi tiết kiệm khơng kì hạn

Căn cứ vào số liệu từ bảng 3 cho thấy, lượng tiền gởi tiết kiệm khơng kì hạn của khách hàng gởi vào ngân hàng luôn chiếm tỉ lệ thấp hơn so với các loại tiền gửi khác. Nguyên nhân do tiền gửi khơng kì hạn là loại tiền không phải để dành, mà là loại tiền gửi chủ yếu phục vụ nhu cầu giao dịch trong thanh toán nên lãi suất rất thấp. Khách hàng có thể rút tiền bất kì lúc nào để đảm bảo thanh tốn thuận lợi. Nguồn tiền gửi khơng kì hạn tại NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo chủ yếu là tiền gửi Kho bạc, tiền gửi Bảo Hiểm Xã Hội, tiền gửi Quỹ Tín Dụng Nhân Dân.... chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng lượng tiền gửi tiết kiệm khơng kì hạn.

Nguồn tiền gửi khơng kì hạn gửi vào NHNo & PTNT Chợ Gạo từ năm 2007- 2009 có biến động khá rõ rệt. Năm 2007, loại tiền gửi khơng kì hạn gửi vào ngân hàng là 15.907 triệu đồng, chiếm 10,11% trên tổng nguồn vốn huy động. Trong năm 2008, lượng tiền gửi khơng kì hạn vào ngân hàng là 31.946 triệu đồng, chiếm tỉ lệ 10,69% trên tổng nguồn vốn huy động, tăng vọt với tỉ lệ 100,82% tương ứng tăng 16.039 triệu đồng. Đến năm 2009, lượng tiền gửi này lại giảm 8.268 triệu đồng chỉ còn 23.678 triệu đồng.

Nguyên nhân dẫn đến sự biến động này chính là nguồn tiền gửi mà ngân hàng thu hút được trong năm phần lớn là tiền đền bù cho người dân trong dự án nạo

vét tuyến kênh Xuân Hoà và cải tạo nâng cấp quốc lộ 50. Trong thời gian đầu, người dân dùng số tiền nhàn rỗi này gửi vào ngân hàng khiến nguồn vốn huy động trong ngân hàng tăng vọt như đã phân tích. Tuy nhiên, qua một thời gian, khách hàng cần sử dụng nguồn vốn này để ổn định cuộc sống và chi dùng cá nhân nên lần lượt rút nguồn tiền đã gửi ra dẫn đến tình trạng nguồn tiền gửi tiết kiệm khơng kì hạn tại ngân hàng giảm mạnh trong năm 2009.

Đối với loại tiền gửi này, mặc dù tỉ trọng không cao nhưng cũng nên tiếp tục đẩy mạnh việc thu hút bởi vì đây là nguồn vốn giá rẻ, lãi suất thấp nên hạn chế được áp lực cho ngân hàng, giúp ngân hàng đạt được hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của mình.

4.1.1.2. Tiền gửi tiết kiệm kì hạn dưới 12 tháng

Lượng tiền gửi tiết kiệm có kì hạn dưới 12 thángchiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng và nguồn tiền này liên tục tăng từ năm 2007 đến năm 2009.Cơ cấu nguồn vốn huy động có xu hướng chuyển dịch từ tiền gửi khơng kì hạn sang tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng. Cụ thể là năm 2007, lượng tiền này là 44.687 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 28,40% trên tổng nguồn vốn huy động nhưng đến năm 2008, con số này đã là 226.188 triệu đồng chiếm tỉ trọng 75,71% trên tổng nguồn vốn huy động, tăng 406,16% so với năm 2007 tương ứng tăng 181.501 triệu đồng. Năm 2009, lượng tiền gửi tiết kiệm có kì hạn dưới 12 tháng là 245.925 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 78,67% trên tổng nguồn vốn huy động.

Tiền gửi tiết kiệm tăng trưởng qua 3 năm là do các doanh nghiệp và hộ gia đìnhlàm ăn có hiệu quả, thu nhập tăng lên nên lượng tiền tạm thời nhàn rỗi dùng để gửi vào ngân hàng. Loại tiền gửi này tương đối ổn định do khách hàng tạm thời khơng có nhu cầu sử dụng nguồn vốn này. Tuy nhiên, mức lãi suấthuyđộng khá cao khiến ngân hàng gặp nhiều áp lực về lãi suất trong cơng việc kinh doanh của mình.

4.1.1.3. Tiền gửi tiết kiệm kì hạn từ 12 tháng trở lên:

Đây cũng là một trong những loại tiền gửi chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2007, tiền gửi có kì hạn từ 12 tháng trở lên là 96.763 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 61,49% trên tổng nguồn vốn huy động. Đến năm 2008, con số này là 42.009 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 13,60% trên tổng nguồn vốn huy

động, tương đương giảm 54.754 triệu đồng, tỉ lệ giảm là 56,58%. Năm 2009, loại tiền gửi này chiếm tỉ trọng 13,76% trên tổng nguồn vốn huy động, tương đương 42.983 triệu đồng, tăng 2,31% so với năm 2008, tương ứng tăng 974 triệu đồng.

Năm 2008, nguồn tiền gửi có kì hạn từ 12 tháng trở lên xảy ra tình trạng giảm mạnh so với năm 2007 chủ yếu là do nguyên nhân chuyển dịch cơ cấu tiền gửi, tập trung vào loại tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng. Vào thời điểm này, tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng có lãi suất khá cao, thêm vào đó, thời hạn gửi khơng q dài nên tính thanh khoản của loại tiền gửi này tương đối tốt hơn loại tiền gửi có kì hạn từ 12 tháng trở lên. Mặt khác, vào những tháng đầu năm 2008, tỉ lệ lạm phát khá cao nên người dân không muốn để tiền trong ngân hàng quá lâu để tránh rủi ro do trượt giá. Cũng vì những nguyên nhân này nên đến năm 2009, khi nền kinh tế bắt đầu ổn định trở lại thì loại tiền gửi có kì hạn từ 12 tháng trở lên cũng bắt đầu tăng nhẹ.

Nguồn vốn huy động của ngân hàng tuy được cải thiện dần qua các năm nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu cho vay của ngân hàng, NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo vẫn phải sử dụng nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên. Vì vậy, mục tiêu huy động vốn trong năm 2010 là mục tiêu quan trọng hàngđầu để đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân, đặc biệt là trong thời gian này công tácđền bù cho người dânđể thi cơng cơng trình mở rộng và nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạođangđược triển khai thực hiện.

4.1.2. Vốn đi vay và vốn điều chuyển

Khi vốn huy động không đáp ứng đủ thì chi nhánh phải đi vay thêm của ngân hàng nhà nước, hội sở chính và các tổ chức tín dụng khác. Mặc dù đã cố gắng đẩy mạnh hoạt động thu hút nguồn vốn huy động tại địa phương nhưng NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng trên địa bàn huyện.Chính vì lẽ đó, NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo phải sử dụng nguồn vốn khá lớn từ ngân hàng cấp trên (NHNo & PTNT Tiền Giang). Từ năm 2007 đến nay, NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo khơng có vay vốn của các tổ chức

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nn và ptnt chi nhánh huyện chợ gạo (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)