MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nn và ptnt chi nhánh huyện chợ gạo (Trang 69 - 73)

CHƯƠNG 3 : KHÁI QUÁT VỀ NHNo & PTNT HUYỆN CHỢ GẠO

5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN

DỤNG

Để hoạt động tín dụng của Ngân hàng đạt hiệu quả thì Ngân hàng cần áp dụng một số biện pháp sau:

- Tập trung đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao tay nghề và kỹ thuật nghiệp vụ đủ đáp ứng yêu cầu hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng. Các đơn vị phải thường xuyên tập huấn lại cho cán bộ, công nhân viên các cơ chế, quy chế, chế độ NHNo & PTNT Việt Nam mới ban hành cũng như văn bản pháp luật của Nhà nước. Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực cả về phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ và phong cách làm việc.

- Nâng cao chất lượng, khả năng phân tích tài chính, thẩm định dự án của cán bộ tín dụng để đảm bảo cán bộ tín dụng có khả năng xác định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

- Điều chỉnh lại cơ cấu dư nợ cho phù hợp với đặc điểm kinh tế ở địa phương, phấn đấu nâng số dư nợ trong các ngành tiểu thủ công nghiệp, thương mại- dịch vụ nhằm mở rộng đối tượngkhách hàng vay, mở rộng hoạt động kinhdoanh của ngân hàng.

- Giao chỉ tiêu dư nợ, nợ quá hạn, kiểm tra sử dụng vốn cho cán bộ tín dụng phù hợp với từng thời kỳ. Trong những thời điểm khác nhau, nhu cầu vay vốn của khách hàng cũng khác nhau. Vì vậy, việc đặt ra chỉ tiêu phù hợp cho cán bộ tín dụng là yêu cầu cần thiết để cán bộ tín dụng có thể quan tâm sâu sát đến các món vay của khách hàng nhằm giải quyết kịp thời những tình huống phát sinh, đảm bảo nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng.

- Tăng cường củng cố tổ liên danh vay vốn, thay đổi những tổ hoạt động yếu kém. Mỗi tổ liên danh vay vốn phải có tổ trưởng đứng ra hướng dẫn tổ viên làm hồ sơvay vốn cũng như đôn đốc, nhắc nhở tổ viên đóng lãi và trả nợ gốc khi đến hạn.Từ đó làm giảm áp lực công việc cho cán bộ Ngân hàng, hạn chế những sai sót trong cơng tác tín dụng, giảm thiểu rủi ro, theo đó, chất lượng tín dụng cũng được nâng cao.

- Tăng trưởng dư nợ phải gắn với nâng cao chất lượng tín dụng; tăng cường cơng tác kiểm tra chun đề tín dụng, bảo đảm an tồn vốn, kiểm sốt mức tăng trưởng tín dụng trong phạm vi kế hoạch và mức tăng trưởng nguồn vốn.

- Nông thôn là thị trường chính và nơng dân là khách hàng chủ yếu liên quan trực tiếp đến việc tạo ra lợi nhuận của Ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng cần tiếp tục giữ vững và phát triển thị trường, thị phần khu vực nông nghiệp, nông thôn thông qua việc cho vay đối với hộ sản xuất để chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển ngành nghề dịch vụ, phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

- Huy động vốn cũng là một trong những mục tiêu quan trọng của Ngân hàng, Ngân hàng phải tăng cường nguồn vốn huy động để đảm bảo nguồn vốn tự lực tại địa phương, không phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên. Muốn thực hiện được mục tiêu trên Ngân hàng phải có chính sách hợp lí, cụ thể nhằm khai thác tiềm năng về vốn. Một số biện pháp như sau:

+ Lãi suất huy động phải thực sự hấp dẫn người dân, ln giữ nó ở mức tương đối ổn định, không nên thay đổi nhiều lần trong năm để người dân yên tâm gửi tiền vào Ngân hàng.

+ Đa dạng hố các hình thức huy động như: tiết kiệm bằng Việt Nam đồng được đảm bảo bằng vàng, tiết kiệm bằng vàng, tiết kiệm gửi góp,tiết kiệm bằng ngoại tệ...

- Muốn tăng doanh số cho vay Ngân hàng có thể điều chỉnh giảm mức lãi suất xuống sẽ kích thích được nhu cầu vay vốn của khách hàng, đặc biệt là các khách hàng tham gia sản xuất nơng nghiệp, vì đa số các khách hàng này có thu nhập thấp và thường xuyên thiếu vốn để sản xuất. Do đó, Ngân hàng cần giữ mối quan hệ tốt đối với những khách hàng truyền thống, chú trọng phân tích kinh tế, phân tích khách hàng đang có quan hệ tín dụng để đáp ứng nhu cầu vay vốn hoặc hạn chế, hay chấm dứt quan hệ tín dụng.

- Mở rộng hoạt động cho vay, đa dạng hoá các loại hình cho vay ngắn hạn. Bên cạnh khách hàng truyền thống là hộ nông dân, ngân hàng cũng nên đẩy mạnh thu hút khách hàng thuộc các thành phần kinh doanh trên các ngành nghề.

-Thường xuyên cơ cấu lại mức cho vay phù hợp với chi phí thực tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn sản xuất của khách hàng, tránh tình trạng

nguồn vốn vay cách biệt quá xa với chi phí thực tế cần sử dụng, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng

- Thủ tục cho vay cần được đơn giản hóa. Vấn đề thủ tục là một trong những vấn đề gây khó khăn cho nơng dân. Cán bộ tín dụng cần có sự hướng dẫn thủ tục rõ ràng, chính xác nhất là những hộ vay với phương thức vay trực tiếp để tránh những sai sót làm tăng chi phí cho vay của ngân hàng.

- Đa dạng các hình thức cho vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thành các thủ tục vay một cách nhanh nhất và tiện lợi nhất. Việc đa dạng các hình thức cho vay khiến cho khách hàng có nhiều chọn lựa phù hợp với nhu cầu vay vốn của mình. Như vậy, ngân hàng sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn và hiệu quả tín dụng cũng nâng cao hơn.

- Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng từ khi vay đến khi thu được nợ, khơng để xảy ra tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng từ đó ngân hàng mới nắm được những khó khăn mà khách hàng đang gặp phải để biện pháp tư vấn hỗ trợ giúp khách hàng vượt qua khó khăn. Thơng qua việc theo dõi quá trình sử dụng vốn của khách hàng, ngân hàng có thể nắm được tình hình tài chính của khách hàng, nếu thấy khách hàng có dấu hiệu khơng an tồn vốn vay như sản xuất kinh doanh không ổn định, thua lỗ, hàng hốứ đọng khó tiêu thụ, vay nợ ngân hàng nhiều hay vay nhiều ngân hàng thì ngân hàng cần rút từng phần hoặc toàn bộ dư nợ đối với khách hàng này.

- Đi đôi với việc tăng cường doanh số cho vay là công tác thu nợ, ngân hàng muốn hoạt động có hiệu quả thì cần phải có sự nỗ lực của cán bộ tín dụng trong việc phân loại, chấm điểm khách hàng, củng cố khách hàng truyền thống có uy tín đối với ngân hàng, tích cực thơng báo đơn đốc thu nợ đến hạn và quá hạn của khách hàng. Đối với những khách hàng khơng thanh tốn được nợ cho ngân hàng vì nguyên nhân bất khả kháng nhưng vẫn cịn khả năng sản xuất hay phương án kinh doanh có hiệu quả để khắc phục thì cán bộ tín dụng nên đề nghị xem xét cho gia hạn nợ hoặc có thể cho vay vốn tiếp để tăng cường sức mạnh tài chính cho khách hàng để họ khơi phục sản xuất và ngân hàng phải giám sát chặt chẽ những khách hàng này cho đến khi thu hồi được nợ. Nếu thấy khơng có khả năng thu

hồi nợ thì sẽ tiến hành thủ tục khởi kiện để phát mãi tài sản thế chấp để thu nợ giúp ngân hàng bảo toàn nguồn vốn hoạt động.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nn và ptnt chi nhánh huyện chợ gạo (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)