Vốn huy động

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nn và ptnt chi nhánh huyện chợ gạo (Trang 39)

CHƯƠNG 3 : KHÁI QUÁT VỀ NHNo & PTNT HUYỆN CHỢ GẠO

4.1. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN

4.1.1. Vốn huy động

Bảng 2 cho thấy tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng trưởng qua 3 năm. Cụ thể năm 2007 tổng nguồn vốn huy động là 157.357 triệu đồng đạt 103,06% kế hoạch giao. Đến năm 2008 tổng nguồn vốn huy động là 300.143 triệu đồng tăng so với năm 2007 là 90,74% tương đương với tăng 142.786 triệu đồng. Và năm 2009 con số này là 312.586 triệu đồng, tăng 4,6% so với năm 2008,tương đương với số tiền là 13.826 triệu đồng. Theo những số liệu vừa quan sát, có thể nhận thấy rằng nguồn vốn huy động của ngân hàng đều tăng qua các năm góp phần tăng nguồn vốn tự lực tại địa phương cũng như giảm áp lực sử dụng vốn điều chuyển của ngân hàng cấp trên. Sở dĩ đạt được kết quả như trên là do NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo đã nỗ lực đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn tại chỗ bằng nhiều hình thức như: phát hành kì phiếu dự thưởng mừng xuân Kỷ Sửu, tiết kiệm dự thưởng mừng ngày Quốc Tế Lao Động, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn dự thưởng, tiết kiệm dự thưởng mừng xuân Canh Dần…Bên cạnhđó, ngân hàng cũng đã đưa ra nhiều biện pháp hữu hiệu khác mà việc đa dạng hố các kì hạn tiền gửi là một trong số đó. Từ chỗ chỉ có kì hạn truyền thống như khơng kì hạn, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, lãnh lãi khiđáo hạn, Ngân hàngđãđưa ra các kì hạn mới như 1 tháng, 2 tháng, 4 tháng, 7 tháng... với kì hạn lãnh lãi hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm. Đặc biệt là hình thức tiết kiệm hưởng lãi bậc thang, đây là hình thức thu hút được nhiều khách hàng tham gia vì nó có nhiều chương trình thú vị như rút thăm trúng thưởng với những món q có giá trị.

Ngồi ra, ngân hàng cũng đổi mới phong cách phục vụ, lịch sự, tạo sự thoải mái cho khách hàng đến giao dịch, xử lý nhanh chóng chính xác chứng từ máy tính cũng như trong kiểm đếm tạo được uy tín đối với khách hàng. Khách hàng ngày càng nhận được nhiều tiện ích mà Ngân hàng cung cấp nên lượng khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều. Vì vậy vốn huy động tại chi nhánh ngày càng tăng.

GVHD: Th.S Nguyễn Phạm Thanh Nam 40 SVTH: Phạm Thị Kim Ngân

Bảng 2: Vốn huy động của NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo qua 3 năm (2007-2009)

ĐVT: Triệu đồng, %

Nguồn: Phịng tín dụng

So sánh

Năm Năm 2008 so với

2007 Năm 2009 so với 2008 Chỉ tiêu 2007 Tỷ trọng (%) 2008 Tỷ trọng (%) 2009 Tỷ trọng (%) Số tiền (+;-) % Số tiền (+;-) %

1. Tiền gởi khơng kì hạn 15.907 10,11 31.946 10,69 23.678 7,57 16.039 100,82 -8.268 -25,88

2. Tiền gởi kì hạn dưới 12 tháng 44.687 28,40 226.188 75,71 245.925 78,67 181.501 406,16 19.737 8,72 3. Tiền gởi kì hạn từ 12 tháng

trở lên 96.763 61,49 42.009 13,60 42.983 13,76 -54.754 -56,58 974 2,31

0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 1. Tiền gởi khơng kì hạn 2. Tiền gởi kì hạn dưới 12 tháng 3. Tiền gởi kì hạn từ 12 tháng trở lên T ri ệ u đ ồ n g 2007 2008 2009

Hình 5: Tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo qua ba năm (2007-2009)

4.1.1.1. Tiền gửi tiết kiệm khơng kì hạn

Căn cứ vào số liệu từ bảng 3 cho thấy, lượng tiền gởi tiết kiệm khơng kì hạn của khách hàng gởi vào ngân hàng luôn chiếm tỉ lệ thấp hơn so với các loại tiền gửi khác. Nguyên nhân do tiền gửi khơng kì hạn là loại tiền khơng phải để dành, mà là loại tiền gửi chủ yếu phục vụ nhu cầu giao dịch trong thanh toán nên lãi suất rất thấp. Khách hàng có thể rút tiền bất kì lúc nào để đảm bảo thanh toán thuận lợi. Nguồn tiền gửi khơng kì hạn tại NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo chủ yếu là tiền gửi Kho bạc, tiền gửi Bảo Hiểm Xã Hội, tiền gửi Quỹ Tín Dụng Nhân Dân.... chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng lượng tiền gửi tiết kiệm khơng kì hạn.

Nguồn tiền gửi khơng kì hạn gửi vào NHNo & PTNT Chợ Gạo từ năm 2007- 2009 có biến động khá rõ rệt. Năm 2007, loại tiền gửi khơng kì hạn gửi vào ngân hàng là 15.907 triệu đồng, chiếm 10,11% trên tổng nguồn vốn huy động. Trong năm 2008, lượng tiền gửi không kì hạn vào ngân hàng là 31.946 triệu đồng, chiếm tỉ lệ 10,69% trên tổng nguồn vốn huy động, tăng vọt với tỉ lệ 100,82% tương ứng tăng 16.039 triệu đồng. Đến năm 2009, lượng tiền gửi này lại giảm 8.268 triệu đồng chỉ còn 23.678 triệu đồng.

Nguyên nhân dẫn đến sự biến động này chính là nguồn tiền gửi mà ngân hàng thu hút được trong năm phần lớn là tiền đền bù cho người dân trong dự án nạo

vét tuyến kênh Xuân Hoà và cải tạo nâng cấp quốc lộ 50. Trong thời gian đầu, người dân dùng số tiền nhàn rỗi này gửi vào ngân hàng khiến nguồn vốn huy động trong ngân hàng tăng vọt như đã phân tích. Tuy nhiên, qua một thời gian, khách hàng cần sử dụng nguồn vốn này để ổn định cuộc sống và chi dùng cá nhân nên lần lượt rút nguồn tiền đã gửi ra dẫn đến tình trạng nguồn tiền gửi tiết kiệm khơng kì hạn tại ngân hàng giảm mạnh trong năm 2009.

Đối với loại tiền gửi này, mặc dù tỉ trọng không cao nhưng cũng nên tiếp tục đẩy mạnh việc thu hút bởi vì đây là nguồn vốn giá rẻ, lãi suất thấp nên hạn chế được áp lực cho ngân hàng, giúp ngân hàng đạt được hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của mình.

4.1.1.2. Tiền gửi tiết kiệm kì hạn dưới 12 tháng

Lượng tiền gửi tiết kiệm có kì hạn dưới 12 thángchiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng và nguồn tiền này liên tục tăng từ năm 2007 đến năm 2009.Cơ cấu nguồn vốn huy động có xu hướng chuyển dịch từ tiền gửi khơng kì hạn sang tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng. Cụ thể là năm 2007, lượng tiền này là 44.687 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 28,40% trên tổng nguồn vốn huy động nhưng đến năm 2008, con số này đã là 226.188 triệu đồng chiếm tỉ trọng 75,71% trên tổng nguồn vốn huy động, tăng 406,16% so với năm 2007 tương ứng tăng 181.501 triệu đồng. Năm 2009, lượng tiền gửi tiết kiệm có kì hạn dưới 12 tháng là 245.925 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 78,67% trên tổng nguồn vốn huy động.

Tiền gửi tiết kiệm tăng trưởng qua 3 năm là do các doanh nghiệp và hộ gia đìnhlàm ăn có hiệu quả, thu nhập tăng lên nên lượng tiền tạm thời nhàn rỗi dùng để gửi vào ngân hàng. Loại tiền gửi này tương đối ổn định do khách hàng tạm thời khơng có nhu cầu sử dụng nguồn vốn này. Tuy nhiên, mức lãi suấthuyđộng khá cao khiến ngân hàng gặp nhiều áp lực về lãi suất trong cơng việc kinh doanh của mình.

4.1.1.3. Tiền gửi tiết kiệm kì hạn từ 12 tháng trở lên:

Đây cũng là một trong những loại tiền gửi chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2007, tiền gửi có kì hạn từ 12 tháng trở lên là 96.763 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 61,49% trên tổng nguồn vốn huy động. Đến năm 2008, con số này là 42.009 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 13,60% trên tổng nguồn vốn huy

động, tương đương giảm 54.754 triệu đồng, tỉ lệ giảm là 56,58%. Năm 2009, loại tiền gửi này chiếm tỉ trọng 13,76% trên tổng nguồn vốn huy động, tương đương 42.983 triệu đồng, tăng 2,31% so với năm 2008, tương ứng tăng 974 triệu đồng.

Năm 2008, nguồn tiền gửi có kì hạn từ 12 tháng trở lên xảy ra tình trạng giảm mạnh so với năm 2007 chủ yếu là do nguyên nhân chuyển dịch cơ cấu tiền gửi, tập trung vào loại tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng. Vào thời điểm này, tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng có lãi suất khá cao, thêm vào đó, thời hạn gửi khơng q dài nên tính thanh khoản của loại tiền gửi này tương đối tốt hơn loại tiền gửi có kì hạn từ 12 tháng trở lên. Mặt khác, vào những tháng đầu năm 2008, tỉ lệ lạm phát khá cao nên người dân không muốn để tiền trong ngân hàng quá lâu để tránh rủi ro do trượt giá. Cũng vì những nguyên nhân này nên đến năm 2009, khi nền kinh tế bắt đầu ổn định trở lại thì loại tiền gửi có kì hạn từ 12 tháng trở lên cũng bắt đầu tăng nhẹ.

Nguồn vốn huy động của ngân hàng tuy được cải thiện dần qua các năm nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu cho vay của ngân hàng, NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo vẫn phải sử dụng nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên. Vì vậy, mục tiêu huy động vốn trong năm 2010 là mục tiêu quan trọng hàngđầu để đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân, đặc biệt là trong thời gian này cơng tácđền bù cho người dânđể thi cơng cơng trình mở rộng và nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạođangđược triển khai thực hiện.

4.1.2. Vốn đi vay và vốn điều chuyển

Khi vốn huy động khơng đáp ứng đủ thì chi nhánh phải đi vay thêm của ngân hàng nhà nước, hội sở chính và các tổ chức tín dụng khác. Mặc dù đã cố gắng đẩy mạnh hoạt động thu hút nguồn vốn huy động tại địa phương nhưng NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng trên địa bàn huyện.Chính vì lẽ đó, NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo phải sử dụng nguồn vốn khá lớn từ ngân hàng cấp trên (NHNo & PTNT Tiền Giang). Từ năm 2007 đến nay, NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo khơng có vay vốn của các tổ chức tín dụng khác do nguồn vốn điều chuyển đã đáp ứng đủ nhu cầu cho vay của ngân hàng.

Năm 2007, nguồn vốn điều chuyển đến NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo là 180.791 triệu đồng. Năm 2008, nguồn vốn điều chuyển là 64.422 triệu đồng,

giảm 64,37% so với năm 2007, tương ứng giảm 116.369 triệu đồng. Nguồn vốn điều chuyển giảm là một tín hiệu đáng mừng. Điều này có nghĩa là, nguồn vốn huy động tại địa phương của ngân hàng tăng lên, ngân hàng có thể đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu vay vốn của khách hàng, giảm được áp lực điều chuyển vốn từ ngân hàng cấp trên, tăng hiệu quả hoạt động tín dụng của mình. Năm 2008, nguồn vốn huy động tại địa phương của NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo tăng vọt đã góp phần đáng kể trong cơng tác cho vay của ngân hàng cũng như làm giảm nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên. Năm 2009, nguồn vốn điều chuyển là 97.707 triệu đồng, tăng 51,67% so với năm 2008, tương ứng tăng 33.285 triệu đồng.

Nguyên nhân khiến nguồn vốn điều chuyển trong năm 2009 của ngân hàng tăng lên là do nguồn vốn huy động của NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo bị sụt giảm do nhu cầu rút vốn của tổ chức và cá nhân. Bên cạnh đó, nhu cầu vay vốn năm 2009 của người dân tăng cao khiến ngân hàng thiếu hụt nguồn vốn cho vay nên phải tăng cường sử dụng nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên. Tuy nhiên, nguồn vốn điều chuyển của năm 2009 đã giảm đáng kể so với năm 2007 cho thấy nỗ lực của NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo trong công tác tự thu tựchi. Đây là một tín hiệu khả quan trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

4.2. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3NĂM (2007-2009) NĂM (2007-2009)

4.2.1. Khái quát về tình hình cho vay ngắn hạncủa ngân hàng 4.2.1.1. Doanh số cho vay ngắn hạn

Cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một Ngân hàng thương mại nào. Sự chuyển hoá từ vốn tiền gởi sang vốn tín dụng để bổ sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà cịn có ý nghĩa đối với bản thân Ngân hàng. Bởi vì nhờ cho vay tạo ra nguồn thu nhập cho Ngân hàng để từ đó bồi hồn lại tiền gửi cho khách hàng. Tuy nhiên hoạt động cho vay mang tính rủi ro lớn, vì vậy phải quản lý các khoản vay một cách chặt chẽ thì mới có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro.

GVHD: Th.S Nguyễn Phạm Thanh Nam 45 SVTH: Phạm Thị Kim Ngân

Bảng3: Tình hình hình cho vay của NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo qua 3 năm (2007-2009)

ĐVT: Triệu đồng, %

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh

2008 so với 2007 2009 so với 2008 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền (+;-) % Số tiền (+;-) %

Doanh số cho vay 369.209 100,00 421.392 100,00 474.007 100,00 52.183 14,13 52.615 12,49

Trong đó: ngắn hạn 282.622 76,55 341.429 81,02 388.616 81,99 58.807 20,81 47.187 13,82 Doanh số thu nợ 347.425 100,00 393.711 100,00 434.700 100,00 46.286 13,32 40.989 10,41 Trong đó: ngắn hạn 270.051 77,73 312.308 79,32 360.641 82,96 42.257 15,65 48.333 15,48 Dư nợ 322.290 100,00 349.971 100,00 389.278 100,00 27.681 8,59 39.307 11,23 Trong đó: ngắn hạn 197.807 61,38 225.938 64,56 254.038 65,26 28.131 14,22 28.100 12,44 Nợ xấu 933 100,00 3.442 100,00 5.895 100,00 2.509 268,92 2.453 71,27 Trong đó: ngắn hạn 526 56,38 2.432 70,66 1.622 27,51 1.906 362,36 -810 -33.31 Nguồn: Phịng tín dụng

0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 450000 2007 2008 2009 Năm T r iệ u đ n g

Doanh số cho vay

Doanh sốcho vay ngắn hạn của NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng doanh số cho vay. Từ số liệu của bảng3 cho thấy doanh số cho vay của ngân hàng tăng trưởng khá đều đặn qua 3 năm. Cụ thể, năm2007, doanh số cho vay của ngân hàng là 282.622 triệu đồng, chiếm 76,55% trên tổng doanh số cho vay, đến năm 2008, doanh số cho vay của ngân hàng là 341.429 triệu đồng, chiếm 81,02% tổng doanh số cho vay, tăng 20,81% so với năm 2007, tương ứng tăng 58.807triệu đồng. Năm 2009, doanh sốcho vay của ngân hàng là 388.616 triệu đồng, chiếm 81,99% tổng doanh số cho vay, tăng 13,82% so với năm 2008, tương đương tăng 47.187 triệu đồng.

Hình 6: Doanh số cho vayngắn hạncủa NHNo & PTNT huyện Chợ gạo qua 3 năm (2007-2009)

Doanh số cho vay liên tục tăng là do ngân hàng khơng ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, đẩy mạnh đa dạng hố các hình thức cho vay phù hợp với điều kiện của địa phương và định hướng kinh doanh của ngành. Năm 2009, Chính phủ có chương trình hỗtrợ lãi suất đối vớitổ chức và cá nhân vay vốn để sản xuất và kinh doanh theo quyết định 131/QĐ-TTg ngày 23/01/2009 nhằm giảm giá thành sản phẩm hàng hóa, duy trì sản xuất, kinh doanh và tạo việc làm, trong điều kiện nền kinh tế bị tác động của khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế thế giới. Mức lãi suất hỗ trợ là 4%/ năm. Thời gian hỗ trợ lãi suất từ 01/02/2009 – 31/122009. Cũng nhờ quyết định này của Chính phủ mà các tổ chức và cá nhân

0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 2007 2008 2009 Năm T r iệ u đ n g Doanh số thu nợ mạnh dạn vay vốn đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất, góp phần đẩy nhanh quá trình phục hồi nền kinh tế. Cũng vì thế nên doanh số cho vay của ngân hàng hồn tồn khơng bị sụt giảm do tình hình kinh tế thế giới suy giảm. Cũng chính vì vậy mà ngân hàng vẫn không bị ảnh hưởng lớn trong cuộc khủng hoảng và tiếp tục mục tiêuđẩy mạnh hoạt động kinh doanh, nâng cao chất lượng tín dụng.

Doanh số cho vay của ngân hàng tăng dần qua các năm chứng tỏ ngày càng có nhiều khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Đây là một tín hiệu tốt đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng càng phải quan tâm hơn nữa đến công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh, không chỉ mở rộng hoạt động cho vay mà cịn phải nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nn và ptnt chi nhánh huyện chợ gạo (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)