KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh tây tiền giang (Trang 26)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

3.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG

NHÁNH TÂY TIỀN GIANG

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển:

Chi nhánh Tây Tiền Giang có tiền thân là phịng giao dịch Cai Lậy được thành lập từ 01/5/1999 – 31/12/2001, sau đó là chi nhánh cấp 2 Tây Tiền Giang từ 01/01/2002 – 30/5/2006 trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Công thương Tiền Giang. Ngày 1/6/2006 Chi nhánh Tây Tiền Giang được nâng cấp lên thành Chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam theo Quyết định số

127/QĐ – BHĐQT - NHCT1 ngày 15/5/2006. Chi nhánh Tây Tiền Giang có trụ sở tại số 560 – Quốc lộ 1A, khu 5, thị trấn Cai Lậy, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Tên tiếng anh của Ngân hàng là Viet Nam bank for Industry and trade – Tien Giang West branch office, viết tắc là Vietinbank.

Với mục tiêu phục vụ phát triển mọi thành phần kinh tế NHCT – Chi nhánh Tây Tiền Giang theo phương châm: “ tin cậy – hiệu quả và an toàn ”, Ngân hàng

đã nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, từng bước áp dụng thành tựu khoa

học, cơng nghệ đa dạng các hình thức huy động vốn và cho vay nhằm thực hiện

các chương trình phát triển kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố hiện đại hố.

Ngân hàng giờ đây đã thực sự là người bạn đáng tin cậy của các doanh nghiệp, tư nhân, cá thể và hộ sản xuất trên địa bàn huyện, ngày càng khẳng định vị thế của mình trong quá trình đưa nền kinh tế của huyện phát triển bền vững

theo hướng cơng nghiệp hố hiện đại hố.

Sản phẩm của Ngân hàng gồm có :  Huy động vốn:

Thực hiện huy động vốn bao gồm cả nội tệ và ngoại tệ. Bao gồm các loại tiền gửi khơng kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm với lãi suất khác nhau.

Đối tượng bao gồm các dân cư, các tổ chức kinh tế và tổ chức xã hội. Các

 Các hoạt động tín dụng chính:

Cho vay ngắn, trung, dài hạn bằng VND và cả ngoại tệ cho cá nhân, các tổ chức kinh tế để kinh doanh, sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, các phương án sản xuất kinh doanh phục vụ đời sống khác, cho vay tiêu dùng.

Đối với doanh nghiệp, Vietinbank cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn sản

xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư và phát triển...

Cho vay theo chỉ định của Nhà nước và sự ủy thác của các tổ chức kinh tế

trong và ngoài nước.

Chiết khấu các chứng từ có giá khác.

 Tài trợ thương mại : Giới thiệu dịch vụ bảo lãnh tại chi nhánh nhằm mục đích hỗ trợ các cơng ty, doanh nghiệp trên địa bàn.

 Dịch vụ chứng khốn : mơi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng

khốn, tư vấn tài chính doanh nghiệp...

 Dịch vụ khác : Thực hiện chuyển tiền, kinh doanh ngoại tệ, chi trả kiều hối, dịch vụ Western Union, Money Transfer,…

3.1.2. Cơ cấu tổ chức và quản lí

Hiện tại, mơ hình tổ chức của chi nhánh gồm: Ban giám đốc và 06 phòng tổ nghiệp vụ với tổng số lao động là 35 người. Mạng lưới của Chi nhánh gồm một trụ sở chính và 01 phịng giao dịch.

Hình 1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC

( Nguồn: phòng khách hàng của NHCT – Chi nhánh Tây Tiền Giang )

Phòng kế tốn giao dịch Phịng tổ chức hành chánh Phịng tiền tệ, kho quỹ Tổ qn lí rủi ro Phịng giao dịch Cái Bè Phòng khách hàng Ban giám đốc

Chức năng của các phòng ban:

Bam giám đốc: Quản lý, điều hành chung mọi mặt hoạt động kinh

doanh của Chi nhánh. Hoạch định, xây dựng và quyết định các chính sách, chiến

lược kinh doanh. Xét duyệt cho vay và chịu trách nhiệm về các quyết định của

mình theo uỷ quyền của Ngân hàng Công thương Việt Nam.

 Phòng Khách hàng: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với

khách hàng là các doanh nghiệp và cá nhân, để khai thác nguồn vốn; thực hiện các biện pháp nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân.

 Phịng Kế tốn giao dịch: Thực hiện giao dịch trực tiếp với khách

hàng bao gồm các nghiệp vụ: cho vay, thu nợ, lãi, tiết kiệm, chuyển tiền…và các công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh. Xử lý hoạch toán các giao dịch và thực hiện tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm ngân hàng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến các nghiệp vụ thanh tốn. Thuộc phịng Kế tốn giao dịch cịn có bộ phận điện tốn., thực hiện công tác quản lý duy trì hệ thống thơng tin điện tốn tại chi nhánh, bảo trì, bảo dưỡng máy tính đảm bảo thơng suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh.

 Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện cơng tác tổ chức cán bộ và

đào tạo tại Chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định

của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh, thực hiện cơng tác bảo vệ, an ninh và an tồn Chi nhánh.

 Phòng Tiền tệ và kho quỹ: Thực hiện quản lý an toàn kho quỹ, quản

lý quỹ tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Công

thương Việt Nam. Ứng và thu tiền cho các Quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch

trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn.

 Tổ quản lý rủi ro: Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về công tác

đầu tư bảo đảm tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khác hàng. Thẩm định

hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của Ngân hàng Cơng thương Việt Nam.

 Phịng giao dịch Cái Bè: thực hiện các chức năng kinh doanh sau:

+ Nhận tiền gửi bằng Việt Nam và ngoại tệ của tổ chức, cá nhân;

+ Phát hành, thanh toán các giấy tờ có giá do ngân hàng TMCP Công

thương Việt Nam phát hành;

+ Chi trả kiều hối;

+ Dịch vụ thanh toán trong nước;

+ Phát hành thẻ ATM (E-Partner) và dịch vụ chi lương qua thẻ; + Các dịch vụ thanh toán khác do Ngân hàng Nhà nước qui định.

3.1.3. Khái quát về quy trình cho vay

(8)

(1) (2) (7)

(6)

(3)

(4) (5)

Hình 2 : QUI TRÌNH XÉT DUYỆT CHO VAY VÀ KÍ HỢP ĐỒNG

(Nguồn: phòng khách hàng của NHCT – Chi nhánh Tây Tiền Giang)

Bước 1: Khách hàng có nhu cầu vay vốn liên hệ gặp CBTD. Việc khách hàng có vay vốn hay không và được duyệt mức cho vay là bao nhiêu là cho phẩm chất đạo đức, trình độ chun mơn của CBTD và khả năng tài chính của khách hàng. Khách hàng Cán bộ tín dụng Trưởng, phó phịng tín dụng Giám đốc Phịng ngân quỹ Phịng kế toán

Bước 2: CBTD sau khi khi tiếp nhận hồ sơ vay, sẽ trực tiếp đến nơi cư trú

của hộ dân để khảo sát.

Vì Ngân hàng chưa có cán bộ thẩm định chuyên trách nên CBTD sẽ kiêm luôn việc thẩm định tài sản đảm bảo của hộ sản xuất cá nhân, chủ doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Việc thẩm định tài sản đảm bảo cụ thể là quyền sử dụng

đất, kiểm tra các tài sản hiện có (như vị trí của nhà ở, của quy mô doanh

nghiệp...) đã có văn bản hướng dẫn của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Tiền Giang nên

đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác thẩm định.

Việc khách hàng có được vay vốn hay khơng và được duyệt mức vay là bao nhiêu là phụ thuộc vào các yếu tố:

- Khách hàng phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. - Mục đích sử dụng vốn vay phải hợp pháp, được pháp luật cho phép. - Năng lực tài chính của khách hàng để thực hiện phương án.

- Khả năng trả nợ của khách hàng.

- Tính khả thi và hiệu quả của dự án, phương án vay vốn.

- Tài sản đảm bảo đủ điều kiện thế chấp và đủ đảm bảo cho nhu cầu vay vốn.

(Nếu Ngân hàng quyết định không cho vay, từ chối cho vay phải có văn bản nêu rõ lý do từ chối cho vay).

Bước 3: Sau khi hoàn tất, CBTD ghi rõ đề nghị mức cho vay, thời hạn trả

nợ, lãi suất để trình lên phó và trưởng phịng tín dụng xem xét. Nếu hồ sơ hợp lý,

trưởng phịng tín dụng ký xét duyệt mức cho vay, lãi suất, thời hạn cho vay. Nếu

hồ sơ khơng hợp lý thì trưởng phịng tín dụng đề nghị CBTD xem xét lại hồ sơ. Bước 4: Lãnh đạo phịng tín dụng xem xét hồ sơ vay vốn CBTD trình lên

sau đó quyết định đồng ý hay khơng đồng ý theo đề xuất của CBTD và ghi rõ ý

kiến của mình vào hồ sơ. Sau đó CBTD tiếp tục trình bộ hồ sơ lên giám đốc hoặc

phó giám đốc (phải được sự ủy quyền của giám đốc) để ký duyệt mức cho vay,

thời hạn, lãi suất cho vay.

Bước 5: CBTD nhận lại hồ sơ của khách hàng từ ban giám đốc và đưa cho

khách hàng đi công chứng tại phịng cơng chứng hoặc tại Ủy Ban Nhân Dân xã và đăng ký thế chấp tại phòng Tài Nguyên và Môi Trường của huyện theo quy định.

Bước 6: Phịng tín dụng chuyển hồ sơ đến phòng kế tốn, phịng kế toán

tiến hành lập phiếu chi (và ghi các nghiệp vụ vào sổ kế toán) để làm thủ tục giải ngân cho khách hàng.

Bước 7: Phịng kế tốn chuyển hồ sơ và các phiếu chi đã ký duyệt sang cho

phòng ngân quỹ để kế toán tiến hành giải ngân cho khách hàng.

Bước 8: Khách hàng đến phòng ngân quỹ để nhận tiền và thực hiện các thủ

tục theo quy định của ngân hàng.

3.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHCT – Chi nhánh Tây Tiền Giang qua 3 năm 2008 – 2010.

Ngân hàng muốn hoạt động có hiệu quả thì trước hết phải có nguồn vốn vững mạnh và biết sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả nhằm mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Lợi nhuận không chỉ là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt

động kinh doanh của Ngân hàng mà còn là chỉ tiêu chung nhất áp dụng cho mọi

chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Các ngân hàng luôn quan tâm

đến vấn đề làm thế nào để có thể đạt lợi nhuận cao nhất và có mức rủi ro thấp

nhất, đồng thời vẫn thực hiện được kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng. Cũng

như các Ngân hàng khác trong địa bàn, nhiều năm qua NHCT – Chi nhánh Tây Tiền Giang đã nổ lực không ngừng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.

Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHCT – CHI NHÁNH TÂY TIỀN GIANG QUA BA NĂM 2008 - 2010

Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền % 1. Doanh thu 43.753 48.731 72.477 4.978 11,38 23.746 48,73 Thu từ lãi 42.301 46.865 65.074 4.564 10,79 18.209 38,85 Thu ngoài lãi 1.452 1.866 7.403 414 28,51 5.537 296,73 2. Chi phí 39.243 43.024 64.256 3.781 9,63 21.232 49,35 3. Lợi nhuận 4.510 5.707 8.221 1.197 26,54 2.514 44,05

Dựa vào Bảng 1 - Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm (2008 – 2010) tại NHCT – Chi nhánh Tây Tiền Giang, nhìn chung doanh thu, chi phí, lợi nhuận

đều tăng. Cụ thể qua các năm như sau:

- Doanh thu:

Nhìn chung thu nhập của Ngân hàng đều tăng qua 3 năm (2008 – 2010) và

đạt ở mức khá. Năm 2009 doanh thu của Chi nhánh đạt 48.731 triệu đồng, tăng

4.978 triệu đồng so với năm 2008, tốc độ tăng là 11,38%. Sang năm 2010 mức thu nhập đã tăng 23.746 triệu đồng so với năm 2009 hay tăng với tốc độ là 48,73%. Nguyên nhân là do sự đóng góp của việc thu từ lãi và ngoài lãi tăng. Cụ thể như sau:

- Đối với thu từ lãi:

Tại NHCT – Chi nhánh Tây Tiền Giang, tín dụng vẫn là hoạt động kinh doanh chính do thu nhập tín dụng ln chiếm tỷ trọng trên 90% mà chủ yếu thông qua các khoản thu từ lãi cho vay. Năm 2009 thu từ lãi là 46.865 triệu đồng,

tăng 4.564 triệu đồng so với năm 2008, tốc độ tăng là 10,79%. Đến năm 2010

tiếp tục tăng là 18.209 triệu đồng so với năm 2009 hay tốc độ tăng là 38,85%. Có

được kết quả như vậy là do tình hình kinh tế, chính trị của huyện ổn định, tăng trưởng qua các năm và có bước phát triển tích cực tác động rất lớn đến hoạt động

kinh doanh của Ngân hàng cùng với sự quyết tâm của đội ngũ cán bộ nhân viên

ngân hàng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hơn nữa trong những năm gần đây Ngân hàng đã mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, giao chỉ tiêu về dư

nợ cho từng cán bộ tín dụng và trả lương căn cứ vào mức độ hoàn thành chỉ tiêu

đó, phịng giao dịch Cài Bè đi vào hoạt động giữa năm 2010 nên đã làm tăng thu

nhập từ lãi lên rất đáng kể. - Đối với thu ngoài lãi:

Tuy chiếm tỷ trọng thấp nhưng cũng góp phần tăng nguồn thu nhập cho Ngân hàng. Cụ thể, năm 2009 đạt 1.866 triệu đồng, tăng 414 triệu đồng so với

năm 2008, tốc độ tăng là 28,51%. Sang năm 2010 tăng 5.537 triệu đồng, tốc độ tăng là 296,73% so với năm 2009. Đạt được kết quả như thế là do Ngân hàng

thêm các sản phẩm dịch vụ vào phục vụ ngày càng đa dạng và phong phú như: các giao dịch thanh toán, mua bán ngoại tệ, dịch vụ thẻ ATM, thu phí bảo lãnh

ngân hàng...đã thu hút lượng lớn khách hàng tham gia giao dịch. Đặc biệt trong

năm 2010 khoản thu này tăng vượt bậc so với năm trước là do Ngân hàng đã mở

rộng qui mô, tu sửa lại khang trang hơn, các dịch vụ truyền thông như chi trả kiều hối, chuyển tiền và thanh toán phát triển nhanh, hay do Ngân hàng đã mở thêm dịch vụ thẻ ATM giữa năm 2010. Hơn nữa, trong năm Ngân hàng đã thực hiện cho vay chứng minh tài chính cho nhiều người dân nên làm tăng trưởng

đáng kể khoản thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ đã góp phần làm cho khoản thu này tăng lên nhanh chóng. Điều này chứng tỏ Ngân hàng cũng đã chú trọng và nâng cao các hoạt động dịch vụ cho khách hàng và thu hút ngày càng nhiều

khách hàng có uy tín đã làm cho hoạt động tín dụng thu từ lãi cho vay cũng như

thu ngoài lãi của Ngân hàng ngày càng tăng làm cho tổng thu nhập của Ngân hàng cũng tăng theo.

- Chi phí:

Cùng với sự tăng lên của doanh thu thì chi phí hoạt động của Ngân hàng

tăng lên liên tục qua các năm là tất yếu. Năm 2009 là 43.024 triệu đồng, tăng

3.781 triệu đồng so với năm 2008, tốc độ tăng là 9,63%. Sang năm 2010 chi phí là 64.256 triệu đồng tăng 21.232 triệu đồng so với năm 2009, tốc độ tăng là 49,35%. Việc chi phí tăng lên rất nhiều là để tập trung huy động vốn đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng nên Ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi để thu hút vốn nhàn rỗi trong dân cư làm tăng chi phí trả lãi tiền gửi; đặc biệt năm 2010 là năm biến

động của giá vàng, chính đều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý gửi tiền của người dân cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng lãi tiền gửi vì vậy chi

phí từ lãi cũng tăng lên đáng kể. Hơn nữa còn phải chi trả lãi từ nguồn vay hội sở với số lãi phải trả tương đối cao. Trong năm Ngân hàng phải chi cho việc chỉnh sửa, mở rộng qui mô để tạo điều kiện tốt cho cán bộ làm việc và tăng thêm niềm tin vững chắc trong lịng người dân nên làm tốc độ tăng chi phí cao hơn tốc độ

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh tây tiền giang (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)