CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
4.3. TÌNH HÌNH DOANH SỐ THU NỢ
4.3.2. Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế
Cũng như đã đề cập ở phần trên doanh số cho vay ngắn hạn có sự phân chia rõ rệt giữa các hộ gia đình – cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã nên doanh số thu nợ ngắn hạn từ các thành phần này có sự chênh lệch với nhau là điều tất nhiên.
Trong đó, hộ gia đình – cá nhân luôn chiếm một tỷ trọng cao và tăng qua các
Bảng 7: DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NHCT – CHI NHÁNH TÂY TIỀN GIANG QUA 3 NĂM TỪ 2008 ĐẾN 2010
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chênh lệch
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
2009/2008 2010/2009
Chỉ tiêu
Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền % Số tiền % Hộ gia đình, cá nhân 294.410 76,93 364.746 66,23 507.932 65,28 70.336 23,89 143.186 39,26
Doanh nghiệp 87.013 22,74 184.015 33,41 269.228 34,60 97.002 111,48 85.213 46,31
Hợp tác xã 1.292 0,33 2.000 0,36 944 0,12 708 54,80 (1.056) (52,80)
Tổng cộng 382.715 100 550.761 100 778.104 100 168.046 43,91 227.343 41,28
- Hộ gia đình, cá nhân:
Cũng như đã đề cập ở phần trên doanh số cho vay ngắn hạn hộ gia đình, cá nhân chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn cho nên doanh số thu nợ ngắn hạn từ các hộ này cao là điều tất yếu. Năm 2008 doanh số thu nợ ngắn hạn là 294.410 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 76,93%, năm 2009 đạt mức 364.746 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 66,23% trên tổng thu nợ, tăng 70.336 triệu đồng, tốc độ tăng là 23,89% so với năm 2008. Sang năm 2010 là 507.932 triệu đồng, tỷ trọng là 65,28%, tăng lên 143.186 triệu đồng so với năm 2009, tốc
độ tăng là 39,26%. Nhìn chung tỷ trọng đối với thành phần này có xu hướng
giảm nhẹ qua các năm, điều đó đã cho thấy Ngân hàng bắt đầu có sự phân tán nhẹ cho các thành phần kinh tế quan trọng. Trong những năm qua Ngân hàng
tăng cường công tác thu hồi nợ, hạn chế gia hạn nợ. Ngân hàng luôn quan tâm đến việc thu nợ đến hạn của khách hàng là hộ gia đình, cá nhân vì đây là đối tượng chính có nợ q hạn cao tại Ngân hàng (dễ dàng dẫn đến nợ xấu). Cán bộ
tín dụng ln làm tốt nhiệm vụ của mình từ khâu tiếp xúc khách hàng có nhu cầu vay vốn, thẩm định lại nhu cầu vay vốn của khách hàng xem có đúng với những gì đã trình bày trong đơn xin vay vốn hay không bằng việc trực tiếp xuống từng hộ để kiểm tra. Sau khi phát tiền vay cán bộ tín dụng vẫn tiếp tục kiểm tra khách hàng sử dụng vốn vay như thế nào. Nếu sử dụng sai mục đích thì Ngân hàng thu hồi nợ trước thời hạn đã ký kết trong hợp đồng tín dụng. Do thực hiện tốt công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay đã góp phần làm cho doanh số thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng trong 3 năm qua đều tăng.
- Doanh nghiệp:
Nhìn chung thu nợ ngắn hạn đối với thành phần này đều tăng qua các
năm. Năm 2009 doanh số thu nợ ngắn hạn là 184.015 triệu đồng, đạt tỷ trọng là
33,41%, tăng 97.002 triệu đồng, tốc độ tăng là 111,48% so với năm 2008. Sang
năm 2010 đạt mức 269.228 triệu đồng, tỷ trọng là 34,60%, tăng 85.213 triệu đồng với tốc độ tăng là 46,31% so với năm 2009. Qua các năm công tác thu nợ
ngắn hạn đối với thành phần là doanh nghiệp tương đối khả quan, và luôn có tỷ trọng gia tăng qua từng năm, điều này phản ánh được sự kinh doanh hiệu quả của
doanh nghiệp cũng như phản ánh công tác thẩm định vốn vay, lựa chọn, sàng lọc
khách hàng được cán bộ tín dụng làm khá tốt.
- Hợp tác xã:
Qua bảng số liệu ta thấy, thu nợ ngắn hạn đối với thành phần này giảm dần qua các năm. Năm 2008 là 1.292 triệu đồng, tỷ trọng 0,33%, năm 2009, đạt mức 2.000 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 0,36%, tăng 708 triệu đồng, tốc độ tăng là 54,80% so với năm 2008. Trong năm này hợp tác xã sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, bên cạnh cịn do cán bộ tín dụng ln giám sát, đơn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn nên dù doanh số cho vay ngắn hạn giảm nhưng thu nợ ngắn hạn thành phần này vẫn cao. Bước sang năm 2010, thu nợ ngắn hạn lại giảm khá nhiều so với cùng kì năm trước, trong năm này đạt mức 944 triệu đồng, tỷ trọng là 0,12%, giảm 1.056 triệu đồng so với năm 2009, tốc độ giảm là 52,80%. Điều này cũng dễ hiểu vì doanh số cho vay ngắn hạn giảm nên khoản thu nợ ngắn hạn cũng giảm theo.
4.3.3. Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế
Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế có sự chênh lệch với nhau qua từng năm nên doanh số thu nợ ngắn hạn cũng có sự khác biệt rõ nét.
Trong đó doanh số thu nợ ngắn hạn đối với công – thương nghiệp luôn chiếm tỷ cao và điều tăng, cịn lại nơng nghiệp – nông thôn, tiêu dùng, xây dựng cơ sở hạ
tầng và một vài ngành khác cũng có sự chênh lệch đáng kể với nhau qua các
Bảng 8: DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA NHCT – CHI NHÁNH TÂY TIỀN GIANG QUA 3 NĂM 2008 - 2010
Đơn vị tính: Triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo thống kê tín dụng nội tệ của ngân hàng năm 2008 – 2010)
Ghi chú: NN – TN: Nông nghiệp – Nông thôn CTN: Công thương nghiệp CSHT: Cơ sở hạ tầng
Chênh lệch
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
2009/2008 2010/2009
Chỉ tiêu
Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền % Số tiền %
CTN 346.658 90,58 515.199 93,54 700.329 90,00 168.541 48,62 185.130 35,93 Phục vụ NN - NT 23.206 6,06 16.705 3,03 15.008 1,93 (6.501) (28,01) (1.697) (10,16) Phục vụ tiêu dùng 10.623 2,78 13.091 2,38 55.826 7,17 2.468 23,23 42.735 326,45 Xây dựng CSHT 2.197 0,57 5.609 1,02 6.654 0,86 3.412 155,30 1.045 18,63 Ngành khác 31 0,01 157 0,03 287 0,04 126 406,45 130 82,80 Tổng cộng 382.715 100 550.761 100 778.104 100 168.046 43,91 227.343 41,28
- Công – thương nghiệp:
Ngành Công – Thương nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng. Đóng góp một phần lớn vào việc tăng lợi nhuận của Ngân hàng qua các năm. Cụ thể, năm 2008 là 346.658 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 90,58%, năm 2009 đạt mức 515.199 triệu đồng, chiếm tỷ trọng
93,54%, tăng 168.541 triệu đồng với tốc độ tăng là 48,62% so với năm 2008. Sang năm 2010 đạt mức 700.329 triệu đồng, tỷ trọng là 90,00%, tăng lên 185.130
triệu đồng, tốc độ tăng là 35,93% so với năm 2009. Nhìn chung tỷ trọng của ngành này tăng giảm không ổn định qua các năm, nhưng chênh lệch là rất nhỏ.
Trong thời gian vừa qua các doanh nghiệp, hộ kinh doanh loại hình này trên địa bàn huyện làm ăn có kết quả khả quan. Đồng thời đã mở rộng thêm cả về số
lượng lẫn qui mô, bên cạnh được sự hỗ trợ lãi suất theo định hướng phát triển
kinh tế huyện theo hướng đi lên công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Khách hàng quyết tâm không để nợ quá hạn, giữ gìn uy tín để có mối quan hệ vay vốn lâu dài với Ngân hàng.
- Nông nghiệp – Nông thôn:
Cho vay phục vụ Nông nghiệp – nông thơn có khoảng thu nợ ngắn hạn chiếm tương đối chỉ sau ngành Công – thương nghiệp. Qua bảng phân tích ta thấy doanh số thu nợ ngắn hạn ngành nông nghiệp có sự tăng giảm không ổn
định qua 3 năm. Cụ thể, năm 2009 thu nợ ngắn hạn là 16.705 triệu đồng, chiếm
tỷ trọng là 3,03%, giảm xuống 6.501 triệu đồng với tốc độ giảm là 28,01% so với
năm 2008. Điều này hợp lý vì doanh số cho vay ngắn hạn giảm nên thu nợ ngắn
hạn cũng giảm theo, nhưng so với doanh số cho vay ngắn hạn năm trước thì khoảng thu này vẫn lớn hơn, đây là một dấu hiệu tốt. Năm 2010 thu nợ ngắn hạn là 15.008 triệu đồng, tỷ trọng là 1,93%, giảm 1.697 triệu đồng, tốc độ giảm là 10,16% so với năm 2009. Ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn tăng nhưng doanh số thu nợ ngắn hạn lại giảm. Nguyên nhân là do trong năm 2010 tình hình kinh tế
trên địa bàn huyện gặp nhiều khó khăn, giá cả tăng cao và xăng dầu, phân bón,
thuốc trừ sâu, giá nhân cơng,…cũng tăng theo, dịch bệnh trên lúa phát triển trở lại mạnh, nhất là rầy nâu, giá lúa, giá cá sụt giảm trong thời gian dài, đặc biệt là vụ hè thu nông dân không tiêu thụ được lúa làm ảnh hưởng đến tình hình sản
xuất kinh doanh, làm ăn thua lỗ nên không trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng.
Ngoài ra, trước tình hình khó khăn như vậy nên Ngân hàng tiến hành gia hạn nợ
cho nhiều hộ nơng dân, do đó doanh số thu nợ giảm là điều hợp lý. Chính vì những lý do đó đã làm cho doanh số thu nợ ngắn hạn của ngành nông nghiệp – nông thôn giảm.
- Phục vụ tiêu dùng:
Cho vay phục vụ tiêu dùng có doanh số thu nợ ngắn hạn đều tăng qua các
năm. Doanh số cho vay ngắn hạn tăng nhanh chóng nên doanh số thu nợ ngắn hạn tăng nhanh cũng là điều tất yếu. Cụ thể, năm 2008 thu nợ ngắn hạn là 10.623 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 2,78%, năm 2009 là 12.091 triệu đồng, tỷ trọng 2,38%, tăng 2.468 triệu đồng, tăng với tốc độ 23,23% so với cùng kì năm 2008. Sang năm 2010 thu nợ ngắn hạn là 55.826 triệu đồng, tỷ trọng là 7,17%, tăng lên
42.735 triệu đồng, tăng 326,45% so với năm 2009.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng:
Năm 2008 là 2.197 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 0,57% tiếp tục tăng vào
năm 2009 là 5.609 triệu đồng, tăng lên 3.412 triệu đồng, tăng 155,30% so với cùng kì năm 2008. Sang năm 2010 doanh số thu nợ ngắn hạn là 6.654 triệu đồng, chiếm tỷ lệ là 0,86%, tăng 1.045 triệu đồng so với năm 2009, tốc độ tăng là 18,63%. Nhìn chung khoản thu từ nguồn này tương đối được bảo đảm tốt vì khách hàng thường là khách hàng truyền thống, uy tín và muốn tạo uy tín cho việc vay sau này và khoản thu từ ngành này còn thấp một phần vì nguồn vay của
khách hàng thường là dài hạn, vay ngắn hạn chủ yếu là bổ sung nguồn vốn lưu động bị thiếu hụt tạm thời.
- Ngành khác:
Còn đối với ngành khác doanh số thu nợ ngắn hạn cũng có sự tăng
trưởng đáng kể qua các năm. Năm 2009 thu nợ ngắn hạn được 157 triệu đồng, chiếm 0,03% trên tổng doanh số thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng, tăng 126 triệu
đồng, tốc độ tăng là 146,45% so với năm 2008. Đây là dấu hiệu tốt vì mới bước
qua tình hình lạm phát năm trước Ngân hàng đã không ngừng tăng cường hoạt
rất nhiều cho hoạt động tín dụng chính điều này đã làm cho nguồn thu trong năm
2009 tăng rất nhanh. Sang năm 2010 đạt mức thu là 287 triệu đồng, có tỷ trọng
chiếm 0,04%, tăng lên 130 triệu đồng với tốc độ tăng là 82,80% so với cùng kì
2009. Có được kết quả như vậy là do Ngân hàng ngày càng mở rộng chính sách
cho vay cầm cối các giấy tờ có giá vừa mang lại lợi nhuận cao mà ít rủi ro, hơn nữa việc tăng lên này còn là nhờ các hoạt động dịch vụ của Ngân hàng ngày càng nhiều, điều này là dấu hiệu tốt cho Ngân hàng, nhưng các hoạt động thấp trong thời gian tới Ngân hàng cần tăng ngành dịch vụ lên nữa vì thu từ dịch vụ là khoản thu an tồn khơng rủi ro và cũng khẳng định sự phát triển lớn mạnh của Ngân hàng.
Tóm lại: Nhìn chung doanh số thu nợ ngắn hạn các ngành nghề đạt khá tốt, tăng dần qua các năm, chỉ có ngành nơng nghiệp là có sự sụt giảm nhưng
khơng đáng lo ngại vì đây chỉ là tạm thời và chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh số
thu nợ của Ngân hàng. Sau khi cho vay hay giải ngân cho khách hàng là công tác thu hồi nợ nên cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm kiểm tra, kiểm sốt mục đích sử dụng vốn của khách hàng để đảm bảo các khoản nợ vay có thể thu hồi đủ và
đúng hạn đã ghi trong hợp đồng tín dụng. Song song với việc thu hồi nợ trong
hạn, Chi nhánh cũng đã đặc biệt quan tâm xử lý nợ đối với các khoản nợ có vấn
đề, đơn đốc khách hàng, thu dần các khoản nợ có khả năng thu hồi và đảm bảo được nguồn vốn hoạt động cho Chi nhánh. Điều này chứng tỏ người dân vay tiền
của Ngân hàng đã sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả, trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng, còn là nhờ vào sự nỗ lực rất lớn của Ban lãnh đạo chi nhánh
đặc biệt là cán bộ tín dụng, các cơ quan ban ngành giúp đỡ và nhờ Chi nhánh có
những chính sách thận trọng, lấy chất lượng tín dụng làm đầu mà không chạy theo doanh thu hay lợi nhuận.
4.4 TÌNH HÌNH DƯ NỢ
4.4.1. Dư nợ theo thời hạn tín dụng
Bảng 9: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THỜI GIAN QUA BA NĂM 2008– 2010
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chênh lệch
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu
Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 239.009 89,40 343.227 90,53 477.965 93,32 104.218 43,60 134.738 39,26
Trung, dài hạn 28.350 10,60 35.883 9,47 34.192 6,68 7.533 26,57 (1.691) (4,71)
Tổng cộng 267.359 100 379.110 100 512.157 100 111.751 41,80 133.047 35,09
Nếu doanh số cho vay phản ánh kết quả hoạt động tín dụng thì dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng. Dư nợ cho vay tại ngân hàng phản ánh mức
đầu tư vốn và liên quan trực tiếp đến việc tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Dư nợ
là kết quả có được từ diễn biến tình hình cho vay và thu nợ, nó thể hiện số vốn mà ngân hàng đã cho vay nhưng chưa thu hồi tại thời điểm báo cáo.
Từ bảng số liệu trên ta thấy số dư nợ liên tục tăng qua các năm từ năm
2008 đến 2010. Năm 2009 tổng dư nợ là 379.110 triệu đồng tăng 110.751 triệu đồng, tốc độ tăng là 41,80% so với năm 2008. Đến năm 2010, tổng dư nợ là
512.157 triệu đồng, tăng 113.047 triệu đồng, tăng là 35,09% so với năm 2009. Song song với sự tăng lên của dư nợ ngắn hạn thì dư nợ trung và dài hạn lại cũng có chiều hướng tăng giảm khơng đồng đều qua các năm.
Năm 2008 dư nợ ngắn hạn là 239.009 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 98,40% trên tổng dư nợ, năm 2009, mức dư nợ ngắn hạn đạt 343.227 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 90,53% trên tổng dư nợ, tăng 104.218 triệu đồng, tốc độ tăng là 43,60% so với năm 2008. Sang năm 2010 dư nợ ngắn hạn đạt 477.965 triệu
đồng, tỷ trọng là 93,32% tăng lên 134.738 triệu đồng so với năm 2009, tốc độ
tăng là 39,26%. Tổng dư nợ ngắn hạn tăng là do Ngân hàng tài trợ vốn lưu động
cho doanh nghiệp thu mua nguyên liệu chế biến, kinh doanh như lúa, gạo, mua vật tư xây dựng…trợ vốn ngắn hạn cho các hộ kinh doanh, sản xuất nhỏ lẻ (như bán tạp hóa trên địa bàn huyện), do dư nợ ngắn hạn của những năm trước chuyển sang, một phần là do trong sản xuất nơng nghiệp các món vay thường là ngắn hạn. Bên cạnh đó doanh số cho vay ngắn hạn tăng nhanh hơn doanh số thu nợ ngắn hạn nên tất yếu dẫn đến dư nợ ngắn hạn cũng tăng.
Nhìn chung tổng dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng luôn cao hơn dư nợ trung, dài hạn của Ngân hàng và luôn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Nguyên nhân là do Ngân hàng hoạt động trên địa bàn người dân kinh doanh sản xuất cá thể nhỏ…Nhưng bên cạnh đó dư nợ trung, dài hạn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ nhưng nó cũng đã góp phần trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơng nghiệp hố hiện đại hố để phát triển kinh tế địa phương.
4.4.2. Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế
Bảng 10: DƯ NỢ NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NHCT – CHI NHÁNH TÂY TIỀN GIANG